Doanh nghiệp trả lại giấy chứng nhận sản xuất trang sức vì đâu?
Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng đã đưa thị trường vàng vào khuôn khổ và giảm thiểu tình trạng vàng hóa trong nền kinh tế.
Theo NHNN chi nhánh TP.HCM, trong quý 1/2020 có 4 DN được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ. Tính chung kể từ khi Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng chính thức có hiệu lực đến nay, trên địa bàn thành phố đã có 555 DN được cấp phép sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Hoàng Minh – Phó Giám đốc NHNN TP.HCM, trong quý đầu năm có tới 6 DN tại thành phố hoàn trả giấy chứng nhận này do không có nhu cầu sản xuất; nâng tổng số DN trả lại giấy chứng nhận kể từ năm 2012 đến nay lên con số 75 DN.
Như vậy hiện trên địa bàn TP.HCM còn 480 DN có giấy chứng nhận sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ. Bên cạnh đó, trên địa bàn thành phố có 837 điểm được cấp phép giao dịch mua bán vàng miếng thuộc 20 TCTD và 12 DN; 4 DN có giấy chứng nhận đủ điều kiện tạm nhập nguyên liệu vàng tái xuất sản phẩm vàng trang sức, mỹ nghệ cho hạn ngạch đã đăng ký trong năm 2020.
Dịch bệnh càng làm sức mua trang sức vàng giảm mạnh
Lý giải nguyên nhân, ông Nguyễn Hoàng Minh cho biết, việc DN trả lại giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất chủ yếu do nhu cầu các sản phẩm vàng trang sức, mỹ nghệ giảm. Đồng tình quan điểm này, ông Nguyễn Văn Dưng – Chủ tịch Hội mỹ nghệ Kim hoàn và Đá quý TP.HCM cho biết, thời gian qua giá vàng biến động liên tục đã tác động lên tâm lý người tiêu dùng vàng trang sức. Ngay trong mùa Tết Nguyên đán Canh Tý – 2020 sức mua trang sức trên thị trường cũng chậm. Cùng với đó, trong mấy tháng qua xảy ra dịch bệnh Covid-19 càng làm cho sức mua trang sức vàng trên thị trường giảm mạnh, khiến các DN không còn động lực sản xuất vàng trang sức.
Tuy nhiên theo các chuyên gia, nguyên nhân sâu xa là Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng đã đưa thị trường vàng vào khuôn khổ và giảm thiểu tình trạng vàng hóa trong nền kinh tế.
Video đang HOT
Nhớ lại trước khi Nghị định 24 được ban hành, trên địa bàn TP.HCM có tới hơn 3.000 DN hoạt động sản xuất kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ. Thị trường vàng khi ấy khá nhộm nhoạm, tình trạng DN kinh doanh vàng này không chấp nhận vàng của DN khác diễn ra khá phổ biến đã ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi của người tiêu dùng. Chưa kể tình trạng mỗi khi giá vàng biến động, người dân đổ xô mua bán vàng không phải là hiện tượng hiếm gặp, nó không chỉ gây bất ổn đến xã hội, mà còn ảnh hưởng tới công tác điều hành chính sách tiền tệ của NHNN. Nguyên nhân một phần cũng bởi các chính sách quản lý hoạt động kinh doanh vàng trước đó khá “cởi mở” khiến cho vàng không chỉ là loại hàng hóa đặc biệt, để cất trữ mà phần nào còn được sử dụng làm phương tiện thanh toán nhất là những khi lạm phát thường xuyên ở mức cao.
Tuy nhiên Nghị định 24 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng ra đời không chỉ khẳng định vai trò độc quyền sản xuất vàng miếng của Nhà nước cũng như siết chặt các điều kiện kinh doanh vàng miếng; mà còn siết chặt các điều kiện sản xuất và kinh doanh vàng trang sức mỹ nghệ, hoạt động xuất nhập khẩu vàng. “Nghị định 24 đã sắp xếp lại một cách căn bản thị trường vàng miếng, ngăn chặn ảnh hưởng của biến động giá vàng đến tỷ giá, lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Các chính sách này, cộng với việc cấm các TCTD huy động và cho vay vàng, không sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán đã giảm thiểu tình trạng vàng hóa trong nền kinh tế”, một chuyên gia ngân hàng nhận xét.
TP.HCM là một trong những địa phương có số lượng đơn vị chế tác trang sức vàng quy mô lớn của đất nước, các DN tư nhân, vựa, chành do hộ gia đình đều sản xuất trang sức vàng thủ công mang phân phối ra thị trường. Tuy nhiên, các mô hình sản xuất hộ gia đình trong nghề trang sức vàng mẫu mã sản phẩm đơn điệu, chủ yếu chế tác sản phẩm nhẫn, dây chuyền có hàm lượng vàng cao không cạnh tranh được với DN lớn đầu tư máy móc thiết bị mẫu mã đa dạng, hàm lượng vàng thấp tạo giá thành rẻ cho người tiêu dùng. Ngoại trừ những gia đình có nghề truyền thống, còn lại rất nhiều DN sản xuất chế tác trang sức thì ít mà chế tạo ra các sản phẩm trang sức biến tướng như gạt tàn thuốc bằng vàng, hòn non bộ bằng vàng… bán cho các DN có giấy phép xuất khẩu trang sức (thực ra là xuất khẩu vàng) kiếm lời từ chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới gây biến động giá vàng trên thị trường trong nước. Các hộ gia đình sản xuất trang sức vàng trước kia chỉ cần đăng ký kinh doanh và hàng năm nộp thuế khoán từ 6 triệu đồng/tháng tiệm tiến 16 tháng đến 12 triệu đồng/tháng lại xin lại giấy phép để quay vòng thuế khoán.
Tuy nhiên theo ông Nguyễn Văn Dưng, số lượng các DN trả lại giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức là khá nhỏ so với số được cấp phép và đang hoạt động hiện nay. Đây cũng là một quy luật tất yếu trong nền kinh tế thị trường, đó là cầu ít sẽ khiến cung giảm, số DN sản xuất sẽ thu hẹp lại và ngược lại.
Xét về dài hạn, để thị trường vàng trang sức Việt Nam phát triển bền vững, giới chuyên gia cho rằng, phải thay đổi theo hướng xuất khẩu những sản phẩm chế tác có thẩm mỹ cao từ bàn tay người thợ Việt. Theo đó, từng bước tạo lập những trung tâm vàng trang sức ở Hà Nội, TP.HCM và những thành phố du lịch để bán sản phẩm vàng trang sức có thẩm mỹ cao cho du khách nước ngoài đến Việt Nam. Đặc biệt, các gia đình có nghề kim hoàn truyền thống và làng nghề phải từng bước xây dựng thương hiệu vàng trang sức Việt Nam để xuất khẩu sản phẩm trang sức ra thế giới làm, chứ không phải cạnh tranh trên thị trường vàng.
TP HCM: Vì sao nhiều tiệm kim hoàn trả giấy chứng nhận sản xuất vàng trang sức?
Hàng loạt doanh nghiệp, tiệm kim hoàn ở TP HCM đã trả lại giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ, phần nào cho thấy bức tranh ảm đạm của thị trường vàng trong nước.
Trong 8 năm qua, kể từ khi Nghị định 24 về quản lý thị trường vàng (năm 2012) có hiệu lực đến nay, chỉ tính riêng trên địa bàn TP HCM, 75 doanh nghiệp đã hoàn trả giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM, cho biết những doanh nghiệp hoàn trả giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ trên địa bàn do không có nhu cầu sản xuất.
Hiện tại, TP HCM vẫn còn 480 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ đang hoạt động. Lý giải về xu hướng này, ông Nguyễn Hoàng Minh cho biết do thị trường vàng trầm lắng từ sau khi Nghị định 24 có hiệu lực, các doanh nghiệp không có nhu cầu sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ nên đã tự nguyện hoàn trả giấy này.
Thị trường vàng tronng nước kém sôi động thời gian qua. Ảnh: Hoàng Triều
"Sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ là loại hình kinh doanh có điều kiện, theo quy định phải được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép. Những đơn vị đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận phải báo cáo thường xuyên cho cơ quan quản lý về doanh số sản xuất, kinh doanh, tình hình hoạt động..." - ông Nguyễn Hoàng Minh giải thích.
Theo một số chuyên gia, trong bối cảnh thị trường vàng trầm lắng, nhu cầu giao dịch giảm mạnh nên các doanh nghiệp tự nguyện hoàn trả giấy chứng nhận để không phải báo cáo về tình hình sản xuất vàng trang sức, chỉ tập trung vào hoạt động mua bán vàng.
Cũng theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM, hiện trên địa bàn có 837 điểm được cấp phép giao dịch mua bán vàng miếng thuộc 20 tổ chức tín dụng và 12 doanh nghiệp; 4 doanh nghiệp được tạm nhập vàng nguyên liệu để tái xuất sản phẩm cho hạn ngạch năm 2020...
Ghi nhận thị trường vàng những ngày qua cho thấy kể từ sau thời điểm nới lỏng cách ly xã hội, các doanh nghiệp kinh doanh vàng đã trở lại hoạt động bình thường nhưng thị trường khá yên ắng. Giá vàng trong nước thường biến động chậm hơn giá thế giới, nhu cầu giao dịch thấp.
Ngày 9-5, giá vàng SJC được các doanh nghiệp niêm yết phổ biến mua vào 47,85 triệu đồng/lượng, bán ra 48,25 triệu đồng/lượng, giảm thêm 150.000 đồng mỗi lượng so với hôm qua. Giá thế giới đóng cửa tuần giao dịch ở mức 1.702 USD/ounce, giảm hơn 10 USD mỗi ounce so với phiên trước. Hiện giá vàng thế giới quy đổi theo tỉ giá niêm yết vào khoảng 48,15 triệu đồng/lượng.
Giá USD ở các ngân hàng thương mại cũng tiếp tục giảm trong ngày cuối tuần, xuống mức 23.270 đồng/USD mua vào, 23.450 đồng/USD bán ra, giảm 20 đồng mỗi USD so với hôm qua.
Hà Nội tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, ngành nông nghiệp Hà Nội gặp nhiều khó khăn, trong đó có các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi. Trước những khó khăn của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn do dịch Covid-19, nhất là khi có khoảng 70% nguồn nguyên liệu để sản xuất phải...