Doanh nghiệp vận tải biển: “Chúng tôi sắp hết hơi rồi!”
“6 năm qua, chúng tôi phải vật lộn với khủng hoảng vận tải biển, kinh tế suy thoái, những khó khăn do căng thẳng tại Biển đông… Thực sự chúng tôi sắp hết hơi rồi!” – ông Vũ Đức Then – Phó Chủ tịch Hội vận tải biển Diêm Điền – Thái Bình bày tỏ.
Hôm qua (5/8), dưới sự chủ trì của Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng, lần đầu tiên một Hội nghị Đối thoại với doanh nghiệp cảng biển và vận tải biển trên toàn quốc đã được tổ chức. Hội nghị quan trọng này diễn ra trong bối cảnh ngành vận tải biển Việt Nam chưa có dấu hiệu phục hồi tích cực sau nhiều năm khủng khoảng. Vì thế việc tháo gỡ những khó khăn và vướng mắc về cơ chế chính sách cũng như những vấn đề nội tại của ngành vận tải này được đặt ra tiên quyết.
Nhiều chủ tàu sắp phá sản!
Các điểm cầu đối thoại trực tuyến được thiết lập tại 5 thành phố lớn là Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ, đã thu hút rất đông đảo các doanh nghiệp vận tải biển và cảng biển tham gia. Với các doanh nghiệp đang “ngộp” trong khó khăn thì đây là cơ hội được nói lên những khúc mắc lâu nay và kiến nghị giải pháp cấp bách.
Ông Vũ Đức Then – Phó Chủ tịch Hội vận tải biển Diêm Điền-Thái Bình – bày tỏ: “6 năm qua, chúng tôi phải vật lộn với khủng hoảng vận tải biển, kinh tế suy thoái lại thêm những khó khăn do căng thẳng tại Biển đông… Thực sự chúng tôi sắp hết hơi rồi!” . Ông Then đề nghị Nhà nước cứu trợ khẩn cấp!
Liên quan đến việc cấp Giấy chứng nhận khả năng đi biển với những quy chuẩn hạn chế đã có từ 20 năm nay, ông Then cho biết: “Thực tế tàu của tôi đang sử dụng hoạt động cách bờ hoặc nơi trú ẩn 20 hải lí đều an toàn, nhưng theo Giấy chứng nhận mà Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp thì tàu chỉ phù hợp trong vùng đi biển hạn chế III. Vì thế mà tàu chúng tôi vận chuyển hàng hóa từ Hải Phòng đến Đà Nẵng không được bảo hiểm (do chạy cách bờ quá 20 hải lí)”.
Trả lời về vấn đề này, ông Trần Kỳ Hình – Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam -cho rằng, Giấy chứng nhận được cấp theo khả năng của tàu, tàu “gánh” được đến đâu, chạy đến đấy. Theo quy định, tàu của ông Then được cấp hạn chế III, tức là chỉ được đi đến đó thôi.
Nghe ý kiến của Cục trưởng Đăng kiểm, Bộ trưởng Đinh La Thăng không hài lòng: “Nếu cứ theo quy định thì cần cuộc họp này để làm gì? Đây là Hội nghị tháo gỡ khó khăn chứ không phải hội nghị ôn lại quy định. Trước đây, tàu cũ, công nghệ cũ thì quy định thế, giờ thực tế hoạt động khác rồi thì mình phải sửa đổi cho phù hợp với thực tế chứ. Ngay tuần sau, tôi sẽ trực tiếp làm việc với đăng kiểm để giải quyết dứt điểm về vấn đề này”.
Hội nghị đối thoái với các doanh nghiệp cảng biển, vận tải biển diễn ra hôm qua 5/8
Video đang HOT
Trong khi đó, ông Đỗ Xuân Quỳnh – Tổng thư ký Hiệp hội chủ tàu Việt Nam – cho biết, hầu hết chủ tàu đều khai thác tàu dưới giá thành và chấp nhận lỗ. Cước phí hàng hải đã giảm xuống mức thấp nhất từ trước tới nay và hiện vẫn chưa thoát đáy. Một số chủ tàu đã phải cho tàu neo chờ.
“Khó khăn lớn nhất mà chủ tàu đang phải đối mặt hiện nay là tình trạng thiếu vốn lưu động để duy trì sản xuất kinh doanh, khai thác tàu. Khi mua tàu, đóng tàu, các chủ tàu đều phải vay vốn của ngân hàng với lãi suất cao. Chủ tàu cần tiền để trả nợ ngân hàng, để mua nhiên liệu, trả tiền bảo hiểm, mua sắm vật tư phụ tùng thay thế, trả lương thuyền viên… Chắc chắn nhiều chủ tàu sẽ còn phá sản trong thời gian tới” – ông Quỳnh cho hay.
Tổng thư ký Hiệp hội chủ tàu Việt Nam kiến nghị Bộ GTVT và Chính phủ có chính sách cho các chủ tàu vay vốn với lãi suất thấp để có thể duy trì sản xuất, đặc biệt là tạo điều kiện cho chủ tàu trong nước (dừng cấp phép cho tàu nước ngoài vận tải nội địa), nhằm tăng thị phần cho đội tàu Việt Nam và giúp các chủ tàu vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.
Giải đáp kiến nghị của Hiệp hội chủ tàu, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Công khẳng định: “Nguyên tắc là vận tải nội địa sẽ là độc quyền cho các doanh nghiệp trong nước. Độc quyền quốc gia, chỉ dành cho doanh nghiệp trong nước. Việc cấp phép cho tàu nước ngoài chỉ được thực hiện khi tàu nội không đáp ứng được yêu cầu. Bộ GTVT đã và đang dần siết chặt điều này”.
Cũng theo Thứ trưởng Công, nếu như năm 2012 còn gần 30 tàu nước ngoài vận tải nội địa thì đến thời điểm này chỉ còn 2 tàu.
Quản lý nhà nước không thể vô cảm!
Việc nới rộng thời gian chạy tàu, giảm bớt thủ tục khi thay đổi giờ chạy hoặc tăng chuyến mỗi ngày nhằm giải quyết ách tắc tại 2 đầu bến trên tuyến vận tải Hà Tiên – Phú Quốc được đề xuất bởi Công ty TNHH MTV Thạnh Thới.
Tuy nhiên, đại diện Cảng vụ Hàng hải Kiên Giang cho biết chưa nhận được đề đạt của doanh nghiệp này và lưu ý doanh nghiệp chạy tuyến thì phải đăng ký giờ xuất bến quy định. Cho rằng sau phần trả lời Cảng vụ Hàng hải Kiên Giang “có cũng như không”, Bộ trưởng Đinh La Thăng nhắc nhở: “Các anh làm quản lý Nhà nước như vậy là vô cảm với doanh nghiệp”.
“Do thời gian hạn chế nên hàng hoá, hành khách thường xuyên bị kẹt lại 2 đầu bến, gây phản cảm và bức xúc cho khách đi phà. Mình là quản lý Nhà nước, thấy bức xúc, thấy tồn tại thì phải kiến nghị sửa đổi, hơn nữa, còn phải khuyến khích doanh nghiệp có sáng kiến để phát triển” – Bộ trưởng nhấn mạnh. Bộ trưởng cũng yêu cầu cảng vụ Kiên Giang ngay trong tuần này phải giải quyết dứt điểm tình trạng mà doanh nghiệp nêu ra.
Nhiều ý kiến của các doanh nghiệp khai thác cảng đưa ra tại Hội nghị này cũng bày tỏ mong muốn các cơ quan chức năng nhanh chóng áp sàn giá dịch vụ cảng biển để có thể giải quyết ngay tình trạng cạnh tranh không lành mạnh bằng cách hạ giá dưới mức giá thành.
Các doanh nghiệp vận tải biển đang đối mặt với nhiều khó khăn, thậm chí nguy cơ chủ tàu phá sản rất lớn
Trước rất nhiều khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp cảng biển và vận tải biển cần được tháo gỡ hiện nay, Bộ trưởng Đinh La Thăng khẳng định: Trong thời gian tới, Bộ GTVT sẽ tiếp tục rà soát lại chiến lược, quy hoạch phát triển cảng biển, quy hoạch phát triển đội tàu biển cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Bộ GTVT sẽ quan tâm, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đặc biệt hạ tầng kết nối giữa các cảng biển với nhau, giữa cảng biển với đường sắt, đường bộ, hàng không.
“Sắp tới, Bộ sẽ trình Chính phủ Bộ luật hàng hải sửa đổi. Ngay sau đó sẽ triển khai sửa đổi Nghị định, thông tư có liên quan tháo gỡ ngay cho doanh nghiệp. Gỡ khó cho doanh nghiệp thì dù chỉ sửa một điều Bộ GTVT cũng sẽ sửa” – Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết.
Người đứng đầu ngành giao thông cũng đề nghị các doanh nghiệp cần tăng cường sự đoàn kết, phối hợp, giúp đỡ nhau, cùng nhau phát triển, bởi so với doanh nghiệp nước ngoài chúng ta yếu hơn: “Buôn có bạn, bán có phường, việc đoàn kết, liên kết sẽ tăng thêm sức mạnh và cạnh tranh lành mạnh. Chúng ta là quốc gia biển, phải giàu lên từ biển”.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Chậm, hủy chuyến bay: "Chốt" hạn chuyển biến trong 3 tháng
Hoạt động khai thác bay chỉ tốt trong thời điểm giám sát, vì vậy từ nay Giám đốc các Cảng vụ Hàng không phải trực tiếp đi kiểm tra giám sát hàng ngày tại sân bay và sau 3 tháng nếu không có chuyển biến sẽ bị cách chức.
Tình trạng chậm, hủy chuyến bay được gia hạn phải chuyển biến trong 3 tháng tới
Báo cáo tại cuộc họp Ban Thường trực Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia hôm qua (1/8), ông Lại Xuân Thanh - Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam - cho biết, hiện công tác quản lý Nhà nước của Cục này đang được tập trung vào 3 vấn đề lớn là an toàn, an ninh và chậm hủy chuyến bay đối với các hãng hàng không.
Với hoạt động an ninh an toàn hàng không, Cục trưởng Hàng không thừa nhận rằng những tài liệu hướng dẫn theo tiêu chuẩn của Tổ chức hàng không dân dụng thế giới (ICAO) rất đầy đủ nhưng hiệu quả thực thi... không cao. Vấn đề chậm hủy chuyến bay trước kia Cục Hàng không chưa giám sát nhiều, nhất là về tổ chức hệ thống cung cấp dịch vụ.
Trả lời Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng về kết quả giám sát hoạt động bay thời gian qua, ông Lại Xuân Thanh thành thật rằng hoạt động này chỉ tốt hơn trong thời điểm đoàn giám sát đi làm nhiệm vụ, đây vẫn là vấn đề nan giải. Riêng về thời gian quay đầu các chuyến bay của VietJet Air sẽ được điều chỉnh trong lịch bay mùa đông, hiện lịch bay mùa hè của hãng đã bán vé nên khó có thể thay đổi bằng một kế hoạch bay mới.
Để có sự chuyển biến tốt trong hoạt động khai thác bay và giảm tình trạng chậm hủy chuyến của các hãng, Bộ trưởng Đinh La Thăng yêu cầu Cục Hàng không nâng cao hơn nữa vai trò và trách nhiệm quản lý Nhà nước của mình. Cùng với đó, Cục Hàng không cần rà soát lại toàn bộ lãnh đạo Cảng vụ và nhân viên xem có đủ năng lực làm việc hay không, giao việc giám sát bay hàng ngày cho các Cảng vụ hàng không và gắn với trách nhiệm người đứng đầu Cảng vụ.
"Giám đốc Cảng vụ hàng không phải trực tiếp đi kiểm tra giám sát hàng ngày tại sân bay, không được khoanh tay trước ngực rồi chỉ đạo nhân viên đi làm. Sau 3 tháng nếu tình trạng chậm hủy chuyến bay không chuyển biến thì cách chức Giám cảng vụ. Đối với Tổng Công ty Quản lý bay cũng vậy, nếu điều hành không lưu còn tiếp tục vi phạm thì phải thay người" - Bộ trưởng Đinh La Thăng chỉ đạo.
Cũng tại cuộc họp này, Bộ trưởng Đinh La Thăng yêu cầu Cục Hàng không Việt Nam triển khai ngày các thủ tục trên cơ sở thống nhất giữa Bộ GTVT và Bộ Tổng tham mưu để triển khai đường bay ngắn nhất trên trục nhằm giảm chi phí và nâng cao hiệu quả kinh tế.
Sau nửa tháng thực hiện giám sát tình trạng chậm, hủy chuyến đối với các hãng hàng không cho thấy đã có chuyển biến nhưng chưa nhiều. Từ 13 - 29/7, Vietnam Airlines có 64 chuyến bay chậm do máy bay về muộn, 21 chuyến khác do lỗi kỹ thuật và thời tiết. Jetstar Pacific bị chậm 20 chuyến do máy bay về muộn và 12 chuyến do thời tiết và lỗi kỹ thuật. VietJetAir có 91 chuyến bay bị chậm.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Lo ngại an toàn trên sông Soài Rạp khi có tàu biểu chục nghìn tấn lưu thông Bắt đầu từ tháng 5/2014, nhiều tàu biển trọng tải hàng chục nghìn tấn sẽ đi qua luồng sông Soài Rạp để ra vào cảng Hiệp Phước. Do đó, Cảng vụ Hàng hải TPHCM khuyến cáo tàu thuyền lưu thông trên tuyến sông này phải di chuyển cẩn thận, tránh đi vào luồng tàu biển. Ngày 16/5, Sở Giao thông Vận tải TPHCM...