Doanh nghiệp thủy sản xoay xở biến da cá, mỡ cá thành tiền
Năm 2018 ngành thủy sản với kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 9 tỷ USD, tăng 8,4% so với năm 2017. Năm 2019 này, dự báo ngành sẽ phải đối mặt với không ít khó khăn dù được đánh giá “nếu tận dụng lợi thế ưu đãi từ CPTPP xuất khẩu tôm và cá tra sẽ có nhiều ưu đãi về thuế”…
“Chớp” cơ hội từ CPTPP
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NNPTNT), giá trị xuất khẩu (XK) thủy sản tháng 2.2019 ước đạt 372 triệu USD, đưa giá trị XK thủy sản 2 tháng đầu năm 2019 đạt 1,13 tỷ USD, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2018.
Kết quả này có được đến từ những động lực tăng trưởng như dự báo lượng tiêu thụ của thế giới tăng, lợi thế từ các FTA, trong đó đặc biệt là Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực từ 14.1.2019, đã tạo “hiệu ứng” khiến ngành thủy sản đẩy mạnh XK hơn sang các thị trường tiềm năng.
Thu hoạch cá tra ở Ô Môn, Cần Thơ. Ảnh: I.T
Chẳng hạn, với ngành cá tra trong 2 tháng đầu năm đã có chuyển biến tích cực khi giá trị XK tăng tới 17% so với cùng kỳ (đạt 309,75 triệu USD). Trong đó, 4 thị trường tiêu thụ cá tra lớn nhất của Việt Nam lần lượt là Trung Quốc – Hongkong (60 triệu USD), Mỹ (53 triệu USD), Liên minh châu Âu (EU – 44 triệu USD) và ASEAN (33 triệu USD). Kim ngạch XK vào 4 thị trường lớn này cũng tăng lần lượt 7%, 26%, 94% và 10% so với cùng kỳ năm 2018.
Đặc biệt, giá trị cá tra XK sang một số thị trường đơn lẻ lớn như: Anh, Hà Lan, Đức và Bỉ có mức tăng trưởng rất tốt, lần lượt là 66%, 21,7%, 102,5% và 123,3% so với cùng kỳ năm 2018.
Trong các doanh nghiệp (DN) XK cá tra hàng đầu 2 tháng đầu năm 2019, có thể kể đến những cái tên như: Vĩnh Hoàn (VHC) với kim ngạch XK lớn nhất, đạt 44,32 triệu USD, chiếm 14,3% thị phần XK. Kế đến là Navico (ANV) với 20,33 triệu USD, chiếm 7% thị phần và I.D.I (IDI) xếp thứ 3 với kim ngạch 18,19 triệu USD, chiếm thị phần 6%. Xếp thứ 4 về thị phần XK là Biển Đông với kim ngạch đạt 17,95 triệu USD, chiếm khoảng 5% thị phần và GODACO xếp thứ 5 với kim ngạch 14,09 triệu USD, chiếm 4% thị phần XK.
Video đang HOT
Riêng với ngành tôm, trong 2 tháng đầu năm 2019, XK tôm sang 5 thị trường chính đều giảm, trong đó giá trị XK sang EU giảm mạnh nhất 27,6%; XK sang Trung Quốc giảm 1,6%; sang Mỹ giảm 19,2%; sang Hàn Quốc giảm 18% và Nhật Bản giảm 0,9%.
Vẫn còn nhiều thách thức
Một số chuyên gia đánh giá, để cán đích con số 10 tỷ USD, ngành thủy sản phải xây dựng chiến lược phát triển nuôi hợp lý, nâng cao công nghệ chế biến và thúc đẩy XK. Trong đó, điểm quan trọng là toàn ngành cần tập trung giải quyết dứt điểm vấn đề hóa chất, kháng sinh trong sản phẩm thủy sản và các loại bệnh phổ biến trong tôm. Điều này nhằm củng cố lòng tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm tôm Việt, tiến tới tăng cường XK mặt hàng này vào các thị trường khó tính như Nhật Bản, Australia, EU…
Chế biến cá tra xuất khẩu tại Công ty Cổ phần Đầu tư & Phát triển Đa Quốc gia (IDI), thuộc Sao Mai Group. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
Trong khi đó, ở góc độ các DN, nhiều đơn vị xuất khẩu đang đẩy mạnh tăng giá trị gia tăng bằng việc tận dụng các phụ phẩm từ cá tra hoặc đẩy mạnh vùng nuôi trồng, ứng dụng công nghệ cao vào nuôi trồng và sản xuất. Chẳng hạn, Công ty CP Đầu tư và Phát triển Đa quốc gia (Mã: IDI) đang đầu tư chế biến mỡ cá thành dầu ăn.
Công ty CP Vĩnh Hoàn (VHC) cũng đang tận dụng da cá để chế biến các sản phẩm có chứa Collagen và Gelatin. Đặc biệt, năm 2019, Vĩnh Hoàn sẽ tập trung cung cấp sản phẩm phile cùng chuỗi sản phẩm, hướng đến những phân khúc thị trường khác biệt. Chưa kể, đầu năm nay, công ty cũng góp 45% vốn, tương đương 22,5 tỷ đồng để thành lập Công ty TNHH Sản xuất giống cá tra Vĩnh Hoàn, thành lập chuỗi khép kín về sản xuất.
Còn tại Navico, mới đây công ty đã chính thức khởi công Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nuôi trồng thuỷ sản Bình Phú có quy mô 600ha, vốn đầu tư 4.000 tỷ đồng. Dự kiến khi đi vào hoạt động, dự án sẽ sản xuất 200.000 tấn cá tra nguyên liệu/năm, mục tiêu xuất khẩu 100%. Khi dự án đi vào hoạt động, tổng xuất khẩu của Navico kỳ vọng sẽ tăng gấp đôi lên khoảng 250 – 300 triệu USD/năm.
Theo Danviet
Xuất khẩu cá tra: Diễn biến trái chiều, doanh nghiệp lo lắng
Năm 2019, nhiều dự báo cho rằng, xuất khẩu cá tra sẽ tiếp tục thu trái ngọt sau khi liên tục tăng trưởng mạnh mẽ. Tuy vậy, những diễn biến trái chiều về giá những tháng đầu năm cho thấy, để giữ vững và mở rộng các thị trường xuất khẩu (XK), cần rất nhiều nỗ lực của doanh nghiệp.
Kim ngạch XK tăng, giá giảm
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tính đến hết tháng 2.2019, XK thủy sản cả nước đạt khoảng 1,13 tỷ USD, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó, XK cá tra đạt 284 triệu USD, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2018.
Nhưng trái ngược với xu hướng tăng kim ngạch XK, những tháng đầu năm 2019, giá cá tra có xu hướng "hạ nhiệt" sau khi đạt đỉnh vào cuối năm 2018.
Cần nâng cao chất lượng con giống để phát triển bền vững ngành chế biến, xuất khẩu cá tra. Ảnh: tư liệu
Theo số liệu Bộ NNPTNT, tháng 1.2019, giá cá tra loại I tại trại đạt 29.000 - 29.500 đồng/kg, giảm so với mức đỉnh điểm giữa năm 2018 (34.000 đồng/kg) do nhu cầu thu mua nguyên liệu khá thấp. Sau Tết, giá cá tra nguyên liệu tiếp tục giảm về trung bình 28.000 - 28.500 đồng/kg.
Đến đầu tháng 3, tại An Giang, giá cá tra thịt trắng mua tại hầm, quầng với trọng lượng 0,8 - 1kg/con giảm về 27.000 - 28.000 đồng/kg, đến giữa tháng 3, tại một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, giá cá tra còn 23.000 - 24.000 đồng/kg.
Bộ NNPTNT lý giải, giá cá tra nguyên liệu những tháng đầu năm 2019 liên tục giảm do nguồn cung gia tăng trong khi đơn đặt hàng vẫn ở mức thấp. Ước tính, sản lượng cá tra tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long trong 2 tháng đầu năm nay đạt hơn 157.000 tấn, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Dù giá cá tra trong nước đang có xu hướng đảo chiều đi xuống nhưng theo nhận định của Tổng cục Thủy sản (Bộ NNPTNT): Năm 2019, triển vọng của ngành chế biến, xuất khẩu cá tra khá vững chắc dù xuất hiện các rào cản kỹ thuật, rào cản thương mại ở một số quốc gia.
Cụ thể, cuộc chiến thương mại Mỹ -Trung là cơ hội tốt để DN Việt Nam có thể chiếm lĩnh thị phần cá thịt trắng tại Mỹ do sự thiếu hụt tạm thời cá rô phi ở thời điểm hiện tại. Với Trung Quốc, chính sách quản lý hoạt động biên mậu của Trung Quốc thay đổi có thể khiến các doanh nghiệp bị động nhưng cũng là cơ hội để chúng ta thay đổi phương thức sản xuất và quản lý để phát triển bền vững thị trường quan trọng này.
Theo Hiệp hội Cá tra Việt Nam, bên cạnh những yếu tố thuận lợi, năm 2019, XK cá tra phải đối mặt với không ít thách thức như: giá thành sản xuất cá tra nguyên liệu còn cao; truyền thông bôi nhọ tại một số thị trường tiêu thụ thủy sản...
Ngoài ra, với tốc độ tăng trưởng của thị trường Trung Quốc trong 3 năm trở lại đây (với mức tăng trưởng bình quân khoảng 6%/năm), dự báo nhu cầu về sản lượng cá nguyên liệu có thể tăng lên 2 triệu tấn sau 3-4 năm tới. Điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro nếu thị trường có biến động.
Nâng chất lượng, mở thị trường
Năm 2019, toàn ngành thủy sản đặt mục tiêu sản lượng nuôi cá tra đạt 1,51 triệu tấn, tăng 6,6% so với năm 2018; kim ngạch XK đạt trên 2,4 tỷ USD, tăng 12% so với năm 2018.
Theo ông Doãn Tới-Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Nam Việt, để phát triển bền vững ngành hàng cá tra cần tập trung đầu tư nâng cao chất lượng, mở rộng thị trường... Về vấn đề này, đại diện Hiệp hội Cá tra Việt Nam khẳng định sẽ thúc đẩy cải thiện chất lượng ngành cá tra. Ngoài ra, cần tập trung phát triển các thị trường có sẵn, đặc biệt là ở 4 thị trường Mỹ, EU, Trung Quốc, ASEAN với thị phần chiếm từ 50-60%.
Hiệp hội Cá tra Việt Nam cũng kiến nghị Bộ NNPTNT xem xét hỗ trợ kinh phí xúc tiến thương mại thị trường trong và ngoài nước của ngành cá tra như tổ chức tham gia nhiều hoạt động xây dựng bản tin giá cả, bản đồ vùng nuôi cá tra, hội chợ, hội thảo kết nối DN mở rộng thị trường Mỹ, EU..., đặc biệt là thị trường Trung Quốc.
Theo Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường: Ngành hàng cá tra đã tăng trưởng liên tục trong 3 năm gần đây, nguy cơ bùng phát dịch bệnh khá cao, trong khi chất lượng con giống vẫn chưa được cải thiện rõ nét...
Trước bối cảnh đó, ĐBSCL cần đánh giá thực trạng liên kết chuỗi ở địa phương, có giải pháp vận động, hướng dẫn người dân, doanh nghiệp tham gia liên kết chuỗi; kiểm soát tốt quy hoạch, không để xảy ra tình trạng tự phát tăng diện tích ươm nuôi vượt kiểm soát. Con giống có vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả sản xuất, vì vậy, các địa phương, doanh nghiệp cần tiếp tục tập trung thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng giống cá tra theo hướng Nhà nước và nhân dân cùng làm.
Theo Danviet
Thứ trưởng Bộ KHCN: Tạm dừng công bố tiêu chuẩn sản xuất nước mắm Sáng nay, 12/3, Thứ trưởng Bộ KHCN Phạm Công Tạc chính thức cho biết, dự thảo tiêu chuẩn về quy phạm thực hành sản xuất nước mắm TCVN 12607: 2019 sau khi được đưa ra lấy ý kiến nhân dân đã nhận được nhiều ý kiến của các tổ chức, cá nhân và giới báo chí. Theo đó, trước mắt lãnh đạo Bộ...