Doanh nghiệp Việt hỗ trợ người dân miền trung Lào bị lũ lụt

Theo dõi VGT trên

Nhằm chia sẻ những khó khăn mà nhân dân tỉnh Savannakhet, tỉnh miền trung Lào đang gặp phải do lũ lụt gây ra, nhiều cá nhân và tổ chức tại Lào đã kêu gọi quyên góp, giúp đỡ người dân tỉnh Savannakhet khắc phục hậu quả do lũ lụt sớm ổn định cuộc sống.

Doanh nghiệp Việt hỗ trợ người dân miền trung Lào bị lũ lụt - Hình 1

Đại diện LaoVietBank trao ủng hộ người dân lũ lụt tại tỉnh Savannakhet, miền trung Lào với sự chứng kiến của Chủ tịch Quốc hội Lào Pany Yathotou.

Hưởng ứng lời kêu gọi của các cấp chính quyền Lào, mới đây, Ngân hàng Liên doanh Lào Việt (LaoVietBank) đã quyên góp và tổ chức đoàn cứu trợ xuống trực tiếp một số huyện tại tỉnh Savannakhet để giúp đỡ người dân bị ảnh hưởng của lũ lụt.

Số hiện vật và thực phẩm mà LaoVietBank mang xuống lần này gồm có quần áo, đồ dùng thiết yếu, gạo, mì, cá hộp, đồ ăn khô, nước khoáng đã được đoàn cứu trợ đưa xuống tận từng hộ gia đình tại hai huyện Songkhon và Sonnabouly có tổng giá trị khoảng 100 triệu kíp Lào, tương đương 250 triệu đồng cùng một số hiện vật đóng góp của các công ty là đối tác, khách hàng lớn của LaoVietBank.

Đặc biệt, tại lễ trao quà ủng hộ cho người dân tại đây, có sự chứng kiến của Chủ tịch Quốc hội Lào Pany Yathotou; Bí thư, Chủ tịch tỉnh Savannakhet, ông Santiphap Phomvihan và đại diện một số ban ngành của tỉnh Savannakhet. Lãnh đạo địa phương của Lào đã đán.h giá cao sự ủng hộ, chia sẻ khó khăn của các cá nhân và công ty trong việc tổ chức đoàn xuống thăm hỏi và giúp đỡ, hỗ trợ hàng hóa, vật dụng thiết yếu cho người dân.

Chiều 4-11, trao đổi với phóng viên Báo Nhân Dân thường trú tại Lào, ông Nguyễn Đức Vũ, Trưởng Đại diện BIDV tại Lào, Tổng Giám đốc LaoVietBank cho biết, LaoVietBank là liên doanh giữa Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng Ngoại thương Lào (BCEL). Trước việc người dân tỉnh Savannakhet Lào bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi lũ lụt, ban lãnh đạo LaoVietBank quyết định ủng hộ và thành lập đoàn xuống thăm hỏi, động viên người dân tại đây nhằm chia sẻ và giảm bớt những khó khăn vùng lũ lụt.

Mặc dù số tiề.n không nhiều nhưng là tấm lòng chân thành của cán bộ, nhân viên LaoVietBank và cũng là tiếp nối những hoạt động an sinh xã hội cũng như là trách nhiệm xã hội mà LaoVietBank luôn thực hiện.

Trước đây, biết tin một số tỉnh miền trung Việt Nam cũng bị ảnh hưởng do bão lũ, LaoVietBank cũng đã kêu gọi cán bộ, nhân viên tham gia và đã đến Đại sứ quán Việt Nam tại Lào quyên góp ủng hộ đồng bào miền trung.

Theo thống kê mới nhất, lũ lụt tại tỉnh Savannakhet gây nhiều thiệt hại, ảnh hưởng tới hàng chục nghìn hộ gia đình tại hơn 100 xã. Chính quyền tỉnh đã tổ chức di dời khoảng 30 nghìn người dân tới các địa điểm an toàn để tránh lũ. Riêng tại hai huyện Songkhon và Sonnabouly đã có tới 38 xã bị ảnh hưởng, hơn 13 nghìn héc-ta đất nông nghiệp, ao cá bị ảnh hưởng, hàng chục hệ thống thủy lợi, trường học bị ngập và nước lũ phá hủy.

Video đang HOT

Cứ thấy lũ, lụt thì đổ cho thủy điện là không đúng!

Mỗi mùa mưa đến, bão lũ về, câu hỏi liệu thủy điện có là nguyên nhân gây lũ cho vùng Hạ du lại được xới lên.

Tiến sĩ Nguyễn Huy Hoạch - Chuyên gia, thành viên Hội đồng khoa học (Hiệp hội Năng lượng Việt Nam) cho rằng: Đã có sự hiểu không đúng, không đủ về thủy điện, dẫn đến thông tin sai lệch: Cứ thấy lũ lụt là đổ cho thủy điện. Điều này là không chính xác, không công bằng với thủy điện.

Để làm rõ hơn vấn đề mà dư luận quan tâm liên quan đến câu chuyện quy hoạch, quản lý và vận hành hệ thống thủy điện, phóng viên có cuộc trao đổi với tiến sĩ Nguyễn Huy Hoạch về vấn đề này.

Thưa ông, q ua sự cố ở các thủy điện nhỏ vừa qua, dư luận "đổ lỗi" thủy điện là tội đồ gây lũ . Q uan điểm của ông về vấn đề này như thế nào ?

Là người gắn bó với lĩnh vực năng lượng nhiều năm, cá nhân tôi cảm thấy rất buồn khi mỗi mùa bão tới, lũ lụt xảy ra hay khi có sự cố, thì thông tin cho rằng do xây dựng thủy điện, làm mất diện tích rừng tự nhiên là nguyên nhân gây lũ lụt lại xuất hiện. Quan điểm như vậy là chưa đúng là hoàn toàn oan cho các dự án thủy điện. Rõ ràng là sự hiểu không đúng và không đủ về thủy điện dẫn đến thông tin sai lệch, cứ thấy lũ, lụt thì đổ cho thủy điện là không chính xác. Các bạn có thể nhìn thấy rất rõ điều này từ các công trình thủy điện Hòa Bình, Sơn La, Thác Bà, Tuyên Quang... đã chống lũ rất hiệu quả cho khu vực đồng bằng sông Hồng. Nếu không có các công trình trên thì đồng bằng sông Hồng, trong đó có Thủ đô Hà Nội thường phải đối mặt với lũ lụt, mà điển hình như trận lũ vào các năm 1969, 1971 đã gây thiệt hại lớn...

Có quan điểm cho rằng thủy điện không phải là tác nhân chính nhưng lại gián tiếp khiến cho lũ lụt trầm trọng thêm. Theo tiến sĩ, vì đâu đã hình thành tâm lý như vậy?

Theo tôi, lũ lụt có nhiều nguyên nhân nhưng mấu chốt vẫn là do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nặng nề, các hình thái thiên tai ngày càng diễn biến phức tạp, cùng nhiều nhân tố khác như đô thị hoá nhanh, rừng tự nhiên tiếp tục bị khai thác trái phép, hành lang thoát lũ bị lấn chiếm... đã gây ra thiệt hại nặng nề cho người dân một số địa phương khi có mưa lớn, bão, lũ.

Tất nhiên, chúng ta cũng cần phải nhìn nhận rằng có một số trường hợp kiểu "con sâu làm rầu nồi canh", khi từ 2015 trở về trước, khi mùa mưa bão đến, có một số hồ thủy điện nhỏ, nhất là khu vực miền Trung - Tây Nguyên vì lợi ích cá nhân, chủ đậ.p chưa tuân thủ các quy định của nhà nước nên thường xả lũ không đúng quy trình đã gây thiệt hại cho vùng hạ du. Đây có lẽ là nguyên nhân hình thành suy nghĩ trong cộng đồng là thủy điện thường gây thiệt hại cho người dân khi có mưa lũ, bão.

Tuy nhiên, tôi đồng quan điểm với PGS, TS Vũ Thanh Ca - giảng viên Trường Đại học Tài nguyên và môi trường Hà Nội đã phân tích và khẳng định, không có cơ sở khoa học nào để nói thủy điện làm tăng lũ; nếu không có đậ.p thủy điện, lũ vẫn thế, thậm chí cao hơn. Đối với nhiều trường hợp, không có hồ thủy điện, lũ cao hơn rất nhiều!

Ông đán.h giá như thế nào khi nhiều ý kiến cho rằng thủy điện gây mất rừng, ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên?

Trong các đợt lũ lớn xảy ra vừa qua, đặc biệt ở miền Trung, dư luận lại rộ lên nguyên nhân lũ lớn là do hồ thủy điện vận hành xả lũ nên lũ chồng lũ. Từ đó có ý kiến cho rằng do phát triển thủy điện, rừng bị chặt phá ở khu vực lòng hồ nên diện tích rừng tự nhiên giảm nhiều dẫn đến hậu quả là lũ quét, lũ ống liên tục xẩy ra. Thực tế diện tích rừng tự nhiên giảm có rất nhiều tác nhân gây ra, đâu chỉ lỗi do phát triển thủy điện? Tất nhiên, trước khi giải phóng lòng hồ để tích nước, một số chủ đầu tư thủy điện đã lợi dụng sự giám sát lỏng lẻo của các cơ quan chuyên môn địa phương để trục lợi bằng cách khai thác rừng với diện tích lớn hơn diện tích được cấp phép. Lỗi này là do con người, không phải do xây dựng thủy điện.

Về diện tích đất dành cho thủy điện, thì quả là khi xây dựng thủy điện đã làm ngập một số diện tích rừng tự nhiên, mặc dù các chủ đầu tư đã trồng bù rừng và hàng năm đã nộp phí dịch vụ môi trường rừng, tuy nhiên diện tích rừng trồng bù đó có thể sau 5-10 năm mới đem lại màu xanh và các yếu tố khác như điều kiện của rừng tự nhiên. Tuy nhiên, như tôi phân tích ở trên nếu nói rằng xây dựng thủy điện gây mất rừng, dẫn đến lũ lụt là thiếu căn cứ. Nếu Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn có cuộc khảo sát và thống kê diện tích rừng tự nhiên hàng năm bị mất do nạn phá rừng lấy đất canh tác, do xây dựng các công trình phục vụ mục đích kinh tế, dân sinh (bao gồm cả xây dựng thủy điện) thì chúng ta sẽ thấy ngay tác nhân nào gây mất rừng tự nhiên là chính.

Cứ thấy lũ, lụt thì đổ cho thủy điện là không đúng! - Hình 1

Tiến sĩ Nguyễn Huy Hoạch: Cứ thấy lũ, lụt thì đổ cho thủy điện là không đúng!

Ông có thể đán.h giá kỹ hơn về công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch thủy điện đến thời điểm hiện tại ?

Nguồn tài nguyên thủy điện của nước ta rất phong phú và được phân bố đều khắp trong phạm vi cả nước. Tuy nhiên việc khai thác nguồn thủy năng để phát điện lại rất muộn so với việc khai thác nguồn nước để phục vụ sản xuất nông nghiệp, giao thông thủy và phòng chống tác hại do nước gây ra. Để khai thác tối đa tiềm năng thủy điện của nước ta, vai trò quy hoạch tối ưu các bậc thang thủy điện từng lưu vực sông và thiết kế xây dựng cụ thể các công trình thủy điện hợp lý với đặc điểm điều kiện tự nhiên khác nhau là vô cùng quan trọng. Căn cứ nhiệm vụ phát triển kinh tế của đất nước theo từng giai đoạn, ngành Điện đã tổ chức nghiên cứu lập Quy hoạch bậc thang thủy điện trên dòng chính các sông lớn trên cả nước (sông Đà, Lô-Gâm-Chảy, Mã-Chu, Cả, Hương-Bồ, Vu Gia-Thu Bồn, Trà Khúc, Ba, Sê San, Srêpôk và Đồng Nai) với quy mô công suất từ 30 MW trở lên và đã được Thủ tướng Chính Phủ hoặc Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) phê duyệt. Quy hoạch thủy điện các lưu vực sông này đã cập nhật xem xét vấn đề sử dụng tổng hợp nguồn nước, phòng chống lũ, giao thông thủy, tài nguyên khoáng sản trong lòng hồ, quản lý, bảo vệ và phát triển rừng... trên lưu vực; đán.h giá tác động môi trường, công tác di dân tái định cư.

Trong Quy hoạch các bậc thang thủy điện trên dòng chính các sông đã bố trí dung tích phòng lũ thường xuyên từ 80 triệu m3 đến 7 tỷ m3, các công trình thủy điện đã phát huy tối đa hiệu quả tổng hợp về phát điện, cấp nước, chống hoặc giảm lũ cho hạ du. Đối với các lưu vực sông khu vực miền Trung do điều kiện tự nhiên mưa lũ lớn, lại có địa hình lòng sông hẹp và độ dốc lớn nên không thể xây dựng các hồ thủy điện có dung tích phòng lũ (vì nếu muốn có dung tích hồ chứa lớn thì phải xây dựng đậ.p dâng cao, dẫn đến gây ngập đất nhiều, di chuyển nhiều dân ra khỏi vùng ngập của hồ chứa, ảnh hưởng lớn đến môi trường), không khả thi về kinh tế và tác động tiêu cực lớn đối với môi trường - xã hội.

Vì vậy các thủy điện khu vực miền Trung chỉ có tác dụng giảm nhẹ lũ.

Cứ thấy lũ, lụt thì đổ cho thủy điện là không đúng! - Hình 2

Ảnh minh hoạ

Các nhà máy thủy điện bậc thang trên hệ thống sông đều có Quy trình vận hành liên hồ chứa với các quy định đầy đủ, chặt chẽ, có sự phối hợp các cơ quan liên quan nhằm đảm bảo an toàn, khai thác hiệu quả tài nguyên nước trên 11 lưu vực sông.

Căn cứ các Quy hoạch thủy điện này, đến nay chúng ta đã cơ bản triển khai xây dựng và đưa vào vận hành tất cả các công trình thủy điện trên dòng chính các lưu vực sông lớn và phát huy tối đa hiệu quả tổng hợp về phát điện, cấp nước, chống hoặc giảm lũ cho hạ du.

Giai đoạn 2003-2005, chúng ta đã thực hiện Quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ toàn quốc có quy mô công suất từ 1 đến 30MW. Sau năm 2005, trên các sông nhỏ và sông nhánh, quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh phần lớn do các tỉnh tổ chức, lập và phê duyệt trình Bộ Công Thương phê duyệt.

Đặc điểm các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ là có dung tích hồ chứa nhỏ, điều tiết dòng chảy ngày đêm hoặc tuần (tích nước trong ngày để phát điện phủ đỉnh vào giờ cao điểm), không có nhiệm vụ phòng lũ nên khi lũ về bao nhiêu thì được xả xuống hạ du công trình (qua đậ.p tràn tự chảy hoặc xả tràn qua các cửa van). Điều này cho thấy nhiều ý kiến cho rằng thuỷ điện nhỏ gây thêm lũ hạ du là không có cơ sở.

Ngày 27/12/2012, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư 43 quy định về quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng các dự án thủy điện và vận hành khai thác công trình thủy điện. Theo Thông tư này, việc nghiên cứu, lập quy hoạch bậc thang thủy điện trên các lưu vực sông chính và việc thẩm định, phê duyệt quy hoạch thủy điện trên địa bàn cả nước thuộc thẩm quyền Bộ Công Thương; việc nghiên cứu, lập quy hoạch thủy điện trên các lưu vực sông nhánh thuộc thẩm quyền UBND các tỉnh. Ngoài ra, các thành phần kinh tế trong xã hội cũng được chính quyền địa phương tạo điều kiện, cho phép nghiên cứu lập quy hoạch các dự án thủy điện vừa và nhỏ để đầu tư để đầu tư xây dựng và vận hành theo đúng các quy định của pháp luật. Về tiêu chí môi trường, quy định các dự án thủy điện không được chiếm dụng đất (bao gồm cả diện tích rừng) không quá 10ha/1 MW công suất lắp máy và không được di dân quá số lượng 1 hộ/1 MW công suất lắp máy; phải tuân thủ quy định tại Luật Lâm nghiệp, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Xât dựng, Luật Điện lực...

Theo thống kê các dự án thủy điện vừa và nhỏ đã được xây dựng và đang vận hành thì diện tích chiếm đất các loại bình quân vào khoảng 1,9 ha/ 1 MW, nhỏ hơn nhiều so với quy định tại Thông tư 43 của Bộ Công Thương. Tính đến thời điểm hiện tại Bộ Công Thương đã loại bỏ khỏi quy hoạch 8 dự án thủy điện bậc thang, 472 dự án thủy điện vừa và nhỏ và 213 vị trí tiềm năng có thể xây dựng công trình thủy điện do các dự án này có diện tích chiếm dụng đất lớn hoặc có tác động lớn đến môi trường, kinh tế và xã hội.

Để công tác quản lý vận hành thủy điện tốt và đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững, theo tiến sĩ, chúng ta cần phải có hành động cụ thể nào?

Như tôi đán.h giá ở trên thì hiện tại, công tác quy hoạch thủy điện nước ta đã thực hiện tốt, làm đúng vai trò của nó là khai thác triệt để, hiệu quả nguồn năng lượng tái tạo để phục vụ phát triển kinh tế của đất nước. Các nhà máy thủy điện đã được xây dựng và đưa vào vận đóng vai trò to lớn trong việc cung cấp nguồn năng lượng cho hệ thống điện, góp phần quan trọng đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Đồng thời, do giá thành của thủy điện rẻ, điều tiết hợp lý giá điện, tạo ra nhiều công việc và thu nhập cho lực lượng lao động trên cả nước, đóng góp đáng kể cho ngân sách... Cùng với phát triển thủy điện, cơ sở hạ tầng kỹ thuật (điện, đường, trường, trạm,...) và điều kiện sinh hoạt, sản xuất của người dân ở các địa phương có dự án được cải thiện, hoàn chỉnh. Nhìn chung, việc phát triển thủy điện đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; người dân tái định cư ngày càng ổn định cuộc sống, tăng thu nhập của người dân địa phương. Trong những năm qua, thủy điện là nguồn năng lượng sạch, có khả năng tái tạo và giá thành điện năng rẻ hơn so với các nguồn điện khác, đã góp phần đáng kể trong việc giảm sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng hóa thạch đang ngày càng cạn kiệt; chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng tăng tỷ trọng sản xuất công nghiệp tại các vùng có dự án; tăng hiệu quả sản phẩm hàng hóa sản xuất trong nước có sử dụng điện; tạo thêm nhiều việc làm cho các lực lượng lao động trong cả nước.

Tuy nhiên, trong quy hoạch, đầu tư xây dựng, quản lý vận hành vẫn còn đó những tồn tại cần phải được giải quyết. Trước hết, công tác quản lý quy hoạch thủy điện còn chồng chéo giữa các bộ, ngành. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy hoạch phát triển tài nguyên nước, Bộ Công Thương quy hoạch bậc thang thủy điện, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy hoạch thủy lợi,... do vậy, khi triển khai đầu tư xây dựng công trình phải xin thỏa thuận của nhiều bộ, ngành. Thậm chí có dự án khi triển khai xây dựng mới phát hiện sự chồng chéo về mặt quy hoạch, phải xử lý gây lãng phí, chậm tiến độ.

Thứ hai, việc phân cấp cho địa phương chưa phù hợp: Các quy hoạch vùng do địa phương quản lý thường được ưu tiên giao cho các đơn vị tư vấn trên địa bàn thực hiện (với lý do là để dễ quản lý), trong khi trình độ, kinh nghiệm còn non kém, hạn chế, điều tra, khảo sát không đầy đủ dẫn đến chất lượng quy hoạch chưa đáp ứng, do vậy, thường xuyên phải điều chỉnh, bổ sung; danh mục, sơ đồ khai thác và quy mô dự án chưa nghiên cứu toàn diện lưu vực; chưa cập nhật đồng bộ với các quy hoạch khác có liên quan. Các tài liệu cơ bản cho quy hoạch còn thiếu, hoặc độ chính xác thấp do công tác điều tra, khảo sát thực tế còn hạn chế, yếu kém.

Thứ ba, các dự án thủy điện nhỏ do địa phương quản lý: việc giao lập dự án đầu tư cho các đơn vị tư vấn, hoặc cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho chủ đầu tư chưa xem xét kỹ về năng lực tài chính và kinh nghiệm của các đơn vị, chất lượng hồ sơ dự án đăng ký đầu tư, điều kiện đầu tư không đảm bảo về mặt kỹ thuật. Công tác quản lý đầu tư xây dựng chưa được quan tâm chỉ đạo, thực hiện đúng mức. Một số dự án được khởi công xây dựng khi chưa đảm bảo các điều kiện về trình tự xây dựng cơ bản. Việc kiểm tra, giám sát của chủ đầu tư đối với các đơn vị tư vấn và nhà thầu thi công chưa được thường xuyên, đầy đủ để đảm bảo chất lượng công trình, tiến độ thực hiện, các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đối với môi trường..v.v.

Xin cảm ơn ông!

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Túi Hermès bạch tạng mà bà Trương Mỹ Lan xin lại đắt đỏ ra sao?
10:57:08 28/09/2024
Thảm họa lũ quét ở Làng Nủ: Tìm thấy thêm một th.i th.ể
17:34:57 27/09/2024
Cứu chồng bị điện giật, vợ t.ử von.g
16:46:40 27/09/2024
Học sinh nhập viện, lộ ra sự việc bất thường của nhà trường
10:12:09 27/09/2024
Tiếng gầm của cơn lũ Làng Nủ đến từ đâu?
22:18:27 26/09/2024
Bệnh nhân vỡ ruột thừa nguy kịch, người nhà tố bệnh viện tắc trách
19:52:17 27/09/2024
Vụ lũ quét ở làng Nủ: Thêm 1 người được tìm thấy, vẫn còn 9 trường hợp mất tích
08:47:46 28/09/2024
Phú Thọ đề nghị cử đặc công 'người nhái' tìm nạ.n nhâ.n vụ sập cầu Phong Châu
14:27:35 27/09/2024

Tin đang nóng

Hằng Du Mục tố team Quang Linh quỵt tiề.n, nhắc tên từng người trên livestream
13:23:59 28/09/2024
Diddy lộ bí mật ở hang động giấu dưới biệt thự triệu đô, cuốn hồi ký bóc trần
11:05:24 28/09/2024
Sao Hàn 28/9: Jang Dong Gun tiết lộ mâu thuẫn với vợ sau scandal tình ái
11:33:51 28/09/2024
Xin phụ huynh ủng hộ mua laptop bất thành, cô giáo "dỗi" không soạn đề cương
14:35:56 28/09/2024
Sắp xếp lại di vật của chồng đã mất, vừa nhìn thấy dữ liệu trong laptop tôi bàng hoàng phát hiện bí mật của chồng
12:03:22 28/09/2024
"Chị đẹp" có gia thế khủng khiến cả showbiz kiêng nể: Gia đình toàn nhân vật quyền thế, bố là chủ tịch tập đoàn đa ngành, mẹ giữ một chức vụ gây bất ngờ
12:32:49 28/09/2024
Sao nhí Kính Vạn Hoa thăng hạng nhan sắc sau 20 năm, tái xuất màn ảnh vì 1 lý do ai nghe cũng xúc động
12:36:19 28/09/2024
Mẹ chồng 'hụt' trăng trối đòi gặp cháu, nghe tôi nói một câu, mẹ của người cũ khóc nghẹn không thành tiếng
11:49:38 28/09/2024

Tin mới nhất

Hậu quả bão Yagi hết sức nặng nề, gây sang chấn tinh thần người dân

16:51:58 28/09/2024
Đó là lý do Hội nghị trực tuyến sơ kết, đán.h giá, rút kinh nghiệm về công tác phòng chống và khắc phục hậu quả bão số 3 (bão Yagi) được tổ chức cả vào ngày thứ bảy, ngày 28/9, theo Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Vụ học sinh nhập viện, lộ bất thường của trường: Thành phố họp vào tuần tới

13:13:17 28/09/2024
Liên quan đến việc một trường tiểu học trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột không đóng tiề.n BHYT cho hàng chục học sinh, Bảo hiểm Xã hội tỉnh Đắk Lắk đã có buổi làm việc với nhà trường.

Hàng trăm người vây công ty vì chưa được xuất cảnh: Báo cáo trong hôm nay

13:10:37 28/09/2024
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội đề nghị UBND 2 quận tìm hiểu, xác minh liên quan đến vụ việc hàng trăm người vây công ty vì chưa được xuất cảnh đúng hạn.

Vụ tung tin giả có bom trên máy bay Đà Nẵng-Bangkok: Lời kể nhâ.n chứn.g

10:41:09 28/09/2024
Do một hành khách trên chuyến bay VZ961 từ Đà Nẵng đến Bangkok (Thái Lan) tung tin có bom, chị A. (sống ở Đà Nẵng) đến Pattaya muộn hơn so với lịch trình dự kiến ban đầu.

Metro số 1 TPHCM còn nhiều tồn tại, chưa đủ điều kiện nghiệm thu

20:20:24 27/09/2024
Căn cứ vào tình hình thi công, chủ đầu tư lập kế hoạch chi tiết tiến độ hoàn thành các hạng mục, công việc còn lại làm cơ sở nghiệm thu hoàn thành dự án.

Công an đề nghị lập tổ chuyên môn xác định nguyên nhân sập cầu Phong Châu

20:14:57 27/09/2024
Công an tỉnh đề nghị UBND tỉnh Phú Thọ chỉ đạo thành lập tổ giám định xác định nguyên nhân đổ trụ cầu T7 và sập 2 nhịp cầu 6, 7 của cầu Phong Châu; phân định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan.

Xác định nguyên nhân hơn 70 học sinh vào viện sau tiệc Trung Thu

19:28:28 27/09/2024
Sau khi sự việc xảy ra, Cục An toàn thực phẩm đề nghị Sở Y tế tỉnh Hà Giang tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở cung cấp thực phẩm có nghi ngờ gây ngộ độc thực phẩm.

Bộ Tài chính sẽ nghiên cứu đán.h thuế người sở hữu nhiều nhà, đất

19:00:42 27/09/2024
Bộ Tài chính cho biết sẽ nghiên cứu toàn diện để có các chính sách tài chính về đất đai, bất động sản phù hợp, giúp thị trường bất động sản minh bạch, bền vững.

Thôn Làng Nủ nằm ở vị trí đứt gãy địa chất nguy hiểm

16:44:19 27/09/2024
Trận lũ quét vùi lấp Làng Nủ ở Lào Cai thực chất là một trận lũ bùn đá tạo thành do mưa rất lớn tập trung tại một điểm.

Vụ 'quần thể du lịch trái phép' dốc Hoàng Hôn: Kiểm điểm lãnh đạo UBND TP.Phan Thiết

16:01:32 27/09/2024
Phó chủ tịch UBND TP.Phan Thiết Lê Thanh Sơn nói rằng, bản thân ông và Chủ tịch UBND TP.Phan Thiết Phan Nguyễn Hoàng Tân cũng phải kiểm điểm trách nhiệm trong vụ quần thể du lịch trái phép ở dốc Hoàng Hôn.

Vụ sập cầu Phong Châu: Phú Thọ đề nghị cử đặc công 'người nhái' tìm người bị nạn

15:00:14 27/09/2024
Theo Vietnamnet, chiều 27/9, ông Bùi Văn Quang, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ mới ký văn bản gửi Bộ Quốc phòng về việc đề nghị hỗ trợ giúp đỡ đối với công tác giải quyết sự cố cầu Phong Châu.

Rõ ý đồ lấp 6.500m2 hồ Đống Đa, chính quyền tính thu hồi 4.200m2 bán đảo

13:37:35 27/09/2024
Quận Đống Đa cho biết đang xem xét thu hồi 3/4 (khoảng 4.200m2) diện tích bán đảo hồ Hoàng Cầu mà Công ty cổ phần đầu tư phát triển Hà Thủy đang sử dụng.

Có thể bạn quan tâm

Không thể về chịu tang khi vợ đột ngột qua đời, khi nói chuyện điện thoại với con gái, tôi căm hận tột cùng

Góc tâm tình

17:09:17 28/09/2024
Tôi thực sự căm hận vợ. Chỉ mong sao con tôi quên đi bóng ma tâm lý và người đàn ông kia để chúng tôi có thể bắt đầu một cuộc sống mới.

5 nữ chính sành điệu nhất phim Hàn Quốc mùa xuân và hè 2024: Là nguồn cảm hứng mặc đẹp bất tận cho chị em

Phong cách sao

17:04:09 28/09/2024
Chị em có thể bắt gặp những nữ chính diện đồ đơn giản, thanh lịch cho tới các nhân vật áp dụng style long lanh, sang trọng. Cùng điểm lại 5 nữ chính sành điệu nhất phim Hàn mùa xuân và hè 2024 để tìm cảm hứng mặc đẹp.

Hàng loạt biệt thự "triệu đô" không bóng người tại TPHCM

Pháp luật

16:59:21 28/09/2024
Hàng loạt biệt thự tại KĐT Đông Tăng Long (TP Thủ Đức) bỏ hoang và xuống cấp nghiêm trọng. Dự án này từng được kỳ vọng là khu đô thị hiện đại, kiểu mẫu, tuy nhiên đến nay vẫn không một bóng người.

Tử vi hôm nay Chủ Nhật ngày 29/9/2024 của 12 con giáp: Tý bị mang tiếng xấu, Hợi buông lời ác

Trắc nghiệm

16:52:20 28/09/2024
Tuổ.i Tý: Bị mang tiếng xấuTuổi Sửu: Tiề.n bạc rủng rỉnhTuổi Dần: Thành quả bị chiếm đoạtTuổi Mão: Gato người khác có nhiều tiềnTuổi Thìn: Một ngày may

Ông Trump cảnh báo nguy cơ xung đột Ukraine leo thang thành Thế chiến 3

Thế giới

16:49:50 28/09/2024
Ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump tuyên bố nếu ông thua trong cuộc bầu cử năm nay, cuộc chiến ở Ukraine sẽ leo thang thành Thế chiến ba.

"Bà trùm Hoa hậu" Phạm Kim Dung ra mặt bênh vực khi "con cưng" b.ị ch.ê bai

Sao việt

16:27:30 28/09/2024
Trước những ý kiến trái chiều về nhan sắc của Hoa hậu Quế Anh, bà Phạm Kim Dung đã không ngần ngại lên tiếng bênh vực.

Triệu Lệ Dĩnh 'ngẩn người' thành hot search, chủ trend kiếp này cài hoa lên tóc?

Sao châu á

16:20:53 28/09/2024
Tối 27/9, Triệu Lệ Dĩnh bất ngờ lên sóng livestream sau 1 thời gian vắng bóng ở mảng này để tập trung cho sự nghiệp phim ảnh cũng như chuyên tâm chăm sóc và ở bên con trai.

Phương Thanh nói gì khi tham gia Chị đẹp đạp gió ở tuổ.i 50?

Tv show

16:20:06 28/09/2024
Nữ ca sĩ mong muốn khi tham gia chương trình, cô sẽ phá bỏ những giới hạn của bản thân, thử sức với những vai trò mới.

Hồng Nhung song ca cùng Bùi Công Nam trên du thuyền

Nhạc việt

16:17:27 28/09/2024
Ngoài những ca khúc, Hồng Nhung và Bùi Công Nam có những màn đối đáp dí dỏm khiến khán giả đôi lúc ồ lên vì những câu chuyện thú vị.

Michael Jackson ám chỉ Diddy trong ghi âm cuộc gọi cuối, CĐM sốc vì 1 chi tiết

Sao âu mỹ

16:00:36 28/09/2024
Sean John Combs, hay ngắn gọn là Diddy có rất nhiều nghệ danh, nhưng hầu như đều được đông đảo công chúng biết đến như trùm cuối của nhạc rap , được ví von là kẻ biết hết tất cả trong giới hip-hop, bất cứ thứ gì liên quan đến hip-hop đề...

Gia đình 9 anh em ruột ở Thanh Hóa: đọc tên gãy cả lưỡi chỉ vì 1 lý do?

Trẻ

16:00:23 28/09/2024
Gia đình ở Thanh Hóa có 9 anh em tên lạ lùng. Sở dĩ 9 anh em có tên độc lạ như vậy bởi quan niệm xưa của các cụ. Ông Lún cho biết, ngày xưa cha mẹ ông quan niệm sinh con ra đặt tên xấu thế để cho dễ nuôi .