Doanh nghiệp thủy sản vượt khó đón cơ hội
Năm 2021, dù dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của doanh nghiệp ngành thủy sản, nhưng các công ty ngành này có kết quả kinh doanh tăng trưởng vượt bậc.
Qua đó, tạo nền tảng vững chắc để doanh nghiệp thủy sản đón năm 2022 với kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng.
Dây chuyền chế biến tôm xuất khẩu tại nhà máy của Công ty Cổ phần thủy sản Minh Phú, Hậu Giang. Ảnh minh họa: Vũ Sinh/TTXVN
Cánh cửa xuất khẩu rộng mở
Công ty cổ phần Chứng khoán An Bình nhận định, triển vọng ngành thủy sản năm 2022 dự kiến tiếp tục lạc quan, với kim ngạch xuất khẩu dự kiến đạt 9 tỷ USD.
Theo các chuyên gia phân tích của công ty chứng khoán này, kinh tế thế giới phục hồi và mở cửa trở lại, đặc biệt Mỹ và châu Âu nhờ đẩy mạnh tiêm vaccine sẽ thúc đẩy nhu cầu xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
Bên cạnh đó, ngành thủy sản còn được hưởng lợi từ các hiệp định thương mại đa phương, song phương. Ngay khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU ( EVFTA) có hiệu lực, một số mặt hàng tôm Việt Nam xuất khẩu sang EU có mức thuế suất 12-20% sẽ về 0% như tôm sú đông lạnh…
Đối với cá tra, EVFTA giúp gia tăng lợi thế cạnh tranh trong dài hạn, thuế cơ bản của cá tra phile tươi, ướp lạnh giảm từ 9% xuống 0%; cá tra phile đông lạnh giảm từ 5,5% xuống còn 0%; các sản phẩm cá tra chế biến giảm từ 14% xuống còn 0% trong vòng 3 năm.
Riêng Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn (mã chứng khoán: VHC) và Công ty cổ phần Nam Việt (mã chứng khoán: ANV) được áp dụng mức thuế chống bán phá giá 0 USD/kg khi xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ trong đợt rà soát hành chính thuế chống bán phá giá lần thứ 16 (POR16) trong khi các doanh nghiệp khác vẫn ở mức không đổi 2,39 USD/kg.
Với những yếu tố thuận lợi từ sự phục hồi xuất khẩu và hưởng lợi từ EVFTA, UKVFTA…, triển vọng lợi nhuận các doanh nghiệp được dự báo có tiến triển tích cực hơn trong thời gian tới.
Dù vậy bên cạnh thuận lợi, doanh nghiệp thủy sản cũng phải đối mặt với khó khăn từ việc giá nguyên liệu tăng. Cụ thể giá cá tra nguyên liệu và giá tôm thẻ tăng so với cùng kỳ 2020 do chi phí vận chuyển tăng vì thiếu tàu và thiếu vỏ container dưới tác động bởi dịch COVID-19, cộng với giá dầu tăng.
Bên cạnh đó là tình hình phục hồi khả năng cung ứng từ các thị trường khác như Ấn Độ, Ecuado, Thái Lan và Indonesia sau đại dịch.
Vượt khó
Thực tế, những khó khăn của ngành thủy sản đã bộc lộ rất rõ trong năm 2021. Dù vậy, doanh nghiệp ngành này vẫn đạt được kết quả tăng trưởng vượt bậc, thậm chí có doanh nghiệp còn đạt mức tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận cao nhất lịch sử hoạt động.
Có thể kể đến trường hợp Công ty cổ phần Thực phẩm Sao Ta (mã chứng khoán: FMC). Quý IV/2021, doanh nghiệp này có doanh thu vượt mốc 1.400 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt hơn 110 tỷ đồng; lần lượt tăng 19% và 74% so với cùng kỳ năm 2020.
Biên lợi nhuận gộp có sự cải thiện từ 13% lên 14% là yếu tố thúc đẩy lợi nhuận. Nguyên nhân biên lợi nhuận gộp tăng chủ yếu là nhờ thu hoạch tôm tự nuôi làm hạ giá thành sản phẩm, góp phần tăng lợi nhuận chung.
Video đang HOT
Lũy kế cả năm, Công ty cổ phần Thực phẩm Sao Ta có doanh thu đạt mức kỷ lục gần 5.200 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế cũng lên mức cao nhất trong lịch sử hoạt động với 289 tỷ đồng.
Công ty cổ phần Camimex Group (mã chứng khoán: CMX) cũng báo cáo doanh thu quý IV/2021 tăng gấp đôi cùng kỳ năm trước đó và lợi nhuận tăng 24% lên 24 tỷ đồng. Tính cả năm doanh nghiệp này có doanh thu 2.190 tỷ đồng, lãi gần 83 tỷ đồng, lần lượt tăng 54% và 38% so với năm liền trước.
Đối với Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn (mã chứng khoán: VHC), đây là doanh nghiệp đầu ngành cá tra. Trong quý IV/2021, doanh thu hợp nhất của công ty đạt 2.693 tỷ đồng tăng 39% so với cùng kỳ năm 2020; lãi ròng tăng đến 171% đạt 455 tỷ đồng. Đây là mức lợi nhuận quý cao nhất kể từ giữa năm 2018 đến nay.
Doanh nghiệp cho biết, thị trường xuất khẩu đều phục hồi mạnh vào cuối năm, đặc biệt là Mỹ. Doanh thu xuất khẩu sang Mỹ đạt hơn 1.200 tỷ đồng, tăng 91% so với cùng kỳ năm trước.
Lũy kế cả năm, Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn có doanh thu lên 9.054 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 1.110 tỷ đồng,lần lượt tăng tăng 29% và hơn 54% so với năm trước đó.
Theo Công ty cổ phần Chứng khoán An Bình, xuất khẩu thủy sản năm 2021 vượt khó ngoạn mục và có sự bứt phá vào quý cuối năm.
Năm 2021, ngành thủy sản đã trải qua những cung bậc thăng trầm vì dịch COVID-19. Nửa đầu năm, xuất khẩu thủy sản khá thuận lợi nhờ thị trường hồi phục, sản xuất trong nước ổn định. Tuy nhiên, quý III/2021, ngành thủy sản đã phải đối mặt với vô vàn khó khăn do giãn cách xã hội diện rộng. Quý cuối năm 2021, ngành đã có sự phục hồi bứt phá.
Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2021 ước đạt 8,89 tỷ USD, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2020. Các mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vẫn là tôm chiếm tới 43,87%, cá tra chiếm 17,32%.
Năm 2021, giá thức ăn và cá tra duy trì mức cao và tăng giá liên tục làm giá thành nuôi cá tra gia tăng đáng kể, nhưng giá xuất khẩu cá tra lại gặp khó trăm bề từ yếu tố thị trường, cước vận chuyển và hàng rào kiểm soát COVID-19.
Dù có nhiều khó khăn, nhưng các doanh nghiệp thủy sản đã vượt qua, nhờ đó tạo ra kỳ vọng tăng trưởng lớn trong năm nay.
Trên thị trường chứng khoán, hầu hết cổ phiếu ngành thủy sản có dấu hiệu điều chỉnh sau một năm tăng giá mạnh. Cụ thể, từ đầu năm tới chốt phiên giao dịch 11/2, FCM giảm 12%, MPC giảm hơn 3%, ANV giảm 8,1%, CMX giảm gần 10%. Trong khi đó, VHC đi ngược xu hướng của ngành khi tăng gần 9%.
Doanh nghiệp thủy sản 'đón sóng' vượt đại dương
Nhu cầu tiêu thụ thủy hải sản bình quân đầu người trên thế giới tăng đang tạo ra tiềm năng tăng trưởng lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam.
Bên cạnh đó, các Hiệp định thương mại tự do (FTA) cũng tạo ra động lực tăng trưởng cho toàn ngành. Trước con sóng hồi phục, các doanh nghiệp thủy sản đã tìm ra những cách khác nhau để vượt đại dương, tăng xuất khẩu.
Kiểm tra, phân loại cá tra đông lạnh trước khi đóng gói để xuất khẩu tại nhà máy của Công ty CP đầu tư phát triển đa quốc gia. Ảnh tư liệu: Vũ Sinh/TTXVN
Dư địa lớn
Theo Công ty cổ phần Chứng khoán Phú Hưng (PHS), mức tiêu thụ thủy hải sản bình quân đầu người trên thế giới tăng tạo ra tiềm năng cho xuất khẩu thủy sản.
Báo cáo triển vọng nông nghiệp của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) cho biết, tiêu thụ thủy hải sản bình quân đầu người trên thế giới dự kiến là 21,2 kg vào năm 2030, tăng từ mức trung bình 20,5 kg trong giai đoạn 2018 -2020. Tiêu thụ thủy hải sản bình quân đầu người sẽ tăng 3,6% trong giai đoạn 2020 - 2030. Vào năm 2030, nuôi trồng thủy sản dự kiến sẽ cung cấp 57% lượng cá được sử dụng cho con người, so với 53% trong giai đoạn 2018 - 2020.
Dự kiến sản lượng thủy hải sản tiêu thụ sẽ mở rộng trên tất cả các châu lục, được thúc đẩy bởi thu nhập ngày càng cao, đô thị hóa, mở rộng sản xuất, cải thiện kênh phân phối, đổi mới sản phẩm, cùng với việc người tiêu dùng ngày càng công nhận thủy hải sản là thực phẩm lành mạnh và bổ dưỡng. Mức tiêu thụ dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong thập kỷ tới.
Sự phục hồi của ngành dịch vụ thực phẩm ở Mỹ sẽ hỗ trợ tiêu thụ thủy sản vào năm 2022. Hiệp hội Các nhà sản xuất dịch vụ ăn uống quốc tế (IFMA) dự kiến năm 2022, tăng trưởng ngành dịch vụ thực phẩm đạt 4,9% so với năm 2021.
Hơn nữa, chi tiêu tiêu dùng thực phẩm tại phân khúc nhà hàng năm 2022 được dự báo sẽ gần trở lại mức 2019 và tăng 8% so với năm 2021. Ngoài ra, chi tiêu tiêu dùng thực phẩm tại siêu thị trong năm 2022 được dự báo sẽ tăng 7,8% so với năm 2021 lên 38,8 tỷ USD, tương đương với mức 119% của năm 2019. Do đó, sự phục hồi nhu cầu tại các nhà hàng và tăng trưởng nhu cầu thực phẩm tại siêu thị vào năm 2022 sẽ hỗ trợ tiêu thụ thủy sản ở Mỹ.
Do Mỹ là thị trường xuất khẩu tôm và cá tra lớn nhất của Việt Nam, sự phục hồi của ngành dịch vụ ăn uống được kỳ vọng sẽ tạo điều kiện cho triển vọng tăng trưởng xuất khẩu cho thủy sản Việt Nam.
Theo dự báo của OECD và FAO, đơn giá sản xuất thủy sản nuôi trồng trên danh nghĩa sẽ tiếp tục tăng trưởng 15% từ năm 2021 đến năm 2030. Năm 2022, giá một đơn vị thủy sản nuôi trồng dự kiến sẽ tăng 6,3% lên khoảng 3.200 USD/tấn.
Trong khi đó, thực giá của thủy sản nuôi trồng được dự báo sẽ phục hồi trong ngắn hạn vào năm 2022 và 2023, sau đó giảm từ năm 2024 trở đi để phản ánh nguồn cung tăng do sản lượng nuôi trồng tăng.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam được dự báo sẽ tăng 10% so với năm 2021 lên 4,3 tỷ USD vào năm 2022.
Các doanh nghiệp Việt Nam điều chỉnh sản xuất linh hoạt để phù hợp với đại dịch, tạo điều kiện thuận lợi nắm bắt được nhu cầu ngày càng tăng tại thị trường Mỹ.
Trong 11 tháng năm 2021, Mỹ nhập khẩu hơn 726 nghìn tấn tôm tăng 7% so với cùng kỳ năm 2020, chủ yếu từ Ấn Độ, Ecuador, Indonesia, Việt Nam và Thái Lan.
VASEP nhận định, xuất khẩu tôm sang Mỹ dự kiến sẽ tăng mạnh vào năm 2022 do Việt Nam chuyển sang trạng thái thích ứng linh hoạt với đại dịch COVID-19 sẽ giúp nước này chiếm được thị phần tại thị trường Mỹ.
Ngoài ra, Mỹ tăng gấp đôi thuế chống bán phá giá đối với tôm xuất khẩu từ Ấn Độ từ 3% lên 7,15% vào tháng 11/2021, đã nâng cao lợi thế cạnh tranh cho các nước đối thủ khác; trong đó có Việt Nam.
Bên cạnh đó, Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu-Việt Nam (EVFTA) hỗ trợ Việt Nam có thêm lợi thế cạnh tranh tại EU vào năm 2022.
Ấn Độ, Ecuador và Việt Nam là ba nước xuất khẩu tôm lớn nhất sang EU. So với Ấn Độ, Việt Nam được hưởng lợi nhiều hơn từ thuế xuất khẩu. Theo EVFTA, đối với tôm xuất khẩu từ Việt Nam sang EU, thuế suất đối với tôm sú là 0%, trong khi thuế đối với tôm thẻ chân trắng đông lạnh sẽ giảm dần về 0% cho đến năm 2025.
Các chuyên gia từ PHS cho biết, Ecuador tập trung vào sản phẩm tôm có vỏ và không đầu, trong khi Việt Nam nổi tiếng là nhà cung cấp đối với tôm thẻ chân trắng Thái Bình Dương và sản phẩm giá trị gia tăng. Điều này tạo dư địa cho Việt Nam mở rộng thị phần tại thị trường EU. Hơn nữa, khi Ecuador phải đối mặt với chi phí vận chuyển tăng mạnh, điều này sẽ cân bằng sức cạnh tranh trên "sân chơi" xuất khẩu vào EU trong năm 2022.
Không chỉ thuận lợi với xuất khẩu tôm, VASEP ước tính xuất khẩu cá tra năm 2022 cũng sẽ đạt mục tiêu khoảng 1,65 tỷ USD, tương ứng mức tăng 7% so với năm 2021.
Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2021 ước đạt 8,89 tỷ USD, tăng 5,7% so với năm 2020 và tăng 4,6% so kế hoạch.
Doanh nghiệp tìm đường vượt đại dương
Theo PHS, dù các Hiệp định thương mại tự do (FTA) tạo ra động lực tăng trưởng cho toàn ngành, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm và cá tra đã tìm ra những cách khác nhau để vượt qua đại dương.
Các công ty xuất khẩu tôm gần đây đã mở rộng năng lực sản xuất, điều này hỗ trợ những công ty này hưởng lợi từ nhu cầu gia tăng toàn cầu. Các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra thì đang hoàn thiện chuỗi giá trị, được hưởng lợi từ thuế suất 0% khi xuất khẩu sang Mỹ và sẵn sàng đáp ứng nhu cầu đang phục hồi.
Tính đến thời điểm hiện tại, đã có một số doanh nghiệp ngành thủy sản báo cáo kết quả kinh doanh tăng trưởng vượt bậc trong năm 2021.
Điển hình như Công ty cổ phần Thực phẩm Sao Ta (mã chứng khoán: FMC) đã công bố kết quả kinh doanh ước thực hiện 2021. Cụ thể, doanh thu của công ty ước đạt hơn 4.850 tỷ đồng, bằng 112% so năm 2020. Lợi nhuận ước đạt trên 280 tỷ đồng, tăng trên 15% so năm 2020. Đây là con số lãi cao nhất trong lịch sử 26 năm hoạt động của công ty.
Ban lãnh đạo công ty cho biết, năm 2021 là năm thành công nhất trong lịch sử 10 năm nuôi tôm của doanh nghiệp, góp phần bù đắp cho mảng chế biến của công ty trong năm vừa qua.
Với kết quả khả quan, Công ty cổ phần Thực phẩm Sao Ta dự kiến ngay sau Tết, trại tôm sẽ bắt đầu thả giống, khởi đầu cho mùa vụ mới; trong đó có tăng thêm diện tích nuôi 52 ha là dự án được UBND tỉnh giao công ty thành viên là Công ty cổ phần Thực phẩm Khang An.
Năm 2022, doanh nghiệp sẽ đưa Nhà máy thủy sản Sao Ta với công suất 15.000 tấn/năm và Nhà máy chế biến tôm Tam An, công suất 5.000 tấn/năm vào hoạt động. Từ đó, nâng tổng công suất thêm 20.000 tấn/năm. Doanh nghiệp kỳ vọng sẽ gia tăng được sản lượng đáng kể để đón đầu xu thế tăng trưởng khi bắt đầu một chu kỳ kinh tế mới.
Đối với Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn (mã chứng khoán: VHC) - doanh nghiệp hàng đầu trong ngành cá tra Việt Nam được nhận định là có thuận lợi xuất khẩu sang Mỹ, do hưởng thuế suất xuất khẩu sang nước này thấp hơn các doanh nghiệp cùng ngành.
Theo kết quả của đợt rà soát thuế chống bán phá giá lần thứ 16 (POR16) do Bộ Thương mại Mỹ (DOC) công bố, Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn được hưởng mức thuế suất là 0%. Với mức thuế này, doanh nghiệp có lợi thế để mở rộng thị trường Mỹ dễ dàng hơn các doanh nghiệp khác.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng hưởng lợi từ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKFTA), do có vị thế đầu ngành nên doanh nghiệp có nguồn lực kinh doanh và sản xuất mạnh.
Ghi nhận tại bản tin IR (quan hệ đầu tư) tháng 11/2021 của doanh nghiệp này, doanh thu xuất khẩu tháng 11/2021 đạt 912 tỷ đồng, tăng 38% so với cùng kỳ năm trước và tăng 17% so với tháng 10/2021. Đây là mức doanh thu cao nhất theo tháng tính từ đầu năm đến nay. Tính chung 11 tháng năm 2021, doanh thu thuần của công ty đạt 8.118 tỷ đồng, tăng 25,1% so với cùng kỳ năm 2020.
Với kết quả kinh doanh ấn tượng đạt được, cùng những kỳ vọng bứt phá trong tương lai, cổ phiếu ngành thủy sản tăng rất mạnh trong năm qua.
Theo Công ty cổ phần Chứng khoán SSI, năm 2021, mức tăng chung của cổ phiếu ngành thủy sản đạt 54,3%, cao hơn mức tăng của chỉ số VN-Index tới hơn 20,5%.
Các doanh nghiệp có hiệu quả tốt nhất gồm IDI tăng 98%, FMC tăng 58, VHC tăng 56%, MPC tăng 53%, ANV tăng 41% và CMX tăng 22%.
Dự báo xuất khẩu thủy sản năm nay chỉ đạt 8,4 tỷ USD Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, năm nay, dư địa xuất khẩu thủy sản lớn, nhưng ngành thủy sản gặp phải khó khăn do dịch COVID-19 trong 3 tháng qua quá lớn nên khả năng phục hồi chậm. Hiệp hội dự báo xuất khẩu thủy sản năm...