Doanh nghiệp “trần tình” lý do “xù” hợp đồng cung cấp gạo dự trữ quốc gia
Một doanh nghiệp ở Hải Phòng “xù” hàng loạt hợp đồng cung cấp gạo dự trữ quốc gia đã lên tiếng “trần tình” lý do về việc này.
Công ty Cổ phần Thương mại Minh Khai (gọi tắt là Công ty Minh Khai), một trong những doanh nghiệp đã “xù” nhiều hợp đồng cấp gạo dự trữ quốc gia, đã chia sẻ lý do với Báo Người Lao Động. Mới đây nhất vào ngày 14-4, Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Tây Bắc thông báo hủy kết quả lựa chọn nhà thầu, trong đó có gói thầu 1.200 tấn của Công ty Minh Khai, số gạo này theo kế hoạch nếu được ký hợp đồng, sẽ nhập kho tại Chi cục Dự trữ Nhà nước Sơn La.
Trao đổi với phóng viên, bà Nguyễn Bích Hoà, Tổng giám đốc Công ty Minh Khai, cho biết khi thực hiện đấu thầu cấp gạo dự trữ quốc gia thì giá chưa lên, dịch Covid-19 cũng chưa có diễn biến mới.
Công ty Cổ phần thương mại Minh Khai có trụ sở ở Hải Phòng – Ảnh: Trọng Đức
“Buổi sáng doanh nghiệp đấu thầu thì đến buổi tối, đại diện Tổ chức Y tế thế giới công bố đại dịch toàn cầu, thông báo xong thì giá gạo tăng. Cùng thời điểm đó thì giá gạo xuất khẩu cũng tăng nên người đấu thầu cũng “chết” vì đấu thầu, không mua được hàng” – bà Hòa cho hay.
Video đang HOT
Theo vị lãnh đạo doanh nghiệp, có nhiều yếu tố khách quan khác như hạn hán, xâm nhập mặn, nhưng nguyên nhân lớn nhất là do diễn biến của dịch bệnh nên không mua được hàng để cung cấp gạo dự trữ quốc gia theo kết quả đấu thầu.
Bà Nguyễn Bích Hòa cho rằng cần phải điều chỉnh giá thì doanh nghiệp mới mua được hàng, giá thấp quá bà con không bán, hơn nữa doanh nghiệp phải thu mua từ rất nhiều nơi.
Công ty Minh Khai còn tham gia đấu thầu cấp gạo dự trữ cho Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Hải Hưng, tuy nhiên sau khi trúng thầu, doanh nghiệp này đã từ chối ký hợp đồng. Cục Dự trữ nhà nước khu vực Hà Bắc cũng bị doanh nghiệp này “xù” 1 gói thầu.
Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Bắc Thái cũng đã thông báo hủy 2 gói thầu với tổng số lượng 2.300 tấn gạo do Công ty Minh Khai từ chối ký hợp đồng.
Do hàng loạt doanh nghiệp từ chối ký hợp đồng cung cấp gạo dự trữ quốc gia, đến nay Tổng cục Dự trữ Nhà nước cho biết mới mua được 7.700 tấn gạo, trên tổng số 190.000 tấn phải mua theo kế hoạch đã được Chính phủ phê duyệt. Hiện, Tổng cục đang trình Bộ Tài chính kế hoạch để tổ chức đấu thầu lại.
Trọng Đức – Minh Chiến
Nhiều doanh nghiệp không ký hợp đồng, gạo dự trữ quốc gia mới mua được 7.700 tấn
Nhiều doanh nghiệp trúng thầu cung cấp gạo dự trữ quốc gia nhưng sau đó đã từ chối ký hợp đồng.
Ngày 14-4, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Đỗ Việt Đức, Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước (Bộ Tài chính), cho biết đến thời điểm hiện tại mới mua được 7.700 tấn gạo trên tổng số 190.000 tấn gạo theo kế hoạch mua dự trữ năm 2020.
Theo ông Đức, Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nam Tây Nguyên, Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Bắc là các đơn vị được giao tổ chức đầu thầu mua gạo, đã có nhiều doanh nghiệp trúng thầu nhưng sau đó đã có văn bản từ chối ký hợp đồng hoặc không đến ký hợp đồng theo quy định.
Tổng cục Dự trữ Nhà nước mới mua được 7.700 tấn gạo dự trữ - Ảnh minh hoạ
Cụ thể, Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Bắc đã thông báo hủy kết quả đấu thầu đối với 8 gói thầu cung cấp 9.200 tấn gạo nhập kho dự trữ quốc gia năm 2020. Các doanh nghiệp trúng thầu gồm Công ty CP Thương mại Minh Khai (5 gói), Công ty TP Liên Bảo Thành (1 gói), Công ty TNHH Thủy Dương (1 gói), Công ty CP Lương thực Hà Tĩnh (1 gói). Lý do hủy thầu được đưa ra là các nhà thầu từ chối hoàn thiện ký kết hợp đồng cung cấp gạo.
Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nam Tây Nguyên quyết định hủy kết quả lựa chọn nhà thầu với các gói thầu cung cấp gạo nhập kho dự trữ quốc gia năm 2020. Cụ thể, có 5 nhà thầu (trúng 6 gói thầu nhập kho dự trữ gạo quốc gia) bị hủy kết quả với các lý do: "Nhà thầu từ chối ký hợp đồng" và "Nhà thầu từ chối nộp đảm bảo thực hiện hợp đồng".
Danh sách 5 nhà thầu được xác định, gồm: Công ty CP Lương thực Hà Nam Ninh, Công ty CP Lương thực Cao Lạng, Công ty CP Lương thực Hà Tĩnh, Cty TNHH Phát Tài và Công ty cổ phần Mỹ Tường.
Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước, biện pháp khắc phục đối với việc hủy thầu nêu trên là thu toàn bộ tiền bảo lãnh dự thầu của các gói thầu nói trên nộp vào Ngân sách Nhà nước. Ông Đức cho biết việc giải quyết dựa trên Luật Đấu thầu và các quy định của pháp luật hiện hành.
Ông Nguyễn Việt Đức cho biết thêm, hiện Tổng cục đang trình Bộ Tài chính để tổ chức đấu thầu lại, đảm bảo kế hoạch mua gạo dự trữ cho năm 2020 theo phê duyệt của Chính phủ.
Ngày 10-4, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 2827/VPCP-KTTH gửi Bộ Công Thương, Bộ NN-PTNT, Bộ Tài chính truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương về phương án, số lượng xuất khẩu gạo tháng 4-2020 như đề xuất của Bộ trưởng Bộ Công Thương, với xuất khẩu 400.000 tấn.
Sau đó, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 1106/QĐ-BCT công bố hạn ngạch xuất khẩu gạo trong tháng 4, có hiệu lực từ 0 giờ ngày 11-4.
Cụ thể, áp dụng hạn ngạch xuất khẩu với mặt hàng gạo (mã HS 10.06) trong tháng 4 là 400.000 tấn.
Minh Chiến
Lãi 21 tỷ, công ty 'chơi trội' chi 47 tỷ trả cổ tức Công ty Cổ phần May Xuất khẩu Phan Thiết quyết định chi cổ tức 2019 bằng tiền mặt với tỷ lệ 100%, tương ứng 10.000 đồng/cổ phiếu trong khi giá giao dịch trên sàn chỉ 2.100 đồng. Công ty Cổ phần May Xuất khẩu Phan Thiết vừa thông qua nghị quyết chi trả cổ tức năm 2019 bằng tiền mặt với tỷ lệ...