Doanh nghiệp tỉ đô trên UPCoM có giá cổ phiếu ‘bèo’
Vốn hóa doanh nghiệp “khủng” đang giao dịch trên sàn UPCoM nhưng giá cổ phiếu èo uột.
Cổ phiếu của công ty chủ quản Nhà máy dầu Dung Quất liên tục đi xuống
Hiển Cừ
Đóng cửa cuối tuần qua, cổ phiếu BSR của Công ty cổ phần Lọc Hóa dầu Bình Sơn đứng dưới mệnh giá, còn 9.900 đồng. Nếu so với giá cao nhất đầu tháng 3.2018, cổ phiếu BSR hiện đã mất gần 70% trị giá. Những nhà đầu tư trúng đấu giá trong đợt IPO của công ty này với giá bình quân 23.043 đồng nếu đến nay vẫn còn nắm giữ thì đã lỗ gần 60%.
Video đang HOT
Dù vậy, hiện giá trị vốn hóa thị trường của BSR cũng ở mức gần 30.696 tỉ đồng, là một trong những doanh nghiệp có quy mô khủng trên sàn chứng khoán Việt Nam. BSR là đơn vị chủ quản Nhà máy lọc dầu Dung Quất có công suất 6,5 triệu tấn dầu thô mỗi năm, cung cấp 30% nhu cầu xăng dầu cả nước. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2019, BSR đạt doanh thu thuần 50.915 tỉ đồng và lãi sau thuế đạt gần 900 tỉ đồng, giảm mạnh so với nửa đầu năm 2018.
Tương tự, cổ phiếu OIL của Tổng công ty dầu Việt Nam (PV Oil) cũng chỉ ở mức 11.700 đồng/cổ phiếu, giảm 42% so với giá đấu thành công đợt IPO đầu năm 2018. Công ty có vốn hóa thị trường đạt 12.100 tỉ đồng và đang đứng thứ hai về thị phần xăng dầu tại Việt Nam khi chiếm tỷ trọng 20 – 22%. Công ty có mạng lưới hơn 3.500 cửa hàng xăng dầu trên cả nước. Sau hai quý đầu năm nay, công ty ghi nhận lãi sau thuế 267 tỉ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước nhưng điều đó chưa đủ góp phần vực dậy giá cổ phiếu.
Hay cổ phiếu LPB của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt cũng đang giao dịch dưới mệnh giá, chỉ còn 7.800 đồng, giảm gần 15% so với đầu năm nay. Với giá hiện nay, vốn hóa thị trường của LPB đạt gần 7.000 tỉ đồng.
Một cổ phiếu khác là POW của Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) – nhà sản xuất điện đứng thứ hai cả nước với thị phần phát điện chiếm 9,6% – đang có vốn hóa thị trường ở mức 31.498 tỉ đồng. Cổ phiếu POW chào sàn UPCoM từ tháng 3.2018 với giá 17.800 đồng. Đầu năm 2019, POW đã chuyển sang niêm yết trên sàn TP.HCM nhưng đến nay chỉ còn 13.450 đồng/cổ phiếu, thấp hơn giá trúng thầu bình quân 14.938 đồng/cổ phếu của đợt IPO đầu năm 2018. Dù lợi nhuận của công ty này 6 tháng đầu năm nay đạt 1.700 tỉ đồng, tăng 28% so với cùng kỳ năm trước nhưng giá cổ phiếu vẫn èo uột.
Trong khi đó, hàng loạt cổ phiếu của các doanh nghiệp có vốn hóa lớn chủ yếu niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM như Tập đoàn Vingroup, Công ty sữa Việt Nam, Ngân hàng Vietcombank hay Sabeco… đều có giá rất cao. Vì vậy theo ông Huỳnh Anh Tuấn – Phó tổng giám đốc Công ty chứng khoán Everest – cổ phiếu trên UPCoM ít được nhà đầu tư chú ý. Thanh khoản thấp càng khiến nhà đầu tư lớn khó giao dịch. Đó là nguyên nhân chính khiến họ thờ ơ với những cổ phiếu trên UPCoM…
Theo Thanhnien.vn
Lợi nhuận Lọc hóa dầu Bình Sơn giảm 86% trong quý II
Kết thúc quý II/2019, Lọc hóa dầu Bình Sơn thu về khoảng 300 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm hơn 86% so với cùng kỳ.
CTCP Lọc hóa dầu Bình Sơn (mã: BSR) vừa công bố Báo cáo tài chính quý II/2019 với doanh thu thuần đạt 27.845 tỷ đồng, giảm hơn 15% so với cùng kỳ năm 2018. Giá vốn tăng cao khiến lợi nhuận gộp điều chỉnh mạnh, từ 2.717 tỷ về chỉ còn 619 tỷ đồng. Sau khi trừ đi các chi phí, lợi nhuận sau thuế công ty chỉ còn 300 tỷ đồng, giảm hơn 86% so với cùng kỳ.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, Lọc hóa dầu Bình Sơn đạt doanh thu thuần 50.915 tỷ đồng, doanh thu tài chính hơn 209 tỷ đồng với đóng góp chính từ lãi tiền gửi trên 147 tỷ. Sau khi khấu trừ các chi phí, lãi sau thuế công ty đạt 900 tỷ đồng, giảm mạnh so với nửa đầu năm 2018.
So với kế hoạch 97.979 tỷ doanh thu và 2.939 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trong năm 2019 thì Lọc hóa dầu Bình Sơn mới lần lượt thực hiện được 52% và 30,6% chỉ tiêu.
Tính đến ngày 30/6/2019, tổng tài sản của công ty đạt 52.847 tỷ đồng, gồm tài sản ngắn hạn chiếm gần phân nửa với 24.945 tỷ, đi cùng 27.902 tỷ giá trị tài sản dài hạn; nợ phải trả ghi nhận 20.667 tỷ với 12.968 tỷ nợ ngắn hạn và 7.699 tỷ nợ dài hạn; vốn chủ hữu đạt 32.180,5 tỷ đồng.
Đặc biệt, tiền và các khoản tương đương tiền tiếp tục duy trì mức 5.863 tỷ đồng, trong đó Lọc hóa dầu Bình Sơn vẫn đang ghi nhận gần 2.735 tỷ đồng khoản tiền gửi có kỳ hạn 3 tháng tại OceanBank chi nhánh Quảng Ngãi đang tạm dừng giao dịch. Ban Tổng giám đốc công ty cho rằng, khoản tiền này sẽ được giao dịch trở lại trong tương lai khi có những quy định cụ thể của Ngân hàng Nhà nước.
Lý giải về mức doanh thu và lợi nhuận sụt giảm mạnh trong 6 tháng đầu năm 2019, Lọc hóa dầu Bình Sơn cho biết, do phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức như giá dầu thô diễn biến phức tạp, khó lường; khoảng chênh giữa giá sản phẩm và dầu thô (spread crack) giảm mạnh so với kế hoạch; nguồn cung xăng dầu trong nước được bổ sung từ Nhà máy Lọc hoá dầu Nghi Sơn làm tăng thêm sự cạnh tranh; chính sách thuế nhập khẩu dầu thô chưa được tháo gỡ,...
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu BSR đang giao dịch tại mức giá 11.400 đồng/cp - đây là mức thấp nhất kể từ khi BSR lên sàn.
Theo thuonggiaonline.vn
Lọc hoá dầu Bình Sơn (BSR) giảm 86% lợi nhuận trong quý 2/2019, cổ phiếu rơi xuống đáy mới BSR vẫn đang ghi nhận gần 2.735 tỷ đồng khoản tương đương tiền bao gồm tiền gửi có kỳ hạn 3 tháng tại OceanBank chi nhánh Quảng Ngãi đang tạm dừng giao dịch. Ban Tổng giám đốc BSR đánh giá, khoản tiền này sẽ được giao dịch trở lại trong tương lai khi có những quy định cụ thể của Ngân hàng Nhà...