Doanh nghiệp UPCoM hé lộ kế hoạch niêm yết
Là sàn tập dượt, bệ phóng lên niêm yết cho các công ty đại chúng, thị trường UPCoM sẽ cung cấp “hàng mới” cho HNX và HOSE trong thời gian tới, khi một số doanh nghiệp UPCoM đang lên kế hoạch đưa cổ phiếu lên sàn cao hơn.
Một số DN trên UPCoM đang dự kiến trình ĐHCĐ kế hoạch lên niêm yết trên sàn chính thức trong năm nay.
CTCP Thiết kế công nghiệp hóa chất (CECO, mã CEC) vừa chia sẻ kế hoạch niêm yết cổ phiếu trên HNX. Theo đó, trong năm nay, CECO có 2 dự định lớn: tăng gấp đôi vốn điều lệ và niêm yết cổ phiếu tại HNX.
Trao đổi với ĐTCK, ông Đỗ Hiên Ngang, Chủ tịch HĐQT CECO cho biết, quyết định chuyển sàn của CECO là thể theo nguyện vọng của các cổ đông. Tại Đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) bất thường tháng 10 năm ngoái, đại đa số cổ đông đã thông qua đề xuất niêm yết cổ phiếu CEC với mục tiêu tăng cường tính minh bạch trong quản trị Công ty, đồng thời nâng cao vị thế thương hiệu của CECO trên thương trường.
Về lý do tăng vốn điều lệ, Chủ tịch Đỗ Hiên Ngang cho biết, hiện nay vốn chủ sở hữu của CECO chỉ xấp xỉ 30 tỷ đồng, trong khi đó, Công ty đang sở hữu những hợp đồng lớn như hợp đồng EPC muối mỏ Lào (dự án Khai thác và chế biến muối mỏ tại Lào) có giá trị đến hơn 2.400 tỷ đồng. Nếu thực hiện trong 4 năm, thì mỗi năm cần trung bình 500 – 600 tỷ đồng.
Với số vốn hiện tại, CECO không đủ tiềm lực để thực hiện dự án nên các cổ đông của CECO gần như 100% nhất trí là phải tăng vốn, lộ trình thực hiện có thể trong tháng 4, tháng 5/2016 do chờ đợi hoàn tất thủ tục với nhà quản lý.
Việc tăng vốn lên gấp đôi, tức gần 60 tỷ đồng sẽ giúp CECO đáp ứng điều kiện cơ bản về vốn điều lệ khi niêm yết trên sàn HNX (theo quy định hiện hành, DN niêm yết trên HNX phải “có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 30 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán”).
Đối với kết quả kinh doanh năm 2015, dù chưa công bố chính thức, nhưng lãnh đạo CECO cho biết, năm 2015 không đạt mục tiêu Đại hội giao, với một phần lý do từ việc chậm ký kết một hợp đồng lớn trong kỳ. Năm 2016, Công ty đặt mục tiêu doanh thu khoảng 600 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 15 tỷ đồng, dự kiến trình ĐHCĐ vào tháng 4 tới đây.
Cũng trong năm 2015, CECO có sự biến động về cơ cấu cổ đông khi Công ty mẹ-Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) thực hiện hoạt động thoái vốn theo lộ trình của Chính phủ. Theo đó, từ tháng 6/2015, tỷ lệ sở hữu của Nhà nước giảm từ hơn 52% xuống còn xấp xỉ 30%, phần vốn của Nhà nước được bán đấu giá tại giá 31.000 đồng/CP.
Một doanh nghiệp khác trên UPCoM cho biết sẽ lên sàn niêm yết là CTCP Thủy điện Gia Lai (mã GHC). Theo GHC, Công ty quyết định niêm yết cổ phiếu do xác định năm 2016 là năm thuận lợi để niêm yết và được sự khuyến khích của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Bên cạnh đó, việc niêm yết sẽ mang lại lợi ích lớn cho cổ đông trong việc tăng khả năng thanh khoản, theo đó thị giá cổ phiếu được định sát hơn với giá trị Công ty.
Trước đó, tại ĐHCĐ năm 2014, cổ đông GHC đã thống nhất chủ trương niêm yết cổ phiếu Công ty tại một trong 2 sàn HOSE và HNX. Đến năm 2015, GHC đã nộp hồ sơ niêm yết tại sàn HOSE, nhưng sau đó rút hồ sơ. Năm 2016, HĐQT tiếp tục trình ĐHCĐ tái xác nhận chủ trương niêm yết cổ phiếu trên HOSE.
Video đang HOT
Tại ĐHCĐ lần này, ngoài kế hoạch niêm yết, GHC cũng trình Đại hội thông qua việc gia hạn thời gian góp vốn để đầu tư vào các dự án thủy điện cùng với CTCP Điện Gia Lai (GEC) và các công ty thành viên của GEC. Cụ thể, số tiền dự kiến góp là từ 120 tỷ đồng đến 400 tỷ đồng thông qua vốn tự có và tái cấu trúc các khoản vay từ việc thế chấp 2 nhà máy thủy điện H’Chan và H’Mun hiện có.
Năm 2016, Công ty đặt kế hoạch doanh thu 141,36 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 81,83 tỷ đồng, lần lượt tăng 10,87% và 33% so với kết quả thực hiện năm 2015. Công ty cũng dự kiến chi 61,5 tỷ đồng để chia cổ tức với tỷ lệ 30% vốn điều lệ.
Được xem là nơi tập dượt, bệ phóng lên niêm yết cho các công ty đại chúng, nhưng sau hơn 6 năm hoạt động, thị trường UPCoM mới “xuất khẩu” được hơn 20 cổ phiếu cho sàn niêm yết. Thời gian gần đây, một số cái tên chuyển từ UPCoM lên sàn niêm yết có thể kể đến như PTD, NT2, G20, SCI… Trong số này, mã G20 của CTCP Dệt May GHome gây chú ý nhất khi lên sàn HNX chỉ sau 6 tháng giao dịch tại UPCoM.
Theo tìm hiểu của ĐTCK, một số doanh nghiệp trên UPCoM cũng dự kiến sẽ trình ĐHCĐ kế hoạch niêm yết như CTCP Cấp nước Bến Thành (BTW), CTCP Cấp nước Nhà Bè(NBW), CTCP Cấp nước Gia Định (HDM), CTCP Dệt may Huế (HDM). Trong đó, Dệt may Huế công bố rõ chủ trương niêm yết tại sàn Hà Nội và HĐQT Công ty sẽ trình Đại hội tại cuộc họp diễn ra ngày 26/3 tới đây.
Anh Quốc
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Góc nhìn kỹ thuật phiên 4/1: Rung lắc
Hai chỉ số có thể sẽ duy trì xu hướng tăng ngắn hạn trong thời gian tới và nhanh chóng vượt các mức 580 của VN-Index và 80.0 của HNX-Index. Đồng thời, hai chỉ số có thể sẽ xuất hiện các nhịp rung lắc trong phiên khi áp lực chốt lời ngắn hạn có thể sẽ gia tăng, nhưng áp lực bán sẽ không quá lớn.
Biểu đồ kỹ thuật VN-Index. Nguồn: VCBS
ĐTCK lược trích báo cáo phân tích kỹ thuật của một số CTCK cho phiên giao dịch ngày 4/1.
CTCK FPT - FPTS
Lực cản tạo bởi khu vực kháng cự 580 điểm tiếp tục được chứng minh là rất mạnh trong phiên 31/12/2015. Đây cũng là phiên thứ 02 liên tiếp chỉ số thất bại trước khoảng điểm này, kéo theo đó là các đợt rung lắc đối với hầu hết các cổ phiếu.
Mặc dù đóng cửa phiên 31/12/2015, chỉ số giảm và thanh khoản có chiều hướng gia tăng vượt mức bình quân 20 phiên gần nhất, tuy nhiên đây lại là tín hiệu tích cực. Như đã chú ý, dòng vốn hạn hẹp trong thời gian gần đây gây ra sự phân hóa mạnh giữa các nhóm cổ phiếu đồng thời làm suy yếu nhanh chóng các nhịp hồi phục khi chỉ số đối diễn các khu vực kháng cự mạnh.
Tuy nhiên, với mô hình nến ngày 31/12/2015 không có phần thân, trong khi điểm thấp nhất chưa rơi xuống dưới biên độ phiên liền trước và chốt phiên tại mức giá gần cao nhất cho thấy rõ bên mua đang nắm thế chủ động kiểm soát xu hướng. Điều này chứng tỏ nhịp rung lắc hiện tại đang lôi kéo được dòng tiền mới.
Tín hiệu tích cực này sẽ cần phải được duy trì khi chỉ số vận động tích lũy ở khu vực an toàn tại 570-575 điểm và cần phải tiếp tục cải thiện mạnh hơn nữa trong các phiên chỉ số đối diện khu vực kháng cự quan trọng tại mức 580-585 điểm. Nếu các điều kiện trên được thỏa mãn, xác suất cao chỉ số sẽ hướng về khu vực kháng cự rất mạnh tại 595 điểm trong ngắn hạn.
CTCP Chứng Khoán Bản Việt - VCSC
Hai chỉ số có thể sẽ duy trì xu hướng tăng ngắn hạn trong thời gian tới và nhanh chóng vượt các mức 580 của VN-Index và 80.0 của HNX-Index. Đồng thời, hai chỉ số có thể sẽ xuất hiện các nhịp rung lắc trong phiên khi áp lực chốt lời ngắn hạn có thể sẽ gia tăng, nhưng áp lực bán sẽ không quá lớn. Ngoài ra, dòng tiền ngắn hạn và tâm lý nhà đầu tư vẫn tiếp tục được cải thiện, đây là các yếu tố hỗ trợ cho xu hướng tăng ngắn hạn, cho nên các nhà đầu tư nên chú ý đến sự dịch chuyển của dòng tiền.
Hệ thống chỉ báo xu hướng nâng mức xu hướng ngắn hạn của HNX-Index và VNSmallcaps từ giảm lên tăng, cho nên xu hướng tăng của thị trường đã hình thành rõ ràng hơn. Do đó, các nhà đầu tư nên tận dụng các nhịp điều chỉnh hoặc rung lắc trong phiên để mở vị thế mua mới và gia tăng tỷ trọng cổ phiếu.
Biểu đồ kỹ thuật HNX-Index. Nguồn: VCBS
CTCK Bảo Việt - BVSC
VN-Index hình thành cây nến đỏ dạng "Doji" kèm theo thanh khoản duy trì ở mức khối lượng khớp lệnh trung bình 10 phiên gần nhất hàm ý sự đà hồi phục của chỉ số đang tạm thời bị chững lại, bởi tâm lý lưỡng lự, giằng co giữa 2 bên mua và bán để chờ đợi các tín hiệu phản ứng tiếp theo của chỉ số đối với vùng kháng cự mạnh SMA200.
Đường giá hiện đang phải đối mặt với áp lực chốt lời mạnh khi áp sát vùng kháng cự được hội tụ bởi nhóm MA dài hạn về đường trendline giảm giá kéo dài từ tháng 11. Trong bối cảnh nhóm chỉ báo dao động (William%R, STO) đang có dấu hiệu đảo chiều đi xuống từ vùng quá bán, thì diễn
biến trên có thể khiến chỉ số tiếp tục điều chỉnh giằng co quanh đường SMA200 trong những phiên đầu tuần tới. Chỉ số cần phải tạo tín hiệu "break out" khỏi vùng cản trên kèm theo sự cải thiện mạnh mẽ về mặt khối lượng nếu muốn thoát khỏi xu hướng giảm điểm hiện tại.
Mặc dù vậy, đường giá vẫn đang được nhận được sự hỗ trợ khá tốt từ nhóm MA ngắn hạn đang hướng lên trong bối cảnh các chỉ báo kỹ thuật khác (MACD, Momentum, MFI và RSI) vẫn đang duy trì được xu hướng tăng điểm tích cực. Thêm vào đó, trên đồ thị tuần, cây nến trắng dài xuất hiện sau nhiều tuần biến động tăng giảm đan xen trong biên độ hẹp dù không thể giúp đường giá vượt lên trên vùng kháng cự tâm lý 580 điểm, nhưng đã phần nào giúp cho các chỉ báo kỹ thuật trên khung thời gian này tiếp tục có sự chuyển biến theo hướng tích cực hơn. Đặc biệt, đường STO đã vượt lên trên vùng quá bán sau khi cắt lên trên đường tín hiệu, qua đó tạm thời xác nhận sự hình thành phân kỳ ẩn với đường giá. Với những tín hiệu trên, có thể kỳ vọng đường giá sẽ sớm bứt phá lên trên vùng kháng cự mạnh quanh 585 điểm để mở ra xu hướng tăng điểm mới cho chỉ số trong thời gian tới.
Vùng kháng cự gần của 2 chỉ số được dự báo nằm tại 585-590 điểm đối với VN-Index và 80-80,5 điểm đối với HNX-Index. Đây được xem là điểm bán trading giảm tỷ trọng.
CTCK MB - MBS
Về mặt kỹ thuật, VN-Index đã điều chỉnh giảm tại vùng kháng cự 580-581 (fibonaci 61,8%) cho thấy áp lực cung tại các vùng kháng cự ngắn hạn là khá lớn, VN-Index có thể sẽ kiểm nghiệm lại ngưỡng hỗ trợ 575 điểm trong các phiên tới. Trong khi đó HNX-Index tiếp tục duy trì tăng điểm và tiệm cận vùng kháng cự 80-81 điểm. Nhà đầu tư duy trì danh mục an toàn, theo dõi tín hiệu thị trường tại ngưỡng hỗ trợ của VN-Index để có phản ứng phù hợp.
CTCK Sài Gòn Hà Nội - SHS
VN-Index tiếp tục có tuần tăng điểm tích cực, hình thành nến xanh dài sau liên tiếp các tuần tạo thành Doji trước đó. Tuy nhiên, hiện tại chỉ số này đang tiệm cận lại đường kháng cự tạo bởi SMA50 tương ứng mốc 581 điểm, rung lắc do vậy có thể sẽ diễn ra. Nếu bứt phá thành công khỏi mốc này, xu hướng tăng điểm vững chắc sẽ được xác nhận.
Sau liên tiếp các phiên hình thành Doji tại vùng đáy 564 điểm, VN-Index tuần này đã xuất hiện các cây nến xanh dài bật tăng tích cực cho chỉ báo về việc trạng thái tạo đáy đã kết thúc. Thị trường đang trong đà hồi phục tích cực khi hoàn thành mô hình 2 đáy với những tín hiệu tích cực từ các chỉ báo kỹ thuật. VN-Index sẽ hướng tới vùng kháng cự 587-590 điểm trong ngắn hạn, dự báo sẽ xảy ra rung lắc tại vùng giá này.
Đồ thị tuần của HNX-Index tăng mạnh, tạo thành một Bullish engulfing lấy lại gần như toàn bộ số điểm đã mất trong 3 tuần trước đó. Vùng 81.7-82.5 điểm sẽ là vùng kháng cự mạnh đối với chỉ số này. Chiều ngược lại, mốc 78 điểm sẽ là mốc hỗ trợ trong ngắn hạn đối với HNX-Index.
Đồ thị ngày HNX-Index tạo thành mô hình Three White soldiers là mô hình đảo chiều tăng điểm rất mạnh. Chỉ số này cũng đã thoát khỏi mẫu hình giảm điểm Falling Wedge cho tín hiệu chắc chắn về đà hồi phục trong các phiên sắp tới. HNX-Index chuẩn bị test lại vùng kháng cự 80.4-81 điểm và dự kiến rung lắc có thể sẽ diễn ra.
N.Tùng
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Các sàn chứng khoán cạnh tranh trong cuộc chiến IPO toàn cầu Một xu hướng đang càn quét trên thị trường chứng khoán toàn cầu hiện nay chính là IPO quốc tế, mở ra "cuộc chiến" cạnh tranh giữa sác sàn giao dịch trên toàn cầu. Tính riêng trong 2 năm qua, con số các các doanh nghiệp nước ngoài tiến hành IPO tại New York Stock Exchange đã tăng hơn gấp đôi, theo số...