Doanh nghiệp Việt và hành trình giữ vững chuỗi cung ứng trong dịch COVID-19
Chủ động, linh hoạt ứng phó với từng diễn biến của dịch bệnh, duy trì mối liên kết chặt chẽ với người lao động, tính toán tăng tính tự chủ, đặc biệt là nguồn cung nguyên liệu… là các giải pháp căn cơ mà nhiều doanh nghiệp đã thực hiện để đảm bảo chuỗi cung ứng, vượt qua khó khăn trong dịch COVID-19.
Nhiều doanh nghiệp lấy người lao động làm trung tâm, động lực để thúc đẩy sản xuất. Ảnh: TTXVN.
Sáng tạo trong sản xuất và tăng tự chủ nguyên liệu
Làn sóng dịch COVID-19 bùng phát lần thứ 4 đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, và Tổng Công ty cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) cũng không ngoại lệ. Ông Bennet Neo, Tổng Giám đốc Sabeco cho biết, vào giai đoạn đỉnh dịch, Sabeco đã thực hiện “3 tại chỗ”. Hầu hết nhân viên đều làm việc tại nhà. Các cuộc họp để cập nhật tình hình COVID-19 được tổ chức hàng ngày, đảm bảo sự an toàn, tinh thần, sức khoẻ của hơn 13.000 nhân viên.
Đến nay, khoảng 72% nhân viên của Sabeco đã được tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19 và 82% đã tiêm 1 mũi. “Chúng tôi đảm bảo giữ công việc của nhân viên, không ai bị sa thải cũng như không cắt giảm lương. Trong giai đoạn khó khăn này, việc sản xuất, chuỗi cung ứng vẫn liên tục, suôn sẻ”, ông Bennet Neo nói.
Đại diện Sabeco chia sẻ thêm, Sabeco có hệ thống 26 nhà máy trên khắp Việt Nam, trong đó có 60 nhà kho được hỗ trợ bởi đội ngũ xe tải chở hàng chuyên nghiệp. Ngoài ra, Sabeco cũng sử dụng rất nhiều hệ thống vận chuyển bằng xe lửa cũng như tàu thuỷ.” Chính sự đa dạng về nhà máy bia, kho hàng đã giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi đo gián đoạn chuỗi cung ứng do tác động của dịch COVI-19″, Tổng giám đốc Sabeco nói.
Cũng là ngành chịu tác động mạnh mẽ do dịch COVID-19, nhưng dự kiến cả năm 2021, xuất khẩu dệt may Việt Nam có thể đạt 39 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2020.
Ông Vương Đức Anh, Chánh văn phòng Hội đồng Quản trị Tập đoàn Dệt may Việt Nam ( Vinatex) cho biết, 9 tháng năm 2021, Tập đoàn đã vượt 35% kế hoạch năm và phục hồi về mức trước khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát năm 2019, lợi nhuận năm 2021 dự kiến cao gấp trên 2 lần năm 2020 và có thể cao hơn nếu vừa qua khu vực may phía Nam của Tập đoàn không bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Bù lại, năm nay lĩnh vực sản xuất nguyên liệu đóng góp 60% hiệu quả của Tập đoàn.
“Ngay khi có chủ trương sản xuất “3 tại chỗ” và “một cung đường hai điểm đến” vào tháng 5/2021, Tập đoàn đã đánh giá khả năng thực hiện, qua đó xác định ngành may về cơ bản không thể áp dụng 3 tại chỗ do công nhân đông, cơ sở vật chất không đảm bảo an toàn khi bố trí ở lại, nếu bố trí ít thì cũng không giải quyết được đơn hàng. Do đó, tập đoàn tập trung vào ngành sợi – dệt có thể đáp ứng sản xuất “3 tại chỗ” đảm bảo được trên 80% sản lượng so với bình thường”, ông Vương Đức Anh cho hay.
Cùng với đó, lãnh đạo các doanh nghiệp của Tập đoàn đều xây dựng các phương án kinh doanh theo kịch bản bị cách ly theo chỉ thị 16, chỉ thị 15… Các phương án kinh doanh lựa chọn ưu tiên khách hàng, đơn hàng cần được bảo vệ, tổ chức các đơn hàng ngành sợi với sản lượng tối đa do ngành sợi đang có hiệu quả. Tổ chức cụm các doanh nghiệp sản xuất cùng loại mặt hàng để kịp thời chi viện cho nhau khi có mắt xích bị cách ly.
Lấy người lao động làm trung tâm
Video đang HOT
Ông Bùi Thế Chuyên, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Hoá chất Việt Nam (Vinachem) cho biết, dịch COVID-19 tác động tới các doanh nghiệp của Tập đoàn khá lớn. Cả tập đoàn có 13 doanh nghiệp tổ chức sản xuất “3 tại chỗ”, một cung đường hai điểm đến… Cùng với đó, các doanh nghiệp đều thành lập các Tổ công tác phục hồi sản xuất do người đứng đầu doanh nghiệp phụ trách để xây dựng và tổ chức thực hiện phương án sản xuất kinh doanh để đảm bảo cung ứng các hàng hóa không để thiếu hàng gây biến động thị trường đặc biệt là các đơn vị sản xuất nguyên liệu vật tư phòng chống dịch như nhóm sản phẩm hóa chất cơ bản, chất tẩy rửa, thuốc sát trùng, oxy… Bám sát sự chỉ đạo của các bộ ngành, cơ quan có thẩm quyền để tích cực tham gia điều tiết, bình ổn thị trường đối với các mặt hàng của Tập đoàn, đặc biệt là phân bón phục vụ nông nghiệp. Đồng thời, doanh nghiệp cũng tổ chức lại thị trường, lập lại chuỗi cung ứng bị đứt gãy do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
“Tính đến nay, tập đoàn đã có hơn 15.000 người lao động của các đơn vị thuộc tập đoàn được tiêm vaccine phòng chống dịch bệnh COVID-19, điều này giúp ổn định tâm lý của cán bộ công nhân viên, yên tâm tổ chức sản xuất cũng như tăng cường hiệu quả trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19″, ông Bùi Thế Chuyên cho hay.
Nhờ vậy, kết quả thực hiện sản xuất kinh doanh của toàn Tập đoàn Hóa chất Việt Nam năm 2021 duy trì được tăng trưởng khả quan. Giá trị sản xuất công nghiệp ước thực hiện đạt 47.180 tỷ đồng, tăng 25,5% so với thực hiện năm 2020, bằng 111,9% so với kế hoạch; Doanh thu ước thực hiện đạt 49.578 tỷ đồng tăng 20,4% so với thực hiện năm 2020, bằng 112,5% so với kế hoạch; Lợi nhuận ước thực hiện đạt 859,1 tỷ đồng.
Còn với ngành cần nhiều lao động như dệt may, ông Vương Đức Anh cho biết, Vinatex duy trì được đà phát triển là nhờ ưu tiên bảo toàn lực lượng lao động, duy trì vị trí trong chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu.
Một số đơn vị thuộc Vinatex ở phía Nam có tới 35.000 lao động, trong giai đoạn dịch diễn biến căng thẳng vào quý 3/2021, việc áp dụng “3 tại chỗ” khá khó khăn. Nhiều doanh nghiệp đã phải quyết định cho ngừng việc hẳn để đảm bảo an toàn, sau đó mới quay trở lại sản xuất.
“Nhờ các doanh nghiệp duy trì liên kết chặt chẽ với người lao động, hiện tại, tỷ lệ huy động lao động quay trở lại làm việc của toàn Tập đoàn đã đạt 95%. Tỷ lệ tiêm vaccine mũi 1 của toàn Vinatex đạt 90%, mũi 2 đạt 85%. Đây là những điểm hỗ trợ rất quan trọng giúp Tập đoàn đạt kết quả sản xuất kinh doanh tốt năm nay”, ông Vương Đức Anh cho hay.
Ông Ngô Khải Hoàn, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho biết, hoạt động sản xuất công nghiệp trong tháng 10/2021 và tháng 11/2021 đã có những dấu hiệu phục hồi so với tháng trước cũng như tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2020.
Đặc biệt, các ngành hàng xuất khẩu chủ lực như dệt may, da giày, điện tử được các hiệp hội, ngành hàng, doanh nghiệp dự báo sẽ có kim ngạch xuất khẩu trong năm 2021 tăng khá cao so với năm 2020 khi các doanh nghiệp dần được tiếp cận trở lại với nhiều đơn hàng quốc tế lớn.
Ngành ngân hàng đẩy mạnh kích cầu tín dụng cuối năm
Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 29/10, tăng trưởng tín dụng bất ngờ ghi nhận mức tăng 8,72% so với cuối năm 2020, cao hơn so với mức tăng 6,5% ở cùng kỳ năm trong bối cảnh làn sóng dịch COVID-19 lần thứ 4 tác động đến nhiều lĩnh vực, doanh nghiệp trong nhiều tháng.
Tuy vậy, tại TP Hồ Chí Minh là nơi chịu tác động nặng nề nhất trong đợt dịch vừa qua thì tín dụng phục hồi vẫn còn rất chậm.
Khách hàng giao dịch tại hội sở chính Vietcombank, 198 Trần Quang Khải, Hà Nội. Ảnh: Trần Việt/TTXVN
Phục hồi còn chậm
Báo cáo gần đây của Công ty cổ phần Chứng khoán SSI cho biết, với mức tăng trưởng tín dụng 8,72% đã có khoảng 77.700 tỷ đồng tín dụng mới được bổ sung cho nền kinh tế trong tháng 10, gần gấp đôi so với tháng 9.
Trong đó, lĩnh vực thương mại và dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất, với 34.900 tỷ đồng được cấp vay mới trong tháng 10 và lĩnh vực công nghiệp và xây dựng cũng được bổ sung 15.600 tỷ đồng. Dữ liệu cho thấy, tín dụng đã có mức tăng trưởng tích cực hơn so với kỳ vọng và thể hiện sự hồi phục của nền kinh tế sau giãn cách.
Theo ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc phụ trách Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP Hồ Chí Minh, tính đến cuối tháng 10/2021, tăng trưởng tín dụng trên địa bàn đạt khoảng 6,7%. Dù mức tăng này cao hơn so với cùng kỳ năm 2020, tuy nhiên so với tháng trước đó thì nhìn chung tín dụng trên địa bàn TP Hồ Chí Minh phục hồi vẫn còn khá chậm sau một tháng "mở cửa".
Mức tăng 6,7% trong 10 tháng, tín dụng ở TP Hồ Chí Minh cũng thấp hơn nhiều so với mức tăng tín dụng chung của cả nền kinh tế. Tuy vậy, với lịch sử tín dụng qua các năm, tăng trưởng tín dụng trên địa bàn TP Hồ Chí Minh được kỳ vọng sẽ phục hồi mạnh mẽ hơn trong 2 tháng cuối năm.
"Việc tín dụng ở TP Hồ Chí Minh tăng trưởng chậm không phải do các ngân hàng thiếu vốn. Ngành ngân hàng thành phố cam kết cung ứng đủ vốn cho nhu cầu phục hồi sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp. Thực tế, trong tháng 10, trên địa bàn ghi nhận nhiều hồ sơ đăng ký tín dụng phát sinh, nhưng đang trong quá trình thẩm định triển khai cho vay nên chưa được tính vào dư nợ tín dụng tháng. Với các tín hiệu gần đây, tăng trưởng tín dụng trên địa bàn thành phố sẽ phục hồi mạnh hơn trong 2 tháng cuối năm", ông Nguyễn Hoàng Minh cho biết.
Đại diện Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP Hồ Chí Minh cũng cho hay, hiện ngành ngân hàng thành phố đang tập trung triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp. Đặc biệt là triển khai hiệu quả Thông tư 14/2021/TT-NHNN ngày 7/9/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020 quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Ước tính, dư nợ hỗ trợ có thể lên tới 1 triệu tỷ đồng với 400.000 lượt doanh nghiệp trên địa bàn sẽ được hỗ trợ.
Song song đó, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP Hồ Chí Minh sẽ giám sát chặt chẽ việc giảm lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại, khi các ngân hàng đã đồng thuận giảm bình quân 1 điểm % trên dư nợ hiện hữu tính từ đầu tháng 7/2021 đến nay. Đây được xem là chính sách hỗ trợ rất thiết thực cho doanh nghiệp, vì giúp doanh nghiệp giảm được chi phí tài chính, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.
Tập trung hỗ trợ doanh nghiệp
Mới đây, trả lời chất vấn của đại biểu tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội XV, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, việc nới lỏng các điều kiện cấp tín dụng có thể làm giảm chất lượng tín dụng, gia tăng nợ xấu. Vì thế, cần cân nhắc hết sức kỹ lưỡng để tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng vẫn đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ và an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Tại TP Hồ Chí Minh, theo ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc phụ trách Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố cho rằng, trong điều kiện Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa nới lỏng điều kiện vay vốn, ngành ngân hàng thành phố đã trao đổi, thống nhất phương án xử lý đối với các phương án sản xuất kinh doanh không có tài sản thế chấp. Bởi, đây là một trong những điểm nghẽn lớn nhất khiến các doanh nghiệp chưa tiếp cận được với vốn tín dụng từ ngân hàng.
Cụ thể, thay vì cần tài sản thế chấp thường là bất động sản, người dân, doanh nghiệp có thể thế chấp dòng tiền bán hàng, cho ngân hàng quản lý nguồn thu... để làm cơ sở thu hồi nợ, tạo điều kiện cho ngân hàng thẩm định, giải ngân vốn tín dụng cho các phương án sản xuất kinh doanh.
Như vậy, chỉ cần người dân, doanh nghiệp có phương án sản xuất kinh doanh khả thi, minh bạch dòng tiền... thì khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng sẽ cao hơn. Đây được xem là giải pháp khá hiệu quả vừa đảm bảo cung ứng vốn cho doanh nghiệp, vừa đảm bảo tính pháp lý cho các hợp đồng cấp tín dụng của ngân hàng trong bối cảnh ngành này cũng đang đối mặt với rủi ro nợ xấu tăng cao.
Giải pháp này được ngành ngân hàng thành phố triển khai trong khuôn khổ chương trình kết nối doanh nghiệp - ngân hàng, để tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận với vốn tín dụng của ngân hàng một cách thuận lợi và ưu đãi nhất.
Về phía các ngân hàng thương mại, để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi sản xuất kinh doanh, nhiều ngân hàng đã tung các gói, chương trình ưu đãi nhằm kích cầu tín dụng trong giai đoạn này.
Chẳng hạn, tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Thương Tín (Sacombank), ngân hàng này đã dành nguồn vốn hơn 5.000 tỷ đồng hỗ trợ cho các doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh tham gia chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, với mức lãi suất ưu đãi chỉ từ 0,5-1,5%/năm.
Đồng thời, từ tháng 10, Sacombank triển khai nguồn vốn 20.000 tỷ đồng cho khách hàng doanh nghiệp vay vốn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh với lãi suất ưu đãi chỉ từ 4,5%/năm cho kỳ hạn vay đến 3 tháng, 5,5%/năm với thời hạn lên đến 6 tháng và từ 4%/năm dành cho doanh nghiệp xuất khẩu. Nguồn vốn được ngân hàng áp dụng đến hết ngày 31/12/2021.
Mới đây, Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) cũng đã dành 5.000 tỷ đồng và 150 triệu USD với mức cho vay với lãi suất từ 5,1%/năm đối với VND và 2%/năm đối với USD cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhu cầu bổ sung vốn lưu động, thời gian vay vốn lên đến 9 tháng tùy thuộc vào từng điều kiện cấp tín dụng.
Ngoài việc dành một lượng vốn với lãi suất ưu đãi để hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh sau đại dịch, ngân hàng này cũng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ; giảm lãi và giữ nguyên nhóm nợ; hạ lãi suất cho vay đối với các khách hàng bị ảnh hưởng theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Còn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB), đại diện ngân hàng cho biết, đã triển khai nhiều giải pháp gói giải pháp tài chính dành riêng cho nhóm khách hàng doanh nghiệp SME. Cụ thể, từ nay đến hết ngày 19/3/2022, SCB triển khai chương trình ưu đãi lãi vay dành cho các khách hàng tham gia sản phẩm "Vay vốn siêu tốc, phát lộc kinh doanh" với lãi suất ưu đãi, chỉ từ 6,99%/năm.
Các ngân hàng kỳ vọng, thông qua các gói kích cầu này, tăng trưởng tín dụng trên địa bàn TP Hồ Chí Minh sẽ phục hồi mạnh mẽ hơn trong 2 tháng cuối năm. Qua đó, giúp doanh nghiệp, người dân khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh nhanh chóng hơn sau thời gian dài "đóng băng" để phòng chống dịch.
Cần cơ chế hỗ trợ riêng cho 'đầu tàu' TP Hồ Chí Minh Dưới ảnh hưởng tiêu cực của làn sóng dịch COVID-19, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) TP Hồ Chí Minh quý III vừa qua ghi nhận con số thấp kỷ lục chưa từng có - âm 24,39%, cộng thêm nhiều lĩnh vực, nhiều ngành gãy đổ. Bước sang tháng 10, 11 dù hoạt động sản xuất công nghiệp, xuất khẩu... có tín...