Doanh nghiệp vận tải gửi… “tâm thư”!
Trong bối cảnh hoạt động vận tải hành khách và hàng hóa bị sụt giảm nghiêm trọng, doanh nghiệp mong được hỗ trợ để vượt qua giai đoạn trước mắt và tạo điều kiện tái hoạt động.
Theo ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam, hiện hầu hết doanh nghiệp (DN) kinh doanh vận tải ôtô và bến xe đều gặp khó khăn. Vận tải hành khách, hàng hóa giảm đến 90%, vì vậy phía hiệp hội đang kiến nghị Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp hỗ trợ DN bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Khó khăn chồng chất
Đơn cử tại TP HCM, trước thời điểm tạm ngưng hoạt động kinh doanh vận tải hành khách, sản lượng vận tải hành khách liên tỉnh thông qua các bến xe trên địa bàn TP đã sụt giảm nặng nề do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Theo thống kê của Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP, từ ngày 1-2 đến 22-3, sản lượng khách giảm 14% so với cùng kỳ năm 2019, khi chỉ đạt hơn 4,1 triệu lượt với 284.637 lượt xe phục vụ.
Cũng ảm đạm không kém, theo ông Bùi Văn Quản, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP HCM, từ đầu năm đến nay, doanh thu của các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực vận tải hàng hóa sụt giảm 50%-60% so với cùng kỳ. Hoạt động vận tải nhiều lĩnh vực ngưng toàn bộ từ ngày 1-4, còn lại nếu hoạt động thì chỉ cầm cự và cố duy trì, song hầu hết chi phí đầu vào của hoạt động này đều không giảm khiến khó khăn càng chồng chất. “Giá xăng dầu giảm mạnh là điều kiện tốt cho các DN vận tải nhưng việc này đồng nghĩa với giá thành vận chuyển giảm theo. Trong khi đó, hầu hết chi phí đầu vào mà DN phải đóng vẫn giữ nguyên như phí bảo trì đường bộ, BHXH, BHYT… cho người lao động. Chưa kể, chi phí phục vụ công tác phòng chống dịch lại tăng, đồng thời nhiều lĩnh vực “đóng băng” khiến xe nằm chờ, tiếp tục làm tăng chi phí bến bãi khiến càng thêm khó khăn” – ông Quản nói.
Trong văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp hỗ trợ DN vận tải, ông Nguyễn Văn Quyền nêu thực trạng hầu hết các đơn vị vận tải đã dừng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng, không có doanh thu. Nhưng để giữ người lao động, nhiều đơn vị vẫn duy trì chi trả lương, chờ hết dịch để tiếp tục hoạt động. Đặc biệt, ông Quyền cho biết hiện cả nước có gần 1 triệu thiết bị giám sát hành trình đã được lắp đặt trên các ôtô kinh doanh vận tải. Với tình hình hiện nay, doanh thu của các đơn vị bị sụt giảm nặng nề và nhu cầu sử dụng dịch vụ giám sát hành trình cũng tụt giảm tương ứng nhưng các đơn vị cung ứng dịch vụ này lại không thể cắt giảm nhân sự hay hạ tầng công nghệ thông tin, máy móc, phí viễn thông…, do đó sự ảnh hưởng càng trở nên trầm trọng.
Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô nhìn nhận theo chủ trương của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ DN bị ảnh hưởng bởi dịch, kích thích phát triển kinh tế, đặc biệt với các đơn vị vận tải ôtô, song trên một số lĩnh vực vẫn thiếu sự chia sẻ khó khăn. Đơn cử như hiện một số ngân hàng đưa ra chính sách giãn nợ nhưng nếu như vậy thì không được giảm lãi suất, còn nếu giảm lãi suất thì không được giãn nợ. Trong khi chỉ một số ngân hàng cho giảm lãi suất nhưng cũng chỉ ở mức 0,5%/năm.
Hoạt động vận tải hành khách và hàng hóa bị sụt giảm nghiêm trọng, các doanh nghiệp đang kiến nghị được “giải cứu”
Video đang HOT
Mong sớm tháo gỡ, khôi phục hoạt động
Một vấn đề khác, theo ông Nguyễn Văn Quyền, với BHXH, hiện chỉ cho giãn nộp chứ không cho dừng nhưng nếu thực hiện thì kèm theo đó là DN phải có 50% số người lao động nghỉ việc trở lên hoặc thiệt hại đến 50% tổng giá trị tài sản do dịch bệnh. Những điều kiện đó đã tiếp cận sự phá sản của DN. Ngoài ra, để được hưởng chính sách như trên, DN cần có sự xác nhận của Sở Tài chính, chính quyền địa phương…, dẫn đến các điều kiện càng trở nên khó khăn hơn. Chưa kể đối với ngành thuế thì đến nay vẫn chưa có giải pháp để hỗ trợ khó khăn cho DN…
Trước hàng loạt khó khăn nêu trên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô kiến nghị ngân hàng hỗ trợ giảm 50% lãi suất vay cho các khoản vay trả lãi từ tháng 4 đến tháng 6-2020 (trong số này, nhà nước hỗ trợ 25% và ngân hàng 25%). Đồng thời, từ tháng 7-2020, áp dụng mức lãi suất ưu đãi cho DN cũng như giãn nợ các khoản vay gốc và lãi từ 6 đến 12 tháng (tính từ thời điểm công bố dịch); tiếp tục cho vay với lãi suất ưu đãi để DN khôi phục hoạt động… Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cần có chính sách hỗ trợ, giảm thuế. Kiến nghị Chính phủ cho phép DN và người lao động miễn đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp từ lúc công bố dịch đến hết tháng 6-2020 hoặc đến khi công bố hết dịch Covid-19.
Đồng tình với những kiến nghị trên, ông Bùi Văn Quản bổ sung một vấn đề có thể thực hiện ngay và phù hợp, giúp giảm khó khăn cho DN, là Bộ GTVT cần xem xét miễn phí bảo trì đường bộ, đồng thời giảm phí đăng kiểm cũng như điều chỉnh tăng thời hạn kiểm định ôtô… “Hầu hết các tuyến đường chính hiện đều có trạm BOT, còn những tuyến không có BOT do nhà nước bảo trì không còn nhiều. Vì vậy, việc miễn phí bảo trì đường bộ trong tình hình khó khăn hiện nay là một sự chia sẻ lớn cho DN” – ông Quản kiến nghị.
Sở GTVT TP HCM kiến nghị hỗ trợ
Lãnh đạo Sở GTVT TP HCM cũng đánh giá các đơn vị kinh doanh vận tải đang gặp nhiều khó khăn, trong đó những đơn vị 100% vốn do nhà nước quản lý còn phải bảo đảm các quỹ lương, thưởng phúc lợi năm 2020 từ 90% trở lên so với bình quân thực hiện của năm 2019. Vì vậy, để giảm khó khăn cho các DN vận tải, Sở GTVT đã kiến nghị UBND TP xem xét có các chính sách hỗ trợ DN như về lãi vay ngân hàng, thuế, phí bảo trì đường bộ…
Gia Minh
Vận tải "ngắc ngoải" vì dịch, doanh nghiệp xin miễn phí bảo trì đường bộ
Vận tải hành khách, hàng hóa giảm đến 90%, số còn lại hoạt động không hiệu quả, doanh thu sụt giảm nghiêm trọng, doanh nghiệp vận tải kêu cứu...
Đại dịch Covid-19 đang tàn phá nặng nề nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam cũng đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng, trên nhiều lĩnh vực, nhất là ngành vận tải. Để giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp vận tải, Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam (VATA) vừa có văn bản gửi Thủ tướng và Bộ GTVT đề nghị các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng dịch Covid-19. Trong đó, đề xuất miễn phí bảo trì đường bộ khi xe phải nằm im trong bãi.
Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam vừa có văn bản gửi Thủ tướng kiến nghị các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng do dịch Covid-19.
Theo ông Nguyễn Văn Quyền - Chủ tịch VATA, hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh vận tải ô tô và bến xe đều gặp khó khăn. Vận tải hành khách, hàng hóa giảm đến 90%, số còn lại hoạt động không hiệu quả, doanh thu sụt giảm nghiêm trọng. Các chi phí phục vụ công tác phòng chống dịch lại tăng làm doanh nghiệp vận tải ngày càng khó khăn. Hiệp hội vận tải kêu cứu
Từ đó, hiệp hội kiến nghị các ngân hàng thương mại hỗ trợ giảm 50% lãi suất vay cho các khoản phải trả lãi của các tháng 4, 5, 6/2020 (trong số này nhà nước hỗ trợ 25% và ngân hàng 25%). Kể từ tháng 7/2020 áp dụng mức lãi suất ưu đãi cho doanh nghiệp nhưng tối đa không quá 6%/năm.
Giãn nợ bao gồm cả gốc và lãi từ 6-12 tháng cho các doanh nghiệp kể từ ngày công bố dịch. Tiếp tục cho vay ra với lãi suất ưu đãi để doanh nghiệp bổ sung vốn lưu động tiếp tục khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh với lãi suất không quá 6%/năm trong năm 2020 và không quá 9% trong năm 2021.
Hiệp hội Vận tải cho biết, hiện nay hầu hết các doanh nghiệp vận tải đều dừng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng, không có doanh thu nhưng để giữ chân người lao động, các doanh nghiệp vẫn duy trì trả tiền lương cho người lao động để chờ khi dịch đi qua có thể tiếp tục hoạt động được ngay. Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải bỏ nhiều chi phí cho công tác phòng chống dịch.
Vận tải khách và hàng hóa đang bioj ảnh hưởng nghiêm trọng do dịch Covid-19.
Hiệp hội đề nghị có chính sách hỗ trợ tất cả doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ du lịch, khách sạn, nhà hàng, vận tải hành khách đường bộ, hàng không... với mức hỗ trợ bằng 20% tổng số thuế thực nộp của doanh nghiệp trong năm 2019; giảm thuế giá trị gia tăng về 0%, giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp.
Ngoài ra, kiến nghị Chính phủ cho phép doanh nghiệp và người lao động miễn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong thời gian đến hết tháng 6/2020 hoặc đến khi công bố hết dịch.
Hiệp hội kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải cho miễn phí bảo trì đường bộ đến hết tháng 12/2020; giảm 50% phí đăng kiểm xe cơ giới; điều chỉnh tăng thời hạn kiểm định ôtô chu kỳ đầu là 24 tháng và chu kỳ tiếp theo là 12 tháng; không thu phí đậu, đỗ, đón khách tại sân bay, nhà ga, bến cảng...
Đối với các tỉnh, thành phố, Hiệp hội kiến nghị giảm 50% lệ phí trước bạ và 50% lệ phí đăng ký cho các xe đăng ký mới để kinh doanh vận tải, áp dụng đến 31/12/2021.
Bộ GTVT nói gì về miễn phí bảo trì đường bộ?
Liên quan đề xuất của Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam, mới đây Bộ GTVT cũng đã có công văn trả lời một số đơn vị vận tải về việc miễn giảm phí bảo trì đường bộ đối với các phương tiện không hoạt động do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Công văn cho biết: Việc miễn, trả lại hoặc bù trừ phí bảo trì đường bộ đã nộp được quy định tại Điều 9 Thông tư số 293/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí đường bộ.
Hàng nghìn xe tải bị kẹt tại các cửa khẩu, không xuất được hàng hóa sang biên giới do dịch Covid-19.
"Ngay sau khi Sở GTVT kiểm tra và xác nhận vào đơn, doanh nghiệp có trách nhiệm gửi đơn cho đơn vị đăng kiểm xe cơ giới. Doanh nghiệp sẽ không phải chịu phí sử dụng đường bộ đối với các xe tạm dừng lưu hành từ 30 ngày trở lên tính từ ngày Sở GTVT xác nhận vào đơn xin tạm dừng lưu hành. Doanh nghiệp cần nghiên cứu quy định tại Thông tư 239/2016 của Bộ Tài chính để thực hiện", công văn của Bộ GTVT khẳng định.
Tại khoản 2 Điều 19 của Thông tư 293/2016 quy định, các xe kinh doanh vận tải thuộc hợp tác xã, doanh nghiệp kinh doanh vận tải tạm dừng lưu hành liên tục từ 30 ngày trở lên phải làm đơn xin tạm dừng lưu hành (theo mẫu quy định tại phụ lục 06 Thông tư 239/2016) gửi Sở GTVT nơi quản lý, cấp phép hoạt động kinh doanh vận tải hoặc nơi sử dụng phương tiện (đối với trường hợp mang phương tiện đến địa phương khác sử dụng) kèm theo giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô./.
Phi Long
Hải Phòng: Hàng trăm doanh nghiệp vận tải chen lấn xin 'giấy thông hành' Do văn bản yêu cầu "Giấy xác nhận cho phương tiện vận tải hàng hóa của Hải Phòng ra, vào thành phố", hàng trăm người dân chen lấn tại UBND các quận để xin xác nhận. Một khung cảnh nguy hiểm trong thời kỳ giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Trước diễn biến phức tạp của...