Doanh nghiệp vận tải giảm cước như ‘muỗi đốt inox’
Tính đến nay, mới có 22/500 doanh nghiệp vận tải hoạt động trong 4 bến xe lớn của Hà Nội chính thức giảm giá cước, dao động từ 3-15%.
Giảm cước kiểu “muỗi đốt inox”
Giá xăng đã giảm 2.770 đồng/lít trong vòng hơn một tháng qua, nhưng hàng trăm doanh nghiệp vận tải Hà Nội rất “đủng đỉnh” về chuyện giảm giá cước. Tại 4 bến xe lớn ở Hà Nội là Mỹ Đình, Giáp Bát, Nước Ngầm, Gia Lâm theo thống kê mới có 22/500 doanh nghiệp vận tải giảm giá cước.
Trao đổi với PV ông Nguyễn Mạnh Tuấn, Phó giám đốc bến xe Mỹ Đình cho biết: Hiện nay, mới có 8/200 doanh nghiệp giảm giá vé, hoạt động trên 11 tuyến đường với mức giảm từ 3-17% giá cước. Với những tác động của thị trường cũng như cơ quan quản lý nhà nước, thì việc giá xăng giảm sẽ có độ trễ nên tuần sau các doanh nghiệp hoạt động trong bến sẽ tiến hành giảm giá cước.
Tại bến xe này, cá biệt có Xí nghiệp xe khách Nam Hà Nội tuyến Mỹ Đình – Nho Quan giảm 3.000 đồng, từ 68.000 xuống còn 65.000 đồng/một chiều; tuyến Mỹ Đình – Nghĩa Hưng, Giao Thủy (Nam Định) giảm từ 63.000 đồng xuống còn 60.000 đồng/một chiều.
Đại diện bến xe Nước Ngầm cho hay: Đến hôm nay bến xe Nước Ngầm mới có 2/95 doanh nghiệp xin điều chỉnh giảm giá cước vận tải. Với mức giảm nhẹ là 3,23%, hai doanh nghiệp giảm giá cước hoạt động là tuyến Hà Nội – Gia Lai; Hà Nội – Mậu A,Văn Yên – Yên Bái. Hiện nay chúng tôi đang yêu cầu tất cả các doanh nghiệp vận tải đang hoạt động phải có báo cáo bằng văn bản về việc giảm giá cước ngay trong tuần này.
Bến xe Gia Lâm mới có 2 doanh nghiệp tuyến Hà Nội – Yên Bái điều chỉnh giảm giá vé, mức giảm từ 5-10.000 đồng/chuyến.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Tất Thành, Giám đốc bến xe Giáp Bát cho biết: “Đến hôm nay mới có 10/150 doanh nghiệp giảm giá cước. Cụ thể, mức giảm cao nhất ghi nhận đến thời điểm này tại bến xe Giáp Bát là doanh nghiệp Dịch vụ vận tải Hồng Vân có mức giảm 8,33% (giá cũ 120.000 đồng, giá mới giảm xuống 110.000 đồng tuyến Hà Nội – Cẩm Phả)”.
Mức giảm thấp nhất là Chi nhánh Công ty vận tải TNHH Hoàng Long tuyến Thái Bình – Hà Nội chỉ giảm 2,6% (từ 77.000 đồng xuống 75.000 đồng). Còn lại 5 doanh nghiệp khác mức giảm dao động từ 4-6%, chủ yếu là các tuyến Hà Nội đi Tuyên Quang, Hà Giang, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình…
“Giá cước giảm theo giá xăng thì doanh nghiệp đói”
Trao đổi với PV, ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội cho biết:”Không thể bắt các doanh nghiệp vận tải giảm giá vé theo giá xăng được, giảm theo giá xăng thì doanh nghiệp đói. Quy định là giá xăng dầu giảm 10% thì cước vận tải phải giảm khoảng 5%, không thể quy định một cách cứng nhắc như vậy. Xăng dầu chỉ là một yếu tố cấu thành nên giá vận tải. Khi giá xăng tăng, giảm khác nhau thì các yếu tố đầu vào cũng khác nhau”.
Theo ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội thì không thể bắt các doanh nghiệp vận tải giảm giá vé theo giá xăng được.
“Chúng ta phải ghi nhận giá xăng từ đầu năm đến nay giảm, giá xăng lên thì lên rất nhanh, khi xăng giảm thì giảm “nhỏ giọt”. Doanh nghiệp vận tải phải chờ xăng giảm ở một biên độ nhất định thì họ mới điều chỉnh giảm giá. Không những vậy, nhiều trạm thu phí cầu đường, giá vé cũng tăng lên. Ví dụ trước đây giá cầu đường chỉ có 3-4 triệu/tháng, nay lên gần 10 triệu/tháng, doanh nghiệp phải tính hết vào giá vé chứ”, ông Bùi Danh Liên cho biết thêm.
GS.TS Đặng Đình Đào, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và phát triển, Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội cho hay: “Đối với doanh nghiệp yêu cầu điều chỉnh giá cước sẽ rất khó, cần phải có thời gian nhất định. Sau một thời gian ngắn họ không điều chỉnh giảm thì phải có biện pháp xử lý, chế tài mạnh theo quy định của Nhà nước. Giá xăng dầu giảm, dự báo giá hàng hóa trong nước giảm theo dẫn đến CPI trong tháng 9 có xu hướng giảm so với tháng 8. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho nền kinh tế Việt Nam”.
Theo Diễn đàn đầu tư
Thiếu nước giữa mùa mưa
Ngay giữa mùa mưa nhưng nước sinh hoạt cấp cho đô thị Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) phải dè sẻn do nguồn cung từ nước ngầm cạn kiệt bất thường.
Nước mạch lộ cạn kiệt ở trạm bơm Ea Kôtam - Ảnh: Ngọc Quyền
Mạch lộ, giếng khoan đều tụt giảm
Giữa tháng 8, bể thu nước mạch xuất lộ của trạm bơm Ea Kôtam thuộc Công ty TNHH MTV Cấp nước và đầu tư xây dựng Đắk Lắk (ở xã Hòa Đông, H.Krông Pắk) vẫn khô khốc, nước trong đường cống gom chảy khá yếu.
Ông Đoàn Văn Ba, công nhân vận hành trạm bơm, cho biết thường vào các tháng 7, 8 là cao điểm mùa mưa, nước ngầm từ mạch lộ chảy ra ở mức cao nhất trong năm, thậm chí nước dâng lên khỏi cống gom, tràn ra ngoài, cá đồng theo dòng nước bơi ngược vào bể thu. Nhưng theo ông Ba, năm nay lại khác, mực nước giảm còn khoảng một nửa.
Ông Lê Nguyễn Anh Tú, trưởng trạm bơm Ea Kôtam, mở sổ theo dõi cho thấy vào tháng 8 hàng năm, lượng nước khai thác bình quân 13.000 m3/ngày đêm; như tháng 8.2014 có ngày đạt đến 13.733 m3. Thế nhưng trong tháng 8 năm nay, trạm khai thác chỉ khoảng 6.000 - 6.500 m3/ngày đêm. "Trạm có 4 máy bơm công suất bơm đến 14.000 m3/ngày đêm nhưng hiện chúng tôi chỉ dùng 2 máy cũng đã hút hết nước ở bể trung chuyển vì không đủ lượng nước ngầm chảy về", ông Tú cho hay.
Công ty TNHH MTV Cấp nước và đầu tư xây dựng Đắk Lắk là đơn vị cung cấp toàn bộ nước sinh hoạt cho TP.Buôn Ma Thuột với nguồn cung chủ yếu từ nước ngầm khai thác ở 3 mạch lộ: Ea Kôtam, Ea Msen, Cư Pun cùng 30 giếng khoan. Ông Nguyễn Khắc Dần, Phó giám đốc công ty, cho biết tương tự mạch Ea Kôtam, mức khai thác ở mạch lộ Ea Msen cũng thấp, hiện khoảng 4.500 m3/ngày đêm (so với công suất thiết kế 8.000 m3); mạch Cư Pun có khá hơn, đạt khoảng 90% so với công suất 9.000 m3/ngày đêm. Theo ông Dần, hiện 1 giếng khoan bị đứt mạch, không thể khai thác, 29 giếng còn lại chỉ khai thác ở mức 70-80%; vì vậy ngay giữa mùa mưa nhưng việc cấp nước cho TP.Buôn Ma Thuột vẫn hạn chế.
Lo thiếu nước như... ngồi trên lửa
Ông Dần cho rằng nguyên nhân mực nước các mạch lộ, giếng khoan giảm do hạn hán khốc liệt trong mùa khô vừa qua còn ảnh hưởng đến giữa mùa mưa này. Hiện nước ngầm các vùng khai thác vẫn chưa hồi phục do lượng mưa những tháng qua thấp so với trung bình nhiều năm.
"Xung quanh Buôn Ma Thuột hầu như không còn rừng tự nhiên, trong khi người dân lại khai thác nước giếng khoan tràn lan phục vụ tưới cà phê khiến mực nước ngầm trong khu vực ngày càng giảm", ông Dần nhận định.
Ông Trần Văn Thiện, Giám đốc Công ty TNHH MTV Cấp nước và đầu tư xây dựng Đắk Lắk, cho biết do mực nước ngầm xuống sâu nên khai thác tốn kém điện năng nhiều hơn; 6 tháng đầu năm nay, công ty lỗ hơn 1 tỉ đồng do tiền điện tăng. Theo doanh nghiệp này, trước đây để sản xuất 1 m3 nước sinh hoạt, bình quân tiêu thụ 0,25 kW điện năng, nhưng giờ đây do nước xuống sâu, phải tốn tới 0,36 - 0,37 kW.
Buôn Ma Thuột có tốc độ đô thị hóa nhanh, theo đó nhu cầu nước sinh hoạt mỗi năm một tăng, hiện cần tới 65.000 m3/ngày đêm, trong khi khối lượng nước khai thác chỉ đạt 40.000 - 45.000 m3/ngày đêm.
"Thiếu nguồn nước khai thác đang trở thành nỗi lo thường trực của chúng tôi; nhiều thời điểm doanh nghiệp như ngồi trên lửa do không đủ nước cung ứng, phải chịu nhiều phàn nàn của người dân", ông Thiện giãi bày.
Nhằm bổ sung nguồn nước cho TP.Buôn Ma Thuột, Công ty TNHH MTV Cấp nước và đầu tư xây dựng Đắk Lắk đang triển khai dự án lấy nước từ sông Sêrêpốk công suất 35.000 m3/ngày đêm, tổng vốn đầu tư hơn 30 triệu USD; trong đó vay Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) 24 triệu USD. Theo ông Thiện, nếu các thủ tục đầu tư và công tác giải phóng mặt bằng diễn ra thuận lợi thì cuối năm nay dự án khởi công và sớm nhất đến năm 2017 mới đưa vào vận hành.
Ngọc Quyền
Theo Thanhnien
Ám ảnh những dòng sông "khắc khoải chờ chết" của Hà Nội Nước đen sì, đặc quánh rác bẩn, đủ các loại rác sinh hoạt mắc lại lừng chừng bốc mùi hôi thối... Đây là những hình ảnh trên sông Kim Ngưu, sông Lừ, sông Tô Lịch, những dòng sông hiếm hoi trong nội đô còn sót lại của Hà Nội. Để khắc phục tình trạng ô nhiễm của những con sông này, thường xuyên...