Doanh nghiệp Trung Quốc ồ ạt bán tài sản ở nước ngoài
Làn sóng mua lại ở nước ngoài thời gian qua đã khiến nhiều doanh nghiệp Trung Quốc nợ chồng chất…
Đối với HNA, rắc rối lớn nhất là “núi” nợ khổng lồ – Ảnh: Nikkei.
Các công ty lớn và nặng nợ của Trung Quốc đã bán hoặc rao bán hàng chục tỷ USD tài sản ở nước ngoài trong thời gian gần đây, và xu hướng này chưa có dấu hiệu sớm dừng lại – hãng tin Bloomberg cho hay.
Tuần trước, một công ty con của HNA Group trễ hạn thanh toán một khoản vay 44 triệu USD. Đây là một diễn biến cho thấy HNA, công ty từng dẫn đầu làn sóng thâu tóm ở nước ngoài của doanh nghiệp Trung Quốc, cần phải bán thêm tài sản để vượt qua thách thức về thanh khoản.
Vào hôm thứ Sáu, Dalian Wanda Group – tập đoàn của tỷ phú Wang Jianlin, người từng giàu nhất Trung Quốc – cắt giảm cổ phần đã thâu tóm trước đó trong chuỗi rạp chiếu phim của Mỹ AMC Entertainment.
Video đang HOT
Làn sóng mua lại ở nước ngoài đã khiến các doanh nghiệp Trung Quốc nợ chồng chất, và đặt hệ thống tài chính của nước này vào thế nguy hiểm. Từ năm ngoái, Bắc Kinh đã đẩy mạnh các nỗ lực giảm nợ trong nền kinh tế để giải quyết mối nguy này.
Chiến dịch đã buộc các công ty Trung Quốc phải bán bớt tài sản đã thâu tóm ở nước ngoài. Từ chỗ là những công ty mua nhiều tài sản nhất ở nước ngoài, các doanh nghiệp như HNA, Dalian Wanda hay Anbang đang trở thành những công ty đi đầu trong việc bán tài sản.
HNA hiện đang rao bán cổ phần trong ngân hàng Deutsche Bank, công ty cho thuê container Seaco, 8 tầng cao ốc văn phòng tại Hồng Kông, cũng như cổ phần trong nhiều công ty ở Trung Quốc đại lục – nguồn thạo tin cho hay. Ngoài ra, HNA cũng được cho là đang chào bán nhiều tỷ USD bất động sản ở Anh, London và Trung Quốc.
Theo ước tính của Bloomberg, HNA đã và đang có kế hoạch bán hơn 17 tỷ USD tài sản để trở về với “gốc gác” của mình là một hãng hàng không.
Vụ bán tài sản lớn nhất của HNA tính đến thời điểm này là bán lại cổ phần trong tập đoàn khách sạn Hilton với giá 8,5 tỷ USD.
Vào năm 2012, Dalian Wanda khiến cả thế giới xôn xao khi chi 2,6 tỷ USD để giành quyền kiểm soát AMC. Nhưng cách đây 3 ngày, Dalian Wanda đã bán lượng cổ phần trị giá 600 triệu USD trong công ty giải trí này cho công ty đầu tư cổ phần tư nhân Silver Lake.
Tuần trước, Anbang nhất trí bán lại công ty chứng khoán Century Securities với giá 3,56 tỷ Nhân dân tệ.
Đối với HNA, rắc rối lớn nhất là “núi” nợ khổng lồ. Tính đến cuối tháng 6, HNA nợ tổng cộng gần 542 tỷ Nhân dân tệ, một trong những mức nợ cao nhất đối với bất kỳ một công ty phi tài chính nào ở khu vực châu Á.
Ngoài thách thức về tài chính, HNA còn đối mặt với khó khăn sau cái chết bất ngờ do tai nạn hồi tháng 7 của ông Wang Jian, đồng Chủ tịch công ty. Ông Wang là người đã dẫn đầu chiến dịch thâu tóm những tài sản mà HNA giờ đây đang rao bán.
AN HUY
Theo vneconomy.vn
Hướng dẫn xác định hành vi rửa tiền
Tòa án nhân dân tối cao đang soạn thảo dự thảo Nghị quyết hướng dẫn áp dụng Điều 324 của Bộ luật Hình sự về tội rửa tiền. Trong đó hướng dẫn xác định hành vi rửa tiền.
Theo dự thảo, hành vi tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào các giao dịch ngân hàng, tài chính hoặc giao dịch khác quy định tại điểm a khoản 1 Điều 324 của Bộ luật Hình sự là thực hiện, hỗ trợ thực hiện hoặc thông qua người khác để thực hiện, hỗ trợ thực hiện một trong các hành vi sau đây nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản: 1. Mở tài khoản và gửi tiền tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng ở nước ngoài; 2. Góp vốn, huy động vốn vào doanh nghiệp bằng tiền, tài sản dưới mọi hình thức; 3. Rút tiền bằng bất kỳ hình thức nào bằng các công cụ khác nhau như: séc, hối phiếu, trái phiếu, thẻ tín dụng; 4. Thế chấp, quyền thế chấp; 5. Cho vay, cho thuê tài chính; 6. Chuyển tiền hoặc chuyển giá trị; 7. Giao dịch cổ phiếu, trái phiếu, giấy tờ có giá khác; 8. Tham gia phát hành chứng khoán; 9. Bảo lãnh và cam kết về tài chính, kinh doanh ngoại tệ, công cụ tiền tệ và chứng khoán có thể chuyển nhượng; 10. Quản lý danh mục đầu tư cá nhân và tập thể; 11. Quản lý tiền mặt hoặc chứng khoán thanh khoản thay mặt cho các cá nhân, tập thể khác; 12. Quản lý hoặc cung cấp bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm liên quan đến đầu tư khác; 13. Thực hiện chuyển đổi tiền tệ.
Dự thảo nêu rõ, hành vi sử dụng tiền hoặc tài sản quy định tại điểm b khoản 1 Điều 324 của Bộ luật Hình sự là dùng tiền, tài sản đó để thực hiện thành lập doanh nghiệp, kinh doanh, làm dịch vụ, xây dựng trường học, bệnh viện, mua tài sản bằng các hình thức khác nhau hoặc sử dụng dưới danh nghĩa tài trợ, từ thiện, viện trợ nhân đạo. Hành vi che giấu thông tin quy định tại điểm c khoản 1 Điều 324 của Bộ luật Hình sự là các hoạt động với ý định lừa dối người khác về nguồn gốc, bản chất thực sự hoặc địa điểm, sắp xếp, dịch chuyển, các quyền hoặc quyền sở hữu tài sản với hiểu biết rằng tài sản có nguồn gốc từ tội phạm. Hành vi cản trở việc xác minh thông tin quy định tại điểm c khoản 1 Điều 324 của Bộ luật Hình sự là việc cố ý gây khó khăn, trở ngại cho việc tiến hành làm rõ về nguồn gốc, bản chất thực sự, vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền hoặc tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết do người khác phạm tội mà có.
Vi phạm quy định tại Điều 324 bao gồm các yếu tố hiểu biết (biết hoặc có cơ sở để biết) và các yếu tố hành vi về giao dịch tiền hoặc tài sản, sử dụng tiền hoặc tài sản, che giấu thông tin về nguồn gốc của tiền hoặc tài sản hoặc xử lý tài sản gián tiếp do phạm tội mà có dưới bất kỳ hình thức nào.
Tuệ Văn
Theo baochinhphu.vn
BIDV sắp lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV, HoSE: BID) vừa thông báo chốt danh sách cổ đông vào ngày 8/10/2018 để lấy ý kiến bằng văn bản các vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. Ảnh minh họa. Tiếp theo đó, từ ngày 15-30/10/2018, BIDV sẽ thực hiện lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản. Thời gian lấy...