Doanh nghiệp thủy sản Việt Nam: Nguy cơ mất thị trường bán lẻ
“Nếu không nhận thức rõ tình hình và không có giải pháp thích hợp, doanh nghiệp Việt Nam sẽ mất trắng thị trường bán lẻ nội địa vào tay các doanh nghiệp nước ngoài”. Đó là cảnh báo được ông Nguyễn Ngọc Hòa – Phó Giám đốc Sở Công Thương TP.HCM nêu ra tại hội thảo tìm giải pháp nâng cao chất lượng thủy sản tại thị trường bán lẻ nội địa mới đây.
Cũng theo ông Hòa, trong định hướng đến năm 2020 của Bộ Công Thương, hệ thống phân phối hiện đại Việt Nam phấn đấu đạt 1.200 siêu thị, 157 trung tâm mua sắm, 180 trung tâm thương mại, tăng 45% so với hiện nay.
Yếu do thiếu chiến lược
Buổi hội thảo nằm trong khuôn khổ Hội chợ quốc tế Thủy sản Việt Nam 2016 (Vietfish 2016) do Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) tổ chức. Đánh giá về nhu cầu và xu hướng tiêu thụ thủy, hải sản qua kênh bán lẻ, bà Bùi Thị Minh Thu – Phó Giám đốc kinh doanh Saigon Co.op đánh giá tiêu thụ tại nội địa vẫn chưa cao. Người dân còn thói quen sử dụng sản phẩm tươi, trong khi chất lượng sản phẩm trong nước luôn đứng sau tiêu chuẩn xuất khẩu. Đồng tình ý kiến này, ông Ngô Quang Tú – Trưởng phòng Chế biến bảo quản thủy sản (Cục Chế biến, thương mại nông lâm thủy sản và Nghề muối) cho rằng, ngành thủy sản và các doanh nghiệp thiếu chiến lược dài hạn cho thị trường nội địa. “Chỉ khi gặp khó khăn trong xuất khẩu, họ mới tính đến thị trường này” – ông Tú đánh giá.
Khách tham quan hội chợ. ảnh: N/V
Theo báo cáo của Tập đoàn CBRE về mức độ sôi động của các thị trường bán lẻ khu vực châu Á – Thái Bình Dương 2014, Việt Nam thuộc tốp 10 quốc gia được đánh giá cao về tiềm năng bán lẻ. Trong đó, số lượng điểm bán qua kênh hiện đại (siêu thị/trung tâm thương mại) có tốc độ tăng trưởng cao: 28,8%.
Ông Ngô Văn Ích – Chủ tịch VASEP cho biết: Năm nay diện tích nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng, năng suất suy giảm do biến đổi khí hậu, nhưng VASEP tự tin đặt mục tiêu đạt tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2016 hơn 7 tỷ USD, tăng 6,3% so với năm 2015.
Video đang HOT
Ông Hòa nhận định, việc các tập đoàn nước ngoài thâm nhập thị trường bán lẻ Việt Nam đang tạo ra áp lực rất lớn đến các nhà bán lẻ (NBL) trong nước. Vì đại bộ phận NBL trong nước quy mô nhỏ, thiếu nhiều tiềm lực nên các NBL trong nước đang đối mặt với cuộc cạnh tranh không cân sức. Hiện, bán lẻ chưa phải là lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của các doanh nghiệp nhà nước như Satra, Hapro. Các NBL dân doanh, cổ phần như Intimex thì quy mô nhỏ bé, chỉ có 2 NBL lớn là Saigon Co.op và Vingroup. Trong đó, Vingroup có tiếp tục duy trì được hoạt động bán lẻ như ngành kinh doanh cốt lõi, hay có thể chuyển nhượng trong nay mai vẫn là câu hỏi lớn. Cuộc chiến không cân sức này được ông Hòa ví như một đội hình toàn ngôi sao thế giới đang “đá bóng” với các “cầu thủ” chỉ có mỗi “lợi thế sân nhà”.
Tạo điều kiện khởi nghiệp bán lẻ
Vietfish lần thứ 17 mang thông điệp Ngôi nhà của thủy hải sản Á Châu, quy tụ gần 200 doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước đến từ 11 quốc gia với hơn 350 gian hàng, kéo dài từ 3-5.8.
Chính từ “lợi thế sân nhà” này, ông Hòa mạnh dạn đề xuất các nhà sản xuất Việt Nam phải tận dụng tốt hơn nữa sự ủng hộ của người tiêu dùng và chính quyền đối với thương hiệu Việt. Với cơ quan quản lý nhà nước, ông nhấn mạnh đến yêu cầu sớm xây dựng và triển khai Đề án phát triển hệ thống bán lẻ Việt Nam. Xoay quanh việc tăng cường liên kết giữa NBL với doanh nghiệp, đề xuất tạo điều kiện khởi nghiệp cho NBL của ông nhận được rất nhiều ý kiến quan tâm.
Doanh nghiệp phải tận dụng tốt hơn sự ủng hộ của người tiêu dùng với thương hiệu thủy sản Việt Nam. ảnh: N.V
Ông Hòa đề xuất các NBL Việt Nam nên tạo điều kiện cho các NBL quy mô nhỏ, các hộ kinh doanh cá thể… được cùng khởi nghiệp bằng các hình thức hợp tác, liên doanh, nhượng quyền. “NBL nên xem đó như cánh tay nối dài của mình trong việc hình thành liên minh để đảm bảo mục tiêu mở rộng mạng lưới” – ông Hòa chia sẻ.
“Vai trò của VASEP cần phải được nâng cao hơn nữa trước tình trạng “cá lớn nuốt cá bé” trong khai thác thương hiệu, và tình trạng “gà nhà đá nhau” từ những vụ bê bối an toàn thực phẩm” – bà Bùi Thị Minh Thu đề nghị.
Theo Danviet
Khó vào siêu thị - nhiều doanh nghiệp Việt tìm kênh phân phối mới
Kênh bán hàng truyền thống và trực tuyến đang là hướng để doanh nghiệp Việt tiêu thụ hàng ổn định, hiệu quả và giữ được thị trường bán lẻ.
Trước tình trạng một số siêu thị đột ngột nâng chiết khấu và các chi phí khác làm cho hàng hóa của nhiều doanh nghiệp Việt ngày càng khó vào các hệ thống siêu thị, nhiều doanh nghiệp đã có hướng đi mới để chủ động giới thiệu, phân phối hàng hóa hiệu quả để giữ được thị trường bán lẻ trong nước.
Nhiều doanh nghiệp trong nước đang tìm cách phân phối sản phẩm qua kênh bán hàng truyền thống. (Ảnh minh họa: KT)
Sau cú sốc siêu thị Big C và các siêu thị khác tăng chiết khấu lên 20 -25% cùng với nhiều chi phí, Sài Gòn Food buộc phải thay đổi chiến lược kinh doanh. Gần 10 tháng qua, công ty chuyển sang phát triển hệ thống phân phối truyền thống tại các chợ, đại lý, cửa hàng tạp hóa...
Từ đây, sản phẩm của Sài Gòn Food đã có mặt ở 5.000 điểm bán tại các cửa hàng tạp hóa. Trong khi đó, trong 13 năm phát triển hệ thống phân phối hiện đại, Sài Gòn Food chỉ mở rộng được khoảng 600 điểm phân phối. Tuy nhiên, để phát triển được kênh bán hàng truyền thống này không phải là chuyện dễ, bởi không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ khả năng.
Bà Lê Thị Thanh Lâm, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sài Gòn Food cho rằng, đã đến lúc doanh nghiệp phải đoàn kết lại để có thể hỗ trợ lẫn nhau trong phân phối, có thể 5 doanh nghiệp không cùng ngành hàng nhưng phối hợp lại với nhau trong phân phối ở kênh truyền thống.
Đi trước cả Sài Gòn Food, doanh nghiệp tư nhân Cỏ May chuyên cung ứng gạo trên thị trường đã phát triển kênh truyền thống từ rất lâu. Hiện nay, gạo của Cỏ May vào siêu thị cũng chỉ để giới thiệu thương hiệu còn doanh thu đạt rất ít. Doanh thu của doanh nghiệp chủ yếu vẫn từ kênh phân phối truyền thống là các cửa hàng bán lẻ, đại lý. Hiện nay, doanh nghiệp này đang có chiến lược mở rộng thị trường với việc đầu tư mở 1.000 điểm bán gạo sạch tại TP HCM.
Ông Phạm Minh Thiện, Giám đốc điều hành doanh nghiệp tư nhân Cỏ May cho biết, nỗ lực đưa hàng vào kênh siêu thị để làm thương hiệu là chính vì cơ cấu sản phẩm ít hơn nhiều so với kênh truyền thống. Kênh siêu thị mang lại thương hiệu và niềm tin cho người tiêu dùng nhanh hơn nhưng đường vào rất nhiêu khê đồng thời chưa mang lại kết quả như mong đợi.
Xác định siêu thị không phải là kênh duy nhất để tiêu thụ hàng hóa, bên cạnh việc đưa sản phẩm vào siêu thị để giới thiệu, nhiều doanh nghiệp đã xây dựng kênh phân phối riêng cho mình. Thương hiệu Vissan của Công ty Cổ phần Việt Nam kỹ nghệ súc sản lâu nay nhiều người vẫn nghĩ là kênh phân phối siêu thị, cửa hàng tiện lợi chiếm phần lớn doanh thu của doanh nghiệp này. Nhưng trên thực tế, kênh bán hàng truyền thống ở khu vực vùng sâu, vùng xa chiếm đến 70% cơ cấu phân phối của Vissan với hơn 13.000 điểm bán hàng.
Ông Văn Đức Mười, Tổng Giám đốc Vissan cho biết, sản phẩm sản xuất ra sẽ chuyển sang những nhà phân phối. Những nhà phân phối sẽ giám sát các trung tâm phân phối và dưới đó có hệ thống bán lẻ. Cơ cấu phân phối của doanh nghiệp là 30% là cho kênh siêu thị, còn lại 70% là cho hệ thống bán lẻ tại các vùng sâu vùng xa, nơi có rất nhiều tiềm năng, việc này giúp doanh nghiệp có hướng phát triển rất bền vững.
Gần đây, cùng với kênh truyền thống, kênh phân phối bán hàng trực tuyến trên mạng cũng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Với những mặt hàng đặc sản ở các vùng miền của những hộ sản xuất, doanh nghiệp nhỏ khó đưa hàng vào siêu thị thì việc phân phối hàng qua kênh này lại khá hiệu quả, bởi tốn ít chi phí và được nhiều người biết đến.
Kênh bán hàng trực tuyến phục vụ tốt cho người bận rộn, ít thời gian vì được giao hàng tận nơi, chi phí hợp lý. Từ kênh phân phối trực tuyến trên mạng, sau 4 năm bán hàng, số lượng khách của Công ty Cổ phần Đặc sản 3 miền đã tăng lên 50% so với trước đó. Hiện nay, Công ty có khoảng 350 khách hàng thường xuyên.
Bà Phan Thị Long Phụng, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đặc sản 3 miền cho biết: "Bán hàng online có 2 yếu tố quan trọng là chất lượng hàng hóa và dịch vụ. Bán hàng onlie chất lượng càng đảm bảo hơn nữa vì niềm tin đã đặt vào vào nhà cung cấp rồi thì phải đảm bảo chất lượng và uy tín nhiều hơn".
Khi đường vào siêu thị khó khăn, việc phát triển các kênh bán hàng khác như kênh truyền thống và bán hàng trực tuyến đang được xem là hướng đi tích cực để doanh nghiệp Việt có kênh tiêu thụ hàng ổn định, hiệu quả và giữ được thị trường bán lẻ trong nước./.
Theo_VOV
"Cuộc chiến không tiếng súng" trong ngành nước giải khát Việt Với tốc độ tăng trưởng từ 5-7% trong những năm gần đây, thị trường nước giải khát Việt Nam lâu nay vẫn được đánh giá là "miếng bánh" ngon so với nhiều thị trường các nước lân cận. Thị trường nước giải khát là miếng "bánh ngon" nhưng doanh nghiệp nội chỉ được một góc rất nhỏ, phần lớn còn lại đều nằm...