Doanh nghiệp Trung Quốc tích cực M&A ở nước ngoài
Giới doanh nghiệp Trung Quốc đang tích cực đi ‘ mua sắm’ bên ngoài đất Đại lục vì tăng trưởng kinh tế chậm lại ở nước nhà.
Hãng phim Legendary Entertainment, nhà sản xuất bộ phim ‘Công viên kỷ Jura’ cực kỳ thành công ở Trung Quốc, vừa được tập đoàn Dalian Wanda của tỉ phú Đại lục Vương Kiện Lâm thâu tóm. Đây là một trong những thương vụ M&A nổi bật trong tháng đầu năm 2016 – Ảnh: Reuters
Theo CNN, chỉ trong một tháng đầu năm 2016, các công ty Trung Quốc đã công bố kế hoạch mua 66 doanh nghiệp nước ngoài trị giá tổng cộng 68 tỉ USD. Đây là con số bằng 60% giá trị tất cả giao dịch mua bán và sáp nhập (M&A) trong năm ngoái, theo Dealogic.
Thương vụ thâu tóm mới nhất được đưa tin hôm 3.2: công ty nhà nước ChemChina đề nghị mua lại hãng cung cấp thuốc trừ sâu và các loại hạt toàn cầu Syngenta của Thụy Sĩ với giá 43 tỉ USD. Nếu được giới chức chấp thuận, thỏa thuận này sẽ là thương vụ thâu tóm nước ngoài lớn nhất từ trước đến nay của một doanh nghiệp Trung Quốc.
Một loạt các công ty Trung Quốc đã thúc đẩy làn sóng M&A kỷ lục khởi đầu năm mới. Các chuyên gia cho rằng dòng chảy mua bán và sáp nhập sẽ tiếp tục trong thời gian tới.
Với sức tăng trưởng ở Mỹ và châu Âu đang đi lên, trong khi kinh tế Trung Quốc thì chững lại, việc thâu tóm doanh nghiệp ngoại giúp các công ty Trung Quốc “tạo bước đệm chống lại những biến động kinh tế”, theo hãng tư vấn Boston Consulting Group.
Video đang HOT
“Mua sắm” công ty nước ngoài cũng là một cách để các hãng Trung Quốc mở rộng nhanh chóng trên toàn cầu. Các giám đốc điều hành có thể đang muốn mua trước khi nhân dân tệ tiếp tục mất giá thêm. Dưới đây là bốn thương vụ M&A nước ngoài nổi bật của Trung Quốc đã diễn ra đầu năm nay 2016:
1. Hãng ChemChina muốn mua công ty ngành nông nghiệp của Thụy Sĩ, Syngenta, với giá 43 tỉ USD.
2. Haier mua đơn vị sản xuất thiết bị của hãng General Electric (GE) với giá 5,4 tỉ USD.
3. Zoomlion Heavy thông báo trả 4,87 tỉ USD mua lại hãng sản xuất thiết bị Terex Corp.
4. Tập đoàn Dalian Wanda thâu tóm hãng phim Hollywood Legendary Entertainment với 3,5 tỉ USD.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Sắp có thương vụ thâu tóm lớn nhất từ doanh nghiệp Trung Quốc
Hãng China National Chemical, hay ChemChina, của Trung Quốc vừa đồng ý mua lại công ty Thụy Sĩ Syngenta với giá hơn 43 tỉ USD. Nếu thành công, đây sẽ là thương vụ thâu tóm lớn nhất từ trước đến nay của một doanh nghiệp Đại lục.
Hạt ngô lai giống thương hiệu Golden Harvest của Syngenta - Ảnh: Bloomberg
Công ty ChemChina đồng ý trả 465 USD cho mỗi cổ phiếu của hãng sản xuất thuốc trừ sâu và hạt giống Thụy Sĩ Syngenta hôm 3.2. Lời đề nghị trên chốt giá cao hơn 20% so với giá cổ phiếu của hãng Syngenta trong phiên giao dịch gần đây nhất.
Sau thông tin trên, mỗi cổ phiếu hãng Syngenta tăng 3,8% đến mức 407 franc Thụy Sĩ, tương đương 402 USD, vẫn nằm dưới ngưỡng giá đề nghị do lo ngại chuyện thâu tóm có thể gặp trở ngại từ chính phủ Mỹ.
"Các trở ngại chính trị, đặc biệt là từ phía Mỹ, có thể làm cho quá trình thâu tóm doanh nghiệp kéo dài hơn dự kiến ban đầu. Ủy ban Đầu tư Nước ngoài tại Mỹ có thể xem xét chặt thương vụ này cũng như thị trường hạt giống nội địa Trung Quốc theo dõi sát sao các doanh nghiệp Mỹ", nhà phân tích Ute Haibach thuộc hãng J. Safra Sarasin cho hay.
Nếu được hoàn thành, thương vụ sẽ giúp Chủ tịch ChemChina Ren Jianxin biến công ty trở thành nhà cung cấp mặt hàng thuốc trừ sâu và các hóa chất nông nghiệp lớn nhất thế giới. Hãng Monsanto của Mỹ cũng nhấn mạnh chuyện Trung Quốc muốn sở hữu công nghệ hạt giống và chăm sóc cây trồng, giúp nước này tăng sản lượng nông nghiệp và nuôi số dân lớn nhất thế giới.
Hiện tại, thương vụ được kỳ vọng sẽ hoàn tất vào cuối năm nay. Hãng ChemChina có kế hoạch giữ lại dàn quản lý của công ty Syngenta. Hội đồng quản trị mới sẽ có 10 người, 4 trong số này là thành viên cũ của Syngenta. ChemChina còn xem xét khả năng chào bán cổ phiếu ra công chúng đối với doanh nghiệp sắp thâu tóm trong những năm tới.
Hãng Syngenta đạt doanh số 13,4 tỉ USD trong năm 2015, chủ yếu là từ các sản phẩm bảo vệ thực vật như thuốc trừ sâu và việc kinh doanh hạt giống.
Bloomberg cho hay đằng sau thương vụ mà công ty Trung Quốc đang theo đuổi là lợi ích quốc gia. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang cố gắng gia tăng sản lượng nông nghiệp để tự cung cấp cho tầng lớp trung lưu đang tiêu thụ ngày càng nhiều, giữa lúc đất nông nghiệp thì được sử dụng để xây nhà ở và sân golf. Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính số đất canh tác của Đại lục giảm 6% trong thập niên qua, khi tăng trưởng kinh tế bùng nổ.
"Chúng tôi sẽ giúp chính phủ Trung Quốc học hỏi. Còn rất nhiều tiềm năng để cải thiện chất lượng và công nghệ cho nông dân Trung Quốc", CEO Syngenta John Ramsay nói.
Cùng với việc thống trị thị trường Trung Quốc, Syngenta sẽ cung cấp khả năng tiếp cận toàn cầu đến cho nông dân từ Brazil đến Hồng Kông. Giúp đỡ hãng Syngenta thực hiện kỳ vọng này là ông Ren Jianxin, Chủ tịch 58 tuổi của ChemChina, người đã từng mở công ty lau dọn chuyên nghiệp đầu tiên của Trung Quốc với khoản vay 10.000 nhân dân tệ để rồi trở thành một trong những nhà đàm phán kinh doanh năng nổ nhất nước.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Thua lỗ tại Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan chuyển hướng sang thị trường Việt Nam Do quá phụ thuộc vào kinh tế Trung Quôc, các công ty Hàn Quôc và Đài Loan đang bắt đầu phải trả giá khi nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới suy yếu. Nhiều hãng hiện đang chuyển hướng sang Viêt Nam và Ân Đô. Nhiều doanh nghiệp Han Quôc và Đài Loan đang chuyển hướng sang Viêt Nam do làm ăn...