Doanh nghiệp vay tiền trả lương người lao động như thế nào?
Người sử dụng lao động sẽ được duyệt mức vay không quá 50% mức lương tối thiểu vùng/người/tháng, tối đa trong 3 tháng, để trả lương ngừng việc cho người lao động
Theo Nghị quyết 42/NQ-CP, người sử dụng lao động (NSDLĐ) có khó khăn về tài chính do tác động của dịch Covid-19 sẽ được vay tiền từ Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) để trả lương ngừng việc cho người lao động (NLĐ). Để doanh nghiệp (DN) hiểu rõ hơn về gói hỗ trợ này, chúng tôi đã trao đổi với ông Trần Văn Triều, Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật – LĐLĐ TP HCM.
.Phóng viên: Đề nghị ông nói rõ hơn về gói hỗ trợ này?
- Ông TRẦN VĂN TRIỀU: Nghị quyết 42/NQ-CP quy định NSDLĐ có khó khăn về tài chính và đã trả trước tối thiểu 50% lương ngừng việc cho NLĐ theo khoản 3, điều 98 Bộ Luật Lao động trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến 6-2020 thì được vay không có tài sản bảo đảm tối đa 50% tiền lương tối thiểu vùng đối với từng NLĐ theo thời gian trả lương thực tế, song không quá 3 tháng với lãi suất 0%, thời hạn vay tối đa 12 tháng tại Ngân hàng CSXH để trả phần lương còn lại và giải ngân trực tiếp hằng tháng đến người bị ngừng việc.
Cụ thể hóa quy định này, mới đây, Tổng giám đốc Ngân hàng CSXH đã ban hành Văn bản số 2129/HD-NHCS hướng dẫn nghiệp vụ để NSDLĐ vay trả lương ngừng việc cho NLĐ. Theo đó, NSDLĐ đủ điều kiện vay vốn khi có từ 20% hoặc từ 30 NLĐ trở lên đang tham gia BHXH bắt buộc phải ngừng việc từ 1 tháng liên tục trở lên; đã trả trước tối thiểu 50% tiền lương ngừng việc cho NLĐ trong khoảng thời gian từ ngày 1-4 đến hết ngày 30-6; đang gặp khó khăn về tài chính, không cân đối đủ nguồn để trả lương ngừng việc cho NLĐ, đã sử dụng hết quỹ dự phòng tiền lương để trả cho NLĐ ngừng việc; không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm ngày 31-12-2019.
Dịch Covid-19 khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc trả lương ngừng việc cho người lao động. Ảnh: AN KHÁNH
Video đang HOT
.Lãi suất vay và thời hạn vay ra sao?
- NSDLĐ sẽ được duyệt mức vay không quá 50% mức lương tối thiểu vùng/người/tháng, tối đa trong 3 tháng (từ tháng 4 đến hết tháng 6-2020). Lãi suất cho vay là 0%/năm và lãi suất nợ quá hạn là 12%/năm. Thời hạn vay do Ngân hàng CSXH nơi cho vay và khách hàng vay vốn thỏa thuận nhưng không quá 12 tháng. Đặc biệt khách hàng vay vốn không phải thực hiện bảo đảm tiền vay.
.Để được vay gói hỗ trợ này, NSDLĐ cần thực hiện thủ tục gì và bao lâu sẽ được xét duyệt?
- Theo Quyết định 15/2020/QĐ-TTg, hồ sơ đề nghị vay vốn để trả lương ngừng việc cho NLĐ gồm: đơn đề nghị xác nhận đối tượng được hưởng chính sách vay vốn để trả lương ngừng việc (theo mẫu ban hành kèm Quyết định 15); danh sách NLĐ phải ngừng việc do NSDLĐ lập (theo mẫu ); bản sao báo cáo tài chính năm 2019, quý I/2020 (đối với DN và tổ chức), bản sao một trong các giấy tờ: Giấy chứng nhận đăng ký DN, giấy chứng nhận đăng ký HTX, hộ kinh doanh; quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có); giấy phép kinh doanh, giấy phép hoạt động, chứng chỉ hành nghề (đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện hoặc pháp luật có quy định); giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư (đối với DN được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài).
Sau khi lập hồ sơ, chậm nhất ngày 5 hằng tháng, NSDLĐ có nhu cầu vay gửi hồ sơ đề nghị đến UBND cấp huyện nơi có trụ sở hoặc chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh hoặc nơi cư trú (đối với hộ kinh doanh, cá nhân). Trong 3 ngày làm việc, kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ, UBND cấp huyện thẩm định, tổng hợp danh sách, trình chủ tịch UBND cấp tỉnh. Trong 2 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ của UBND cấp huyện, chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định phê duyệt danh sách NSDLĐ đủ điều kiện vay vốn, danh sách NLĐ bị ngừng việc gửi chi nhánh Ngân hàng CSXH cùng cấp và NSDLĐ trong danh sách. Trường hợp không phê duyệt, chủ tịch UBND cấp tỉnh trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
Khi được Chủ tịch UBND cấp tỉnh phê duyệt đủ điều kiện vay vốn, khách hàng lập hồ sơ gửi đến Ngân hàng CSXH. Trong 3 ngày làm việc, kể từ khi nhận được đủ hồ sơ vay vốn, Ngân hàng CSXH nơi cho vay sẽ phê duyệt. Trường hợp không đủ điều kiện cho vay, ngân hàng nơi cho vay thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do từ chối gửi khách hàng.
.Có ý kiến lo ngại rằng NSDLĐ sẽ sử dụng số vốn vay này vào mục đích khác. Ông nghĩ sao về vấn đề này?
- Tôi cho rằng không cần lo ngại về điều đó. Bởi lẽ, theo quy định, số tiền khách hàng vay sẽ được Ngân hàng CSXH nơi cho vay chi trả hằng tháng đến NLĐ bị ngừng việc bằng hình thức chuyển khoản vào tài khoản của NLĐ hoặc chi trả bằng tiền mặt tại trụ sở Ngân hàng CSXH nơi cho vay trên cơ sở danh sách NLĐ bị ngừng việc được chủ tịch UBND cấp tỉnh phê duyệt hằng tháng. Do vậy, DN sẽ không thể sử dụng số vốn vay trả lương ngừng việc cho NLĐ vào mục đích khác.
Việc giải ngân của Ngân hàng CSXH được thực hiện đến hết ngày 31-7-2020.
Một loạt phí xây dựng, tài nguyên bất ngờ giảm từ 20-50%
Bộ Tài chính đã giảm phí, lệ phí từ 20 - 50% đối với một số lĩnh vực như xây dựng, du lịch, tài nguyên nước. Việc này, nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch COVID - 19.
Từ 5/5 đến 31/12, một loạt phí giảm từ 20-50%
Ngày 5/5/2020, Bộ Tài chính đã ban hành 3 Thông tư số 34, 35, 36/TT-BTC. Theo đó, Bộ Tài chính đã giảm phí, lệ phí từ 20 - 50% đối với một số lĩnh vực như: xây dựng, du lịch, tài nguyên nước nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid - 19.
Cụ thể, theo quy định tại Thông tư số 34 về mức thu, nộp phí, lệ phí trong lĩnh vực xây dựng, kể từ ngày 5/5 đến hết ngày 31/12/2020, một số phí trong lĩnh vực này đều được giảm 50% so với quy định hiện hành.
Các khoản phí được giảm gồm: Lệ phí cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng, chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng; Phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng, phí thẩm định thiết kế cơ sở; Phí thẩm định thiết kế kỹ thuật, phí thẩm định dự toán xây dựng.
Còn theo quy định tại Thông tư số 35, kể từ ngày 5/5 đến hết ngày 31/12/2020, một số loại giấy phép kinh doanh sẽ được giảm tới 50% phí so với quy định hiện hành. Cụ thể, gồm có giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa và thẻ hướng dẫn viên du lịch.
Ngoài ra, theo quy định tại Thông tư số 36, kể từ ngày 5/5 đến hết ngày 31/12/2020 một số phí trong lĩnh vực tài nguyên nước sẽ được giảm 20%, phí khai thác dữ liệu khí tượng thủy văn sẽ được giảm 30% so với quy định hiện hành.
Cụ thể, đối với phí thẩm định cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; xả nước thải vào nguồn nước và hành nghề khoan nước dưới đất do cơ quan trung ương thực hiện sẽ nộp phí bằng 80% mức phí quy định hiện hành.
Đối với phí khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu khí tượng thuỷ văn sẽ nộp phí bằng 70% mức quy định hiện hành.
Theo Bộ Tài chính, tất cả các Thông tư trên đều có hiệu lực thi hành kể từ ngày 5/5 đến hết ngày 31/12/2020. Kể từ ngày 1/1/2021 trở đi, các quy định nộp phí trên sẽ trở lại quy định trước ngày 5/5/2020.
Bác bỏ giảm nhiều khoản phí, lệ phí khác
Trong một diễn biến liên quan, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ KH&ĐT) đang lấy ý kiến các bộ, ngành để hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về các giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công trong bối cảnh đại dịch COVID-19.
Tuy nhiên, góp ý cho dự thảo, Bộ Tài chính đã bác bỏ nhiều đề xuất. Trước hết, bộ này không đồng ý giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) cho DN vừa và nhỏ, hợp tác xã trong năm 2020.
Bộ Tài chính cũng bác bỏ đề xuất giảm 50% thuế giá trị gia tăng (hiện nay là 10%) cho các hàng hóa, dịch vụ gặp khó khăn, nguyên vật liệu để giảm chi phí đầu vào cho sản xuất của các DN.
Bộ Tài chính cũng không chấp thuận giảm 50% thuế bảo vệ môi trường (BVMT) đối với nhiên liệu đầu vào của các ngành vận tải, trừ giảm thuế cho nhiên liệu bay để cứu ngành hàng không vì ngành này chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
Đối với việc giảm 50% lệ phí trước bạ khi đăng ký ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước hết năm 2020 và áp dụng các chính sách ưu đãi khác cũng không được Bộ Tài chính thông qua vì nếu thông qua sẽ vi phạm cam kết quốc tế về không phân biệt đối xử giữa hàng hóa sản xuất trong nước với hàng hóa nhập khẩu.
Mặt bằng cho thuê ế khách Nhiều mặt bằng đắc địa trước đây khách hàng trả giá cao cũng không thuê được thì nay phải trầy trật tìm khách. Giá các bất động sản cho thuê đã giảm mạnh 30%-50% nhưng khách thuê vẫn chưa vội ký hợp đồng vì lo ngại hoạt động kinh doanh sắp tới chưa ổn định. Người lao động, nhân viên các công ty...