Doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc khốn đốn sau khi tăng trưởng ngoạn mục suốt 3 thập kỷ
Giá trị vốn hóa thị trường của những doanh nghiệp ngoài nhà nước đã giảm ít nhất 992 tỷ USD tính từ giữa tháng 6/2018, như vậy đồng nghĩa với việc cứ mỗi phút giao dịch trôi qua, giá trị vốn hóa của những doanh nghiệp này mất 32 triệu USD.
Ảnh: Bloomberg
Trong khoảng 4 thập kỷ qua, dường như không điều gì cản được sự trỗi dậy của doanh nghiệp Trung Quốc. Tinh thần doanh nghiệp được khởi động bởi chương trình cải cách của ông Đặng Tiểu Bình từ cuối thập niên 1970, doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc đã góp phần tạo nên một trong những cú nhảy vọt kinh tế lớn nhất trên thế giới.
Thế nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu thông tin cho thấy rằng lĩnh vực doanh nghiệp Trung Quốc thực ra không mạnh như người ta tưởng? Điều gì xảy ra nếu sự thực rằng họ tăng trưởng được nhờ hoạt động tín dụng liều lĩnh và thị trường tài chính méo mó?
Những nỗi sợ đó cùng với tác động từ những biện pháp kiểm soát của chính phủ đã khiến nhà đầu tư vô cùng lo sợ trong năm 2018. Khi mà điều kiện tài chính nội địa thắt chặt, chứng khoán Trung Quốc đồng loạt bị bán mạnh trên khắp các thị trường.
Những biến động tiêu cực mới nhất đã gây sức ép lên các nhà lãnh đạo Trung Quốc khi mà họ vốn đã gặp khó khi phải ứng phó với tình trạng kinh tế đi xuống, cùng lúc đó phải ngăn gánh nặng nợ nần của Trung Quốc trở thành khủng hoảng. Nếu không giải quyết được bài toán chính sách ấy, thị trường và các nền kinh tế trên thế giới sẽ chịu tác động.
Nhà sáng lập ra tổ chức Estrat ở London, ông John-Paul Smith, nhận xét: “Giới chức lãnh đạo Trung Quốc đang phải chiến đấu trên quá nhiều mặt trận. Nhà đầu tư tối thiểu nên chuẩn bị cho việc tăng trưởng chậm lại. Trong trường hợp xấu nhất, sẽ có khả năng bất ổn tài chính sẽ đến”.
Giá trị vốn hóa thị trường của những doanh nghiệp ngoài nhà nước đã giảm ít nhất 992 tỷ USD tính từ giữa tháng 6/2018, như vậy đồng nghĩa với việc cứ mỗi phút giao dịch trôi qua, giá trị vốn hóa của những doanh nghiệp này mất 32 triệu USD, theo số liệu của Bloomberg và Wisdon Tree.
Video đang HOT
Trong tháng 10/2018, cổ phiếu của những công ty này giảm nhanh nhất trong hơn 3 năm. Một nhóm doanh nghiệp địa phương, trong đó bao gồm phần đông là doanh nghiệp tư nhân, đã vỡ nợ kỷ lục 6,6 tỷ USD trong quý 3/2018. Ít nhất 57 doanh nghiệp ngoài nhà nước đã chấp nhận gói giải cứu từ chính phủ Trung Quốc trong năm 2018. Cách đây chỉ vài năm, chắc chắn người ta không thể tưởng tượng được chuyện này.
Cả doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ đều chịu tác động nặng nề như nhau, từ tập đoàn như Tencent Holdings hay Jiaxing Linglingjiu Electric Lighting. Người đứng đầu Jiaxing Linglingjiu, ông Xu Xihong, nói: “Khi chúng tôi gặp các chủ doanh nghiệp khác, chúng tôi sẽ không hỏi
“Công vệc kinh doanh dạo này thế nào”, mà thay vào đó chúng tôi sẽ hỏi “Liệu có sống qua được năm nay không?” và “Khi nào ông bị bắt?”"
TRUNG MẾN
Theo Trí Thức Trẻ
Lạm phát năm 2019: Liệu có trong tầm kiểm soát?
Chỉ tiêu tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) năm 2019 được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm và cho rằng sức ép lạm phát ngày càng lớn.
Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 vừa được Quốc hội thông qua, trong đó đề ra mục tiêu kiểm soát lạm phát khoảng 4%. Theo Nghị quyết, mục tiêu tổng quát của năm 2019 vẫn đặt lên hàng đầu yêu cầu tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát.
Nghị quyết của Quốc hội nêu rõ: Tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Điều hành lãi suất, tỷ giá linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường và yêu cầu quản lý; điều chỉnh giá dịch vụ công cần theo lộ trình phù hợp, tránh gây ra những tác động bất lợi đến chỉ số giá tiêu dùng.
Quốc hội "chốt" chỉ tiêu CPI năm 2019 khoảng 4%. (Ảnh minh họa)
Chỉ tiêu CPI khoảng 4% là phù hợp?
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết, đây là chỉ tiêu được nhiều đại biểu quan tâm. Một số ý kiến đề nghị quyết định chỉ tiêu CPI ở mức cụ thể là "dưới 4%", có ý kiến đề nghị "dưới 4,1%", chứ không ghi là "khoảng 4%".
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá, theo nhiều dự báo, sức ép lạm phát ngày càng lớn. Giá dầu thô đang trong xu hướng tăng, tỷ giá, lãi suất và rủi ro trên thị trường tài chính, tiền tệ quốc tế gia tăng, ảnh hưởng của xung đột thương mại của một số nước. Trong khi đó lộ trình tính đúng, tính đủ theo cơ chế thị trường đối với giá điện, dịch vụ giáo dục, y tế, tăng lương tiếp tục được thực hiện.
Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, chỉ tiêu CPI khoảng 4% là phù hợp, bảo đảm thận trọng trong kiểm soát lạm phát nhưng cũng không thắt chặt chính sách tiền tệ quá mức, góp phần thực hiện đồng thời mục tiêu giữ ổn định kinh tế vĩ mô và kích thích tăng trưởng.
Bà Nguyễn Thanh Hải - Trưởng Ban dân nguyện của Quốc hội
Bà Nguyễn Thanh Hải - Trưởng Ban dân nguyện của Quốc hội đánh giá, việc chỉ số giá tiêu dùng CPI dự kiến cả năm 2018 tăng dưới 4%, thấp hơn mục tiêu mà Quốc hội giao. Điều này thể hiện sự nỗ lực rất cao của Chính phủ trong điều hành nền kinh tế.
Tuy nhiên, bà Hải cũng lưu ý, qua báo cáo của Chính phủ, để có thể kiểm soát được chỉ số CPI thấp hơn chỉ tiêu Quốc hội giao, Chính phủ đã thực hiện nhiều giải pháp rất tích cực và quyết liệt, trong đó có cả giải pháp mang tính hành chính như là quản tăng giá điện, thuế môi trường thông qua xăng dầu và các giá dịch vụ khác.
Theo bà Hải, có 2 mặt của một vấn đề cần quan tâm là: Ngân sách nhà nước năm nay ít nhiều cũng bị ảnh hưởng trong cân đối thu chi trong thời gian còn lại của năm 2018 và áp lực này sẽ dồn đẩy sang năm 2019 trong việc điều hành thực hiện kiềm chế lạm phát. Do đó, Chính phủ cần phải có kế hoạch thật tốt cho việc thực hiện kiềm chế chỉ số giá tiêu dùng và kiềm chế lạm phát trong năm 2019.
Mục tiêu khoảng 4% có vẻ "mơ hồ"?
Đề cập vấn đề lạm phát, ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI), cho rằng: Trong khi lạc quan về tăng trưởng, Chính phủ có vẻ "thiếu tự tin" đối với mục tiêu kiềm chế lạm phát.
Ông Lộc phân tích: Trong ba năm qua, đặc biệt là năm 2018, Việt Nam vẫn luôn giữ được lạm phát ở mức dưới 4%, bất chấp những biến động mạnh về giá dầu, giá thực phẩm, về tỷ giá diễn ra đồng thời. Lạm phát thấp đã và đang tạo điều kiện cho việc ổn định giá cả, ổn định lãi suất, thúc đẩy tăng trưởng cao hơn và bền vững hơn. "Vậy, tại sao chúng ta lại không tiếp tục kiên định mục tiêu, kiềm chế lạm phát dưới 4%?" - ông Lộc đặt vấn đề.
Ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI
Chủ tịch VCCI băn khoăn: Tới đây Quốc hội sẽ đánh giá việc hoàn thành chỉ tiêu này như thế nào? Nếu lạm phát là 4,1%, 4,2% thì có thể chấp nhận được nhưng nếu 4,3%, 4,4% hay 4,5% thì có thể coi là hoàn thành nhiệm vụ được không?
Ông Vũ Tiến Lộc đánh giá, việc chuyển từ mục tiêu cứng rõ ràng "dưới 4%" sang một mục tiêu mềm có phần mơ hồ hơn, "khoảng 4%" là một bước lùi trong hoạch định chính sách và hậu quả sẽ khó lường. Bởi khi Chính phủ không bị ràng buộc bằng một mục tiêu kiềm chế lạm phát cứng thì sự quyết liệt trong việc thực hiện sẽ giảm đi nhiều, các bộ, ngành sẽ không còn phải cân nhắc nhiều khi đưa ra những đề xuất tăng giá, phá giá, điều chỉnh giá hay đưa ra các sắc thuế mới.
Nếu Chính phủ bằng lòng với mục tiêu lạm phát trên 4% thì người dân có quyền đặt câu hỏi liệu trong tương lai mục tiêu lạm phát có được điều chỉnh thành khoảng 5% hay 6% và liệu các nhà đầu tư có tin rằng ổn định kinh tế vĩ mô sẽ luôn là mục tiêu xuyên suốt và lâu dài của Chính phủ, lãi suất, tỷ giá liệu có "té nước theo mưa" cùng với sự điều chỉnh mục tiêu lạm phát của Chính phủ.
Khi thay đổi mục tiêu lạm phát từ dưới 4% thành khoảng 4%, Chính phủ dường như đang rút khỏi một "cam kết vàng" đang được người dân, doanh nghiệp và các nhà đầu tư trong và ngoài nước đồng lòng ủng hộ. Với sự điều chỉnh này Chính phủ sẽ khó bảo đảm thực hiện mục tiêu theo Nghị quyết của Quốc hội là đưa lạm phát về dưới 3% vào cuối nhiệm kỳ này, Chủ tịch VCCI thẳng thắn chỉ rõ./.
Trần Ngọc/VOV.VN
Chứng khoán châu Á tràn ngập sắc xanh Thị trường chứng khoán châu Á phiên sáng nay (6/11) tràn ngập sắc xanh sau khi chỉ số Dow Jones tăng gần 200 điểm trước thềm bầu cử giữa kỳ Quốc hội Mỹ. Chỉ số Nikkei 225 tăng 0,85% ngay trong những giờ đầu giao dịch, còn chỉ số Topix lên điểm 0,86%. Đáng chú ý, cổ phiếu của Tập đoàn Softbank tăng...