Doanh nghiệp Việt sản xuất camera thông minh dùng hệ điều hành Android
Hai doanh nghiệp Việt Nam là VNPT và VP9 đã nghiên cứu được giải pháp và làm chủ công nghệ sản xuất thiết bị camera IP thông minh, đảm bảo an toàn thông tin cho người sử dụng. Đặc biệt VP9 đã sản xuất được camera thông minh tích hợp hệ điều hành Android.
Tại Hội nghị triển khai công tác năm 2019 của Bộ TT&TT mới đây, ông Nguyễn Đình Nam, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần VP9 Việt Nam cho biết, nghiên cứu và sản xuất thiết bị camera giám sát từ 2013 tới nay, nhờ sử dụng công nghệ nén hình ảnh độc quyền của VP9, các sản phẩm của công ty khắc phục những nhược điểm của các camera có xuất xứ Trung Quốc, cho chất lượng hình ảnh qua Internet/3G đạt chuẩn HD 720p, thậm chí HD 1080p.
Năm 2018, VP9 đã nghiên cứu ra thuật nén video mức độ cao và phát triển thành công camera Internet với chất lượng hình ảnh sắc nét khi truyền hình ảnh đi xa.
Đặc biệt là sản phẩm mới nhất của VP9 là camera tích hợp hệ điều hành Android, là camera đầu tiên trên thế giới có thể cài đặt được hàng triệu ứng dụng Android mở rộng. Sản phẩm này mở đầu thời đại của camera thông minh, thay thế camera thường, là sản phẩm quan trọng nhất trong của cách mạng Internet of Things.
Sản phẩm camera thông minh 6 trong 1 của VP9 cho phép người dùng phát triển và cài các ứng dụng Android thông minh như: Tự động nhận diện khuôn mặt, biển số xe, tự động phát hiện chuyển động.
Nhờ hình ảnh nét hơn nhìn trực tiếp, camera này có thể giải quyết được nhiều vấn đề quan trọng như: Cải thiện được an ninh xã hội nhờ các phần mềm tự động nhận dạng biển số và khuôn mặt. Giảm được áp lực giao thông vì trong công việc, mọi người sẽ thấy giao tiếp với nhau qua màn hình TV cỡ lớn cho hình ảnh đẹp hơn cả khi gặp mặt trực tiếp. Camera này sử dụng cho giáo dục từ xa sẽ trở nên không khác gì đến học ở lớp…
Ông Nam cho biết, thị trường công nghiệp ICT lớn và có nhiều doanh nghiệp tham gia, nhưng ít doanh nghiệp sở hữu được công nghệ lõi, chủ yếu là lắp ráp, nhưng VP9 đã làm chủ được công nghệ lõi. Khi chuyển sang công nghệ camera giám sát, VP9 đã tự thiết kế các kiến trúc sản phẩm, tự làm các phần mềm chạy trên thiết bị đó.
Một trong những sản phẩm cameera của VP9. Ảnh Internet
Video đang HOT
Ông Phạm Đức Long, Tổng giám đốc Tập đoàn VNPT cũng cho biết, trong năm 2019 VNPT cũng sẽ tiếp tục đẩy mạnh 1 số lĩnh vực như: Nghiên cứu các giải pháp phát triển hệ sinh thái IoT do VNPT như nông nghiệp thông minh và giao thông thông minh hoàn toàn sử dụng trên nền tảng do VNPT tự phát triển. VNPT cũng đã nghiên cứu và hoàn thiện giải pháp camera giám sát bảo mật, cuối năm sẽ đưa ra sản phẩm IP camera an toàn theo chương trình trọng điểm quốc gia, đồng thời sẽ sản xuất thiết bị băng rộng không dây WiFi công nghệ mới.
Để kích thích ngành công nghiệp ICT trong nước phát triển, ông Nguyễn Đình Nam cho rằng, trong thời gian tới, sẽ có thêm nhiều công ty trong nước cũng tạo ra các sản phẩm IoT khác, do đó ông Nam kiến nghị, cần có thêm chất “xúc tác” của nhà nước để tạo sự bùng nổ. Mong nhà nước có nhiều chính sách khuyến khích người Việt dùng sản phẩm ICT Việt.
Việc các doanh nghiệp làm chủ được công nghệ và sản xuất được thiết bị camera an toàn sẽ hỗ trợ cho người dân được an toàn hơn khi sử dụng các thiết bị giám sát. Bởi thời gian gần đây các cơ quan chức năng liên tục đưa ra cảnh báo về nguy cơ mất an toàn thông tin khi sử dụng camera. Hiện có rất nhiều gia đình đã đầu tư trang bị hệ thống camera giám sát để đảm bảo an ninh cho ngôi nhà của mình. Nhưng việc lựa chọn một số các thiết bị camera có tồn tại lỗ hổng bảo mật lại tạo điều kiện cho tin tặc khai thác, theo dõi, theo đó tưởng chừng an toàn hơn nhưng lại mất an toàn hơn cả khi không lắp camera. Theo thống kê của Cục An toàn thông tin, có một số lượng rất lớn các thiết bị camera (khoảng 140.000 thiết bị) có tồn tại lỗ hổng tin tặc có thể khai thác được.
Cũng theo chuyên gia của Cục An toàn thông tin, thực tế không có một thiết bị IoT nào là an toàn tuyệt đối, tuy nhiên để giảm thiểu các nguy cơ mất an ninh, an toàn thông tin khi sử dụng các thiết bị IoT, trước khi mua một sản phẩm IoT, độc giả có thể tra cứu các đánh giá của cộng đồng người sử dụng trên Internet về lịch sử tồn tại lỗ hổng bảo mật của thiết bị, khả năng cung cấp các bản vá lỗ hổng của nhà sản xuất. Đồng thời khi sử dụng sản phẩm IoT, độc giả nên theo dõi thường xuyên về các bản vá lỗ hổng mới từ nhà sản xuất để tiến hành cập nhật ngay khi có thể.
Điều quan trọng đối với riêng thiết bị camera giám sát, độc giả có thể cân nhắc không lắp đặt tại các không gian mang tính riêng tư của căn nhà để tránh những sự cố đáng tiếc.
Theo ITCNews
Smartphone Android ngày càng được cập nhật hệ điều hành tốt hơn
Nếu muốn trở thành một trong những người đầu tiên trải nghiệm các phiên bản Android mới nhất, dòng Pixel của Google là lựa chọn phù hợp dành cho bạn.
Các nhà sản xuất khác thường có tốc độ cập nhật chậm và số lượng thiết bị được cập nhật cũng hạn chế hơn. Tuy nhiên, điều này đang dần được cải thiện.
Thời gian cập nhật được rút ngắn
Dữ liệu trong biểu đồ bên dưới cho biết thời gian giữa ngày phát hành của phiên bản Android và ngày mà các OEM cập nhật hệ điều hành này cho điện thoại của họ lần đầu tiên.
Theo đó, trung bình các bản cập nhật Nougat mất khoảng 192 ngày để được trang bị trên các thiết bị phổ biến, trong khi Oreo nhanh hơn một chút với 170 ngày. Tuy nhiên ở phiên bản Android Pie, thời gian này đã được rút ngắn đi rất nhiều, trung bình chỉ 118 ngày kể từ khi Google ra mắt cho đến khi OEM cập nhật cho thiết bị của mình.
Hầu hết các nhà sản xuất đều đang cải thiện tốc độ cập nhật hệ điều hành cho các thiết bị. OnePlus và Sony là những hãng làm điều này tốt nhất. Trong khi đó, Huawei, Samsung và Xiaomi cũng có tốc độ khá nhanh khi mang bản cập nhật Android Pie lên các thiết bị cao cấp trước khi kết thúc năm 2018.
Motorola là nhà sản xuất gây thất vọng nhất khi liên tục trì trệ trong việc cập nhật các phiên bản hệ điều hành mới lên dòng Moto Z hàng đầu của mình trong vài năm qua.
Project Treble và Android One đã cải thiện việc cập nhật
Trong thời gian gần đây, Project Treble (dự án Treble) đã giúp các nhà sản xuất lớn cập nhật hệ điều hành Oreo trên điện thoại của họ nhanh hơn nhiều so với trước kia. Bên cạnh đó, Android One cũng cho phép cải thiện tốc độ cập nhật cho nhiều người tiêu dùng.
Nhìn lại dữ liệu phía trên, có thể thấy Samsung, Huawei và Xiaomi đã cắt giảm thời gian cập nhật gần một nửa giữa phiên bản Nougat và Pie. Tất cả ba nhà sản xuất đã đẩy nhanh việc cập nhật các điện thoại hàng đầu ngay trước cuối năm, thay vì phải đến cuối Q1 hoặc Q2 năm sau như trước đây.
Sự cải thiện này là vô cùng cần thiết vì đây là những thiết bị chủ chốt của công ty. Samsung Galaxy S9, Huawei P20 Pro và Xiaomi Mi 8 là những sản phẩm được rất nhiều người sử dụng.
Ngoài những chiếc flagship, nhiều mẫu điện thoại giá thấp hơn cũng đã được trang bị Android Pie. Những thiết bị này chủ yếu là các mẫu Android One, phần lớn đến từ Nokia và Xiaomi.
Một điều thú vị là LG đã cập nhật Android 9.0 Pie cho LG G7 One, trong khi đó chiếc LG G7 ThinQ cao cấp hơn vẫn đang chạy Android 8.1 Oreo. Tương tự, HTC U11 Life cũng sẽ có Android Pie trước chiếc flagship HTC U12 .
Lý do cho việc này là các thiết bị Android One chạy Android stock, do đó các nhà sản xuất sẽ tiết kiệm được thời gian tùy chỉnh giao diện, phần mềm hoặc ứng dụng để cập nhật và kiểm tra tính tương thích. Các OEM có thể nhanh chóng lấy bản cập nhật của Google và flash vào thiết bị của họ.
Tạm kết
Trên đây là những thông tin về tình hình cập nhật hệ điều hành Android những năm gần đây được Android Authority chia sẻ. Dữ liệu về số lượng thiết bị và tốc độ cập nhật Android Pie cho đến nay đã vẽ nên một bức tranh khá đẹp cho phiên bản hệ điều hành mới nhất của Google.
Tuy nhiên, vẫn còn sự khác biệt lớn giữa các nhà sản xuất nhanh nhất và chậm nhất. Chưa kể các thiết bị tầm trung và cũ vẫn thường bị lãng quên. Liệu với phiên bản hệ điều hành tiếp theo, các nhà sản xuất có tìm được sự đồng nhất trong việc cập nhật, cùng chờ xem nhé.
Theo Thế Giới Di Động
Fuchsia OS sẽ có khả năng chạy được ứng dụng của Android Tính năng này sẽ giúp cho quá trình chuyển đổi giữa 2 hệ điều hành này trở nên dễ dàng hơn. Google đang phát triển hệ điều hành Fuchsia OS để thay thế cho Android, vì hệ điều hành này có thể áp dụng được trên tất cả các sản phẩm như smartphone, máy tính bảng và cả các thiết bị IoT như...