‘Doanh nghiệp Việt Nam chưa nắm vững về phòng vệ thương mại’
Phòng vệ thương mại (PVTM) gồm biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ, là công cụ hữu hiệu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các ngành sản xuất nội địa trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, chưa nhiều doanh nghiệp, hiệp hội biết về các chính sách, pháp luật PVTM hay có kỹ năng sử dụng hiệu quả công cụ này.
Sáng ngày 27/10, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cục Phòng vệ Thương mại ( Bộ Công Thương) đã tổ chức hội thảo “Phòng vệ Thương mại: Công cụ bảo vệ lợi ích ngành sản xuất nội địa trong bối cảnh hội nhập” nhằm giúp các doanh nghiệp, hiệp hội tìm hiểu, tham gia ý kiến ngay từ đầu các khung khổ chính sách pháp luật mới về PVTM ở Việt Nam, đồng thời được hướng dẫn các kỹ năng cơ bản để sử dụng công cụ PVTM.
Hội thảo “Phòng vệ Thương mại: Công cụ bảo vệ lợi ích ngành sản xuất nội địa trong bối cảnh hội nhập”.
Video đang HOT
Hiệp định Thương mại Tự do FTA có hiệu lực khiến Việt Nam đã và đang mở cửa mạnh thị trường nội địa cho hàng hóa từ 51 nước đối tác FTA. Điều này giúp thị trường Việt Nam sôi động và cạnh tranh hơn.
Bên cạnh đó, hiện tượng nhập khẩu ồ ạt, cạnh tranh không lành mạnh của hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài cũng xuất hiện, có khả năng gây thiệt hại đáng kể và đe dọa tới lợi ích trong lâu dài của một số ngành sản xuất trong nước.
PVTM gồm biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ, là công cụ hữu hiệu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các ngành sản xuất nội địa trong bối cảnh hiện này. Tuy nhiên, theo đánh giá từ các chuyên gia, chưa nhiều doanh nghiệp, hiệp hội biết về các chính sách, pháp luật PVTM hay có kỹ năng sử dụng hiệu quả công cụ này.
Ông Lê Triệu Dũng, Cục trưởng Cục PVTM (Bộ Công Thương) chia sẻ: “PVTM là một biện pháp tồn tại trong thương mại quốc tế rất lâu. Chúng ta đang trong quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng, kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng, đồng nghĩa với việc có khả năng dính vào những vụ việc PVTM quốc tế nhiều hơn”.
Đề cập tới việc cải thiện năng lực sử dụng công cụ PVTM trong thực tế, ông Vũ Tuấn Nghĩa, Phó Trưởng phòng, Phòng Điều tra chống bán phá giá và trợ cấp, Cục PVTM chia sẻ những điều doanh nghiệp cần biết để bảo đảm lợi ích trong các vụ kiện; những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trong việc sử dụng công cụ PVTM.
Đồng thời, ông cũng đưa ra lời khuyên với các nhóm doanh nghiệp đi kiện và nhóm bị kiện hay nhóm có lợi ích liên quan trong từng bước cơ bản của vụ kiện phòng vệ thương mại đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam.
Doanh nghiệp dệt may ít đơn hàng
Bộ Công Thương cho biết, đến thời điểm này, doanh nghiệp dệt may Việt Nam chỉ nhận đơn hàng theo từng tháng, từng tuần. Thậm chí, các mặt hàng truyền thống, thế mạnh của nhiều doanh nghiệp may Việt Nam là veston, sơ mi cao cấp hầu như chưa có đơn hàng cho quý cuối năm.
Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet
Nguyên nhân là tổng cầu dệt may thế giới năm 2020 sụt giảm mạnh do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Nếu như kim ngạch nhập khẩu dệt may thế giới năm 2019 là 775 tỷ USD, thì ước tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2020 đạt 600 - 640 tỷ USD, giảm 15 - 20% so với năm 2019, thậm chí có thể giảm tới 25%.
Tại Việt Nam, tính chung 9 tháng năm 2020, sản lượng vải dệt từ sợi tự nhiên ước đạt 481,2 triệu m2, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm trước; sản xuất vải dệt từ sợi tổng hợp và sợi nhân tạo ước đạt 730,9 triệu m2, giảm 8,5%; quần áo mặc thường ước đạt 3.266,9 triệu cái, giảm 6,2%. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc 9 tháng ước đạt 22,06 tỷ USD, giảm 10,3% so với cùng kỳ năm 2019.
Xe nhập khẩu ồ ạt đổ về khi sức cầu trong nước đang sụt giảm mạnh Trong tháng 8/2020, cả nước nhập khẩu 8.000 ôtô nguyên chiếc các loại, với tổng kim ngạch 190 triệu USD, tăng 68% về lượng và 75,6% về kim ngạch so với tháng trước đó. Ảnh minh họa. (Nguồn: EPA-EFE) Dù thị trường ôtô trong nước đang gặp khó khăn, doanh số bán hàng giảm dần những tháng gần đây, nhưng xe nhập khẩu...