Doanh nghiệp và chính quyền cùng liên kết phát triển logistics
Để thúc đẩy phát triển logistics, Hải Phòng sẽ điều chỉnh lại quy quy hoạch logistics cấp vùng và quốc tế thay cho quy hoạch cấp quốc gia là đề xuất của ông Nguyễn Đức Thọ – Phó Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng.
Điều này cũng phù hợp với tinh thần của Nghị quyết số 45-NQTW về phát triển TP. Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Phát biểu tại Diễn đàn “Liên kết phát triển dịch vụ logistics Hải Phòng “do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với UBND TP. Hải Phòng, Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam tổ chức ngày 23/4, tại TP Hải Phòng, ông Nguyễn Đức Thọ thẳng thắn nhìn nhận, dù dịch vụ logistics tăng trưởng bình quân 23%/năm, góp phần quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu của thành phố và cả nước song “kết quả hoạt động logistics chưa khai thác hết tiềm năng lợi thế của thành phố, chưa có trung tâm logistics, trung tâm tiếp nhận và phân phối hàng hóa lớn, chi phí dịch vụ cao, chất lượng dịch vụ và tính chuyên nghiệp chưa đồng bộ”.
Diễn đàn thu hút sự tham gia đông đảo của đại diện các doanh nghiệp logistics
Chia sẻ nhận định của lãnh đạo Hải Phòng, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc cho rằng, dù có vị trí thuận lợi và nhiều tiềm năng, nhưng Hải Phòng vẫn chưa phát huy được hết những lợi thế đã có, chưa thực sự trở thành địa phương đi đầu về phát triển dịch vụ logistics, chưa tận dụng lợi thế để góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam.
Đặc biệt, Hải Phòng từng được xem là “cái nôi” của logistics Việt Nam. Tuy nhiên hiện nay các doanh nghiệp tại Hải Phòng chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ, các văn phòng đại diện hoặc chi nhánh của các doanh nghiệp có trụ sở chính Hà Nội, TP.HCM.
Ông Lộc cũng phân tích, việc hàng trăm doanh nghiệp hoạt động nhưng đơn lẻ, chưa tạo thành chuỗi cung ứng dịch vụ ngành logistics đã dẫn tới tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, doanh nghiệp “đông nhưng không mạnh”, phát triển manh mún thiếu quy hoạch làm giảm khả năng cạnh tranh đặc biệt trong bối cảnh hội nhập”.
“Hải Phòng phát triển không phải vì Hải Phòng mà vì cả khu vực của cả nước. Cần chung tay để mở ra cơ hội vươn tới nâng cao năng lực và thế giới sẽ đổ về đây, để chúng ta sẽ có chiếc bánh to hơn, mỗi người sẽ có một phần lớn hơn” – Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc nói.
Những giải pháp để Hải Phòng phát triển hơn nữa dịch vụ logistics cho đúng vị thế là một động lực tăng trưởng của thành phố cảng được Giám đốc Sở Công Thương Bùi Quang Hải nhấn mạnh tại diễn đàn. Theo đó, thành phố sẽ ưu tiên cho việc tiếp tục đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, hệ thống cảng biển, hạ tầng thông tin đồng bộ hiện đại; quản lý và thực hiện tốt Quy hoạch phát triển logictics thành phố, giai đoạn 2021 – 2025 sẽ phát triển 6 trung tâm logistics, diện tích 261ha.
Cùng đó, Hải Phòng đẩy nhanh tiến độ phát triển hạ tầng các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp để kêu gọi thu hút đầu tư FDI và doanh nghiệp trong nước tạo điều kiện phát triển công nghiệp, sản xuất hàng xuất khẩu qua đó tạo nguồn hàng tại chỗ, liên kết đầu vào, đầu ra hàng hoá cũng như phục vụ sửa chữa, sản xuất các trang thiết bị… phục vụ cho hoạt động logistics.
Video đang HOT
Đặc biệt, Sở Công Thương sẽ “tiếp tục tham mưu cho thành phố nghiên cứu thành lập khu thương mại tự do để kêu gọi các tập đoàn chuyển các chuỗi cung ứng toàn cầu phố chuỗi cung ứng toàn cầu về thành phố, khai thác lợi thế của Cảng quốc tế Hải Phòng” – ông Hải nói.
Từ góc độ quản lý nhà nước, ông Trần Thanh Hải – Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu Bộ Công Thương – cho rằng, cứ như chủ đề của diễn đàn cho thấy tại Hải Phòng hiện các doanh nghiệp đang tìm cách liên kết thông qua thành lập hiệp hội logistics. Đây là biện pháp tốt để các doanh nghiệp có một mái nhà chung để trao đổi, chia sẻ, hỗ trợ nhau trong từng hoạt động.
Phó Cục trưởng Cục XNK (Bộ Công Thương) Trần Thanh Hải phát biểu
Tiếp theo là yếu tố nhân lực bởi tất cả các yếu tố như công nghệ, vốn, hạ tầng… dần dần chúng ta có thể khắc phục nhưng thiếu con người thì tất cả các yếu tố trên đều chậm phát huy.
“Do đó, cần xác định rõ vị trí của logistics trong quy hoạch tổng thể kinh tế – xã hội của thành phố và quyết liệt triển khai để tạo đột phá. Chú trọng vào nâng cao giá trị gia tăng cho dịch vụ logistics. Khẩn trương triển khai khu thương mại tự do; hỗ trợ doanh nghiệp logistics Hải Phòng lớn nhanh hơn” – ông Trần Thanh Hải đề xuất.
Từ góc độ doanh nghiệp lên tiếng, ông Đào Trọng Khoa – Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam – nhìn nhận, không riêng Hải Phòng mà hiện ở Việt Nam, các loại hình dịch vụ mà các doanh nghiệp cung cấp phổ biến là những dịch vụ cơ bản phổ biến như thủ tục hải quan, giao nhận, vận tải nội địa và quốc tế, kho bãi. Tỷ lệ cung cấp các loại hình có giá trị gia tăng cao còn thấp.
Cụ thể, có nhiều cảng nhưng các cảng đang trong quá trình container hóa, chỉ có thể tiếp nhận các tàu nhỏ và chưa được trang bị các thiết bị xếp dỡ container hiện đại, còn thiếu kinh nghiệm trong điều hành xêp dỡ container.
Bởi vậy, một giải pháp được xem như cần kíp và trong tầm tay là sớm ra đời Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Hải Phòng để nâng cao năng lực và quy mô của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics của thành phố trở thành những nhà cung cấp dịch vụ logistics 3PL thông qua việc liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước (vận tải, cảng biển…) với nhau và với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics quốc tế.
Tọa đàm giữa các nhà quản lý, chuyên gia và đại diện doanh nghiệp
Với quan điểm Hải Phòng hội tụ đầy đủ điều kiện để trở thành trung tâm dịch vụ logistics. để thu hút đầu tư phát triển ngành dịch vụ logistics, theo ông Khoa, thành phố có những khuyến nghị với Chính phủ cho phép cơ chế linh hoạt trong việc định ra các ưu đãi đầu tư nhất là kết cấu hạ tầng (thời hạn cho thuê đất, việc giải phóng mặt bằng, thuế, vay vốn ưu đãi, bảo lãnh Chính phủ…). Cải cách thủ tục hành chính, nhất là thủ tục hải quan, thủ tục ra vào cảng biển của tàu biển và hàng hóa.
Ý kiến nhiều doanh nghiệp cho rằng, trong mối liên kết nhiều chiều giữa doanh nghiệp và các cơ quan quản lý để thúc đẩy phát triển logistics Hải Phòng đều cần “gỡ” cho ra 3 điểm nghẽn. Thứ nhất là kết nối vận tải đa phương thức. Tiếp theo là vấn đề hạ tầng logistics và cuối cùng là chi phí logistics. Và nếu được nữa thì đó chính là vấn đề nhân lực cho phát triển dịch vụ logistics.
Vấn đề nhân lực được nhiều đại diện doanh nghiệp lưu tâm. Ông Đan Đức Hiệp – nguyên Phó Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng – mô tả, đây chính là một cái “nút” của mọi cái “nút” trong phát triển logistics vì ông từng chứng kiến có đến hàng nghìn doanh nghiệp trong giấy phép kinh doanh có ghi cả loại hình dịch vụ này nhưng trên thực tế, theo ông Hiệp, “có bao nhiêu doanh nghiệp thực sự hoạt động lĩnh vực này, những doanh nghiệp hiểu đúng hiểu đồng bộ về dịch vụ này chắc còn ít hơn nữa”.
Đại diện nhiều doanh nghiệp cho rằng, do quy hoạch của cảng biển và các cơ sở logistics như bến bãi, nhà kho chưa được đồng bộ; hàng trăm doanh nghiệp hoạt động nhưng đơn lẻ, chưa tạo thành chuỗi cung ứng dịch vụ ngành logistics đã dẫn tới tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, doanh nghiệp “đông nhưng không mạnh”, phát triển manh mún thiếu quy hoạch làm giảm khả năng cạnh tranh đặc biệt trong bối cảnh hội nhập.
Cùng đó, nhiều khi giá thu được từ các hãng tàu của nước ngoài hoặc các dịch vụ cạnh tranh có giá thấp nên cũng làm ảnh hưởng đến các doanh nghiệp khai thác cảng cũng như các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics. Hơn nữa, các đường kết nối với cảng như: đường bộ, đường sắt, đường thuỷ vẫn còn điểm “tắc nghẽn”, chưa đạt đồng bộ với xu thế phát triển cảng tới đây.
“Nếu liên kết được với nhau, chúng ta sẽ tối ưu hóa được chi phí, tạo ra nhiều giá trị gia tăng cho khách hàng, cung cấp dịch vụ chọn gói, khai thác tối đa nguồn nhân lực, nâng cao năng lực cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp, cả cộng đồng logistics, của Việt Nam nói chung và sẽ tăng thêm nguồn và lượng hàng hóa xếp dỡ”, ông Cao Hồng Phong – Giám đốc Công ty Cảng Nam Hải Đình Vũ – Gemadept nhìn nhận.
Doanh nghiệp lơ mơ về các cam kết của Hiệp định CPTPP
69% DN nghe nói hoặc biết sơ bộ về Hiệp định CPTPP, 25% DN có hiểu biết nhất định, tỷ lệ các DN biết rõ về các cam kết CPTPP còn rất ít.
Tại Hội thảo "Hai năm thực thi Hiệp định CPTPP tại Việt Nam - đánh giá góc nhìn từ doanh nghiệp" do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức ngày 7/4 tại Hà Nội, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI chỉ rõ: Thông qua khảo sát, 51% DN đánh giá, sự thua kém về năng lực cạnh tranh của chính DN so với các đối thủ sẽ cản trở việc hiện thực hóa các cơ hội kỳ vọng từ CPTPP và các FTA trong tương lai, cùng với đó là các biến động và bất định của thị trường.
"Các yếu tố đến từ phía các cơ quan nhà nước như thiếu thông tin về các cam kết, chậm chạp, vướng mắc và thiếu linh hoạt và hạn chế trong tổ chức thực thi CPTPP và các FTA. Một số nguyên nhân kỹ thuật như quy tắc xuất xứ, cam kết FTA bất lợi cho DN... cũng là nhóm các lực cản khiến cho DN khó hoặc chậm tiếp cận với các lợi thế từ Hiệp định CPTPP", ông Lộc phân tích.
Theo kết quả khảo sát của VCCI, nếu như 5 năm trước, bất cập trong thực thi của cơ quan nhà nước là những lý do chủ yếu cản trở DN (81-84%) thì nay, đây chỉ là vấn đề với chưa đến 1/2 DN, đứng sau nguyên nhân chủ quan từ năng lực cạnh tranh của bản thân DN. So với trước đây, DN đã bớt lo lắng hơn về thể chế.
Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).
Khảo sát cho thấy, để chuẩn bị cho tương lai xa mà ở đó CPTPP và các FTA có thể là một trợ lực hiệu quả, có tới 3/4 DN cho biết họ đã/đang có kế hoạch điều chỉnh kinh doanh để tận dụng các hiệp định này. Đầu tiên là điều chỉnh để củng cố bản thân - cải thiện năng lực cạnh tranh nền tảng của DN, sau đó mới tới các tính toán để tận dụng các cơ hội thị trường trực diện từ CPTPP và các FTA, và cuối cùng là các kế hoạch để sẵn sàng cho những cơ hội tầm xa.
Về mức độ hiểu biết của DN về CPTPP, khảo sát chỉ ra có 69% DN nghe nói hoặc biết sơ bộ về Hiệp định này, cao hơn tất cả các FTA khác, 25% DN có hiểu biết nhất định. Tuy nhiên, cứ 20 DN mới chỉ có 1 doanh nghiệp biết rõ về các cam kết CPTPP liên quan tới hoạt động kinh doanh của mình.
"Kết quả này cho thấy, với một FTA khó và phức tạp như CPTPP thì cần thiết phải có những biện pháp thông tin chuyên sâu, chi tiết và hữu ích hơn cho DN trong thời gian tới", khảo sát chỉ rõ.
Ông Phan Hữu Minh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thái Nguyên cho biết, 2 năm thực thi Hiệp định CPTPP trong bối cảnh Việt Nam và thế giới gặp nhiều khó khăn bởi dịch Covid-19. Trong khi đó, Hiệp định CPTPP mang tính chất hội nhập nên đã chịu ảnh hưởng cũng như nhiều tác động khác nhau.
"Với các DN có nền móng vững chắc như Samsung Thái Nguyên, sắt thép, xi măng có khâu tổ chức tốt trong khuôn viên riêng biệt nên hoạt động sản xuất kinh doanh không chịu nhiều tác động bởi dịch bệnh. Tuy nhiên, các DN khi tham gia CPTPP cần hết sức tuân thủ theo các quy định chung như quan tâm đến nguồn gốc xuất xứ, từ đó có sự chuẩn bị về tổ chức sản xuất, nâng cao năng lực để không bị sụt giảm về sản lượng và chất lượng", ông Minh lưu ý.
Kết quả thực thi thấp hơn nhiều so với kỳ vọng
Hiệp định CPTPP có hiệu lực với Việt Nam từ 14/1/2019, tới nay đã hơn 2 năm. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các đối tác CPTPP năm 2019 đạt tăng trưởng trung bình 7,2% so với năm 2018, trong khi nhập khẩu chỉ tăng nhẹ ở mức 0,7%. Xuất khẩu sang các thị trường mới trong CPTPP ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng từ 26-36%.
Trong bối cảnh hầu như tất cả các đối tác CPTPP đều giảm nhập khẩu năm 2019 thì việc Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng này cho thấy CPTPP đang ít nhiều tạo ra những tác động tích cực.
Tuy nhiên, ông Vũ Tiến Lộc cho rằng, các kết quả đạt được còn thấp hơn nhiều so với kỳ vọng. Do vậy, các chương trình, hoạt động hỗ trợ DN cần tập trung vào các hoạt động thực chất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, xúc tiến thương mại ở tầm quốc gia một cách hệ thống đặc biệt là ở các thị trường mới, cập nhật thông tin thị trường và kết nối cung cầu. "Các hoạt động hỗ trợ DN này cũng cần được thiết kế theo nhóm đối tượng riêng, với ưu tiên đặc biệt dành cho các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ", ông Lộc nói.
Ngoài ra khi tham gia CPTPP, các DN cần chủ động hơn trong việc tìm hiểu cơ hội, cam kết CPTPP và hành động hiện thực hóa lợi ích từ Hiệp định là đòi hỏi quan trọng nhất. Việc nâng cao năng lực cạnh tranh của DN bắt đầu từ nâng cao chất lượng của sản phẩm không chỉ là công việc thường xuyên, mà còn là chìa khóa để DN chớp được các cơ hội từ quá trình hội nhập.
Trên thực tế, những điểm cần khắc phục để tận dụng CPTPP đã được nêu ra từ trước khi Hiệp định có hiệu lực, như sự chủ động và tăng sức cạnh tranh của DN. Vấn đề này các Bộ, ngành đã phổ biến nhiều nhưng rõ ràng, mức độ chủ động của DN đến nay vẫn còn chưa cao.
Quản lý thuế chặt chẽ nhưng không được gây khó cho DN Đại diện các chuyên gia Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) góp ý dự thảo hướng dẫn thi hành một số điều của Luật và Nghị định Quản lý thuế cần tiếp tục điều chỉnh theo hướng chặt chẽ nhưng vẫn phải bảo đảm tạo thuận lợi cho DN và đạt các chuẩn mực quốc tế. Toàn cảnh Hội thảo. Ảnh:VGP/HT Đây là nội...