Doanh nghiệp thủy sản nhọc nhằn đi qua quý I
Lợi nhuận quý I các doanh nghiệp thuỷ sản lao dốc, phản ánh thực trạng nhiều khó khăn của ngành trước những tác động tiêu cực từ dịch bệnh.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu thủy sản quý I/2020 đạt trên 1,61 tỷ USD, giảm 9,9% so với cùng kỳ năm 2019. Trước khó khăn chung của toàn ngành, báo cáo tài chính quý I do các doanh nghiệp thuỷ sản công bố đều cho thấy sự sụt giảm rõ rệt trong hiệu quả sản xuất, kinh doanh.
Tại Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Cửu Long An Giang (ACL), quý I/2020, lợi nhuận sau thuế của Công ty giảm đến 98%, chỉ còn hơn 1 tỷ đồng. Đây là mức lợi nhuận thấp nhất trong vòng 4 năm trở lại đây.
Tính đến ngày 31/3/2020, tổng tài sản của ACL là 1.397 tỷ đồng, giảm nhẹ 3% so với hồi đầu năm. Lượng hàng tồn kho lên tới gần 721 tỷ đồng, tăng 14 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm và chiếm tới hơn 50% tổng tài sản.
Trước thực trạng kinh doanh khó khăn của quý I, ACL đề ra kế hoạch kinh doanh 2020 một cách thận trọng.
Cụ thể, năm nay, ACL dự tính chỉ đạt 1.350 tỷ đồng doanh thu thuần và 75 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, lần lượt giảm 5% và 53% so với thực hiện của năm ngoái.
Theo nhận định của Công ty, năm 2020 là năm nhiều thách thức đối với thị trường xuất khẩu cá tra Việt Nam, do dịch Covid-19 đã và sẽ còn diễn biến phức tạp.
Lãnh đạo ACL cho biết sẽ tăng cường tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, khai thác nhiều thị trường mới.
Công ty đặt trọng tâm cung cấp cho khách hàng tiềm năng Walmart tại những thị trường khác bên cạnh Mexico và Trung Quốc, đồng thời thâm nhập sâu hơn ở các thị trường khác và đa dạng hóa sản phẩm.
Ngoài ra, ACL sẽ tiếp tục duy trì các thị trường tăng trưởng tốt trong những năm qua như Trung Quốc, châu Mỹ, châu Áx…
Video đang HOT
Tại Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn (VHC), doanh thu thuần quý I/2020 đạt 1.636 tỷ đồng, giảm 9% so với cùng kỳ. Giá vốn tăng cao khiến lợi nhuận gộp giảm đến một nửa, chỉ còn 215 tỷ đồng.
Trong quý vừa qua, doanh thu tài chính tăng 79% và các chi phí hoạt động đều giảm so với cùng kỳ, nhưng Công ty không còn khoản lãi liên kết 13 tỷ đồng kỳ trước. Kết quả, lợi nhuận sau thuế giảm 51%, xuống còn 152 tỷ đồng.
Tại thời điểm cuối tháng 3, tổng tài sản của VHC đạt 6.440 tỷ đồng, giảm gần 200 tỷ đồng so với đầu năm.
Các khoản phải thu ngắn hạn ghi nhận gần 1.298 tỷ đồng, giảm 14% so với đầu năm. Hàng tồn kho và nợ phải trả của VHC lần lượt giảm 5% và 19%, xuống còn gần 1.340 tỷ đồng và 1.411 tỷ đồng.
VHC cho biết, giá bán cá tra giảm và ảnh hưởng bởi tình hình dịch bệnh Covid-19 là những nguyên nhân chính khiến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp sụt giảm mạnh.
Năm 2020, VHC đưa ra 2 kịch bản. Đối với kịch bản tiêu cực, VHC dự kiến thu về 6.450 tỷ đồng doanh thu và 800 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, lần lượt giảm 18% và 68% so với thực hiện năm trước.
Đối với kịch bản tích cực hơn, Công ty đặt chỉ tiêu lãi sau thuế giảm gần 10% so với năm trước. Được biết, đây là lần đầu tiên mà VHC đặt kế hoạch lãi đi lùi kể từ khi niêm yết.
Công ty cổ phần Hùng Vương (HVG) tiếp tục kéo dài chuỗi thua lỗ nặng trong quý III và quý IV/2019 khi kết thúc quý I/2020, HVG ghi nhận lỗ gần 254 tỷ đồng.
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của HVG giảm đến 46% so với cùng kỳ năm 2019, xuống còn hơn 729 tỷ đồng.
HVG giải thích, từ tháng 10/2019, sức mua ở hầu hết các thị trường đều giảm mạnh do cung vượt quá cầu.
Riêng 2 thị trường lớn nhất là Mỹ và Trung Quốc, lượng sản phẩm cá tra nói chung còn tồn ở đây phải mất ít nhất 6 tháng để tiêu thụ hết.
Một doanh nghiệp khác cũng bị giảm mạnh lợi nhuận là Công ty cổ phần Thủy sản Mekong (AAM), chỉ đạt 666 triệu đồng trong quý I, giảm 79% so với cùng kỳ.
Nguyên nhân chủ yếu AAM chia sẻ là do doanh thu xuất khẩu sụt giảm mạnh. Theo AAM, cá tra là mặt hàng chiến lược của ngành thủy sản, nhưng lại bị rào cản kinh tế kỹ thuật ngày càng khắt khe, tình hình cạnh tranh giữa các đơn vị cùng ngành và giá bán có xu hướng giảm, gây ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh.
Do đó, năm 2020, lãnh đạo AAM đặt kế hoạch doanh thu 220 tỷ đồng, bằng với năm 2019 và lợi nhuận trước thuế đạt 6 tỷ đồng, giảm 25%.
Quỳnh Lê
Hỗ trợ các ngành, lĩnh vực kinh tế trong bối cảnh "bình thường mới"
Các ngành quan trọng có vai trò lớn, bao gồm: dệt may, da giày, điện tử, công nghiệp chế biến thực phẩm, thủy sản... phải được ưu tiên hỗ trợ đầu tiên.
Các hoạt động sản xuất của ngành công nghiệp, thương mại nội địa cũng như xuất nhập khẩu hàng hóa qua 3 tháng đầu năm khi có dịch Covid-19, có thể thấy, hầu như tất cả các ngành kinh tế trong nước đều bị tác động. Trong đó có nhiều ngành công nghiệp quan trọng bị ảnh hưởng nặng nề, như dệt may, da giày, đồ gỗ, điện tử...
Theo ông Trương Thanh Hoài, Cục trưởng Cục Công nghiệp, tình hình dịch bệnh ở EU và Hoa Kỳ đã ảnh hưởng rất lớn tới ngành dệt may, da giày của Việt Nam, tác động tới việc làm của hơn 4 triệu lao động trực tiếp và cũng khoảng hơn 4 triệu lao động gián tiếp của các ngành này. Theo dự báo, các đơn hàng trong lĩnh vực điện tử tháng 4 và các tháng tiếp theo cũng giảm sút đáng kể.
Ngành công nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô trong nước đã có nhiều cửa hàng, đại lý đóng cửa, 1 số nhà máy hoạt động cầm chừng... Mặc dù đã có những kiến nghị giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp công nghiệp, song trước bối cảnh dịch Covid-19 tác động, diễn biến khó lường và thực tế doanh nghiệp khó tiếp cận với các chính sách hỗ trợ.
Nhiều doanh nghiệp gặp khó trong mùa dịch. (Ảnh minh hoạ)
"Nhà nước cần có những khoản hỗ trợ trực tiếp, bởi bản thân các ngân hàng thương mại nguồn lực không thể thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, doanh nghiệp tiếp cận khó khan thậm chí không tiếp cận được. Việc hỗ trợ về tiền thuê đất đai quá ngắn. Do vậy, cần có ngay sự hỗ trợ cho doanh nghiệp về tín dụng trực tiếp, ít nhất là các khoản vay hiện hữu để doanh nghiệp vượt qua khó khăn; hỗ trợ trực tiếp cho người lao động. Tăng cường đầu tư công, qua đó qua đó tiêu thụ đc sắt thép, đồ gỗ... các sản phẩm của ngành công nghiệp" - ông Hoài nói.
Đánh giá lại tình hình cung - cầu hàng hóa, thị trường trong nước với việc cung ứng các sản phẩm nội nhu, thiết yếu trong thời gian dịch bệnh vừa qua, ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước cho rằng vai trò của các doanh nghiệp sản xuất, phân phối, bán lẻ được thể hiện trong việc đồng hành cùng Nhà nước, về cơ bản không để xảy ra tình trạng khan hàng, sốt giá...
Thực tế ảnh hưởng của dịch bệnh, thời gian cách ly đã tác động mạnh tới các ngành dịch vụ, du lịch, làm cho thu nhập của người lao động cũng như tiêu thụ nội địa giảm, qua đó đã giảm chi tiêu, tiêu dùng cá nhân.
Để đẩy mạnh thị trường trong nước trong trạng thái "bình thường mới", ông Trần Duy Đông - Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương kiến nghị: Phải thực hiện tốt 3 vấn đề của thị trường đó là: đảm bảo đầy đủ cung ứng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu của thị trường và tận dụng thương mại điện tử, đẩy mạnh liên kết trong trạng thái mới.
Các ngành công nghiệp quan trọng và có vai trò lớn, bao gồm: dệt may, da giày, đồ gỗ, điện tử, công nghiệp chế biến thực phẩm, chế biến nông sản, thủy sản... phải là được ưu tiên hàng đầu trong hỗ trợ khôi phục sản xuất.
Thông qua 6 giải pháp cấp bách và 8 yêu cầu đặt ra đối với doanh nghiệp, trong đó đặc biệt nhấn mạnh việc kết nối cung - cầu, tăng cường đưa các mặt hàng nông sản, thủy sản vào các hệ thống phân phối; đẩy mạnh quảng bá để giúp tiêu dùng nông sản Việt; phát triển hạ tầng thương mại, tạo thuận lợi để kích thích tiêu dùng; tăng cường bán hàng thông qua kênh thương mại điện tử khi dịch bệnh còn diễn biến phức tạp...
"Dù trong trạng thái "bình thường mới" nhưng trong mọi trường hợp cùng phải đảm bảo đầy đủ hàng hóa thiết yếu cho người dân, các doanh nghiệp cung ứng hàng hóa thiết yếu cần được hỗ trợ kịp thời và tránh xảy ra đứt gãy trong quá trình cung ứng. Đây vẫn được coi là vấn đề quan trọng hàng đầu trong các giai đoạn. Tiếp đên là phải tập trung tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ hiệu quả ngay cho các doanh nghiệp và người dân trong lĩnh vực phân phối trong giai đoạn sau dịch này để vượt qua khó khăn tiếp tục phục vụ thị trường và quan trọng nhất là phải dần đạt được mức tăng trưởng như trước khi dịch bệnh xảy ra" - ông Đông nêu rõ.
Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh, dịch covid-19 đã diễn biến phức tạp ở hơn 210 quốc gia trên thế giới. Nguy cơ cả 10 nền kinh tế lớn nhất của thế giới đều là những "tâm dịch", ảnh hưởng rất lớn tới cả tính mạng con người và tăng trưởng kinh tế. Đến nay, vẫn chưa có những đánh giá về đỉnh điểm của dịch, khó dự báo về khả năng kéo dài của dịch bệnh.
Với tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp trên thế giới, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh cho rằng, cần phải chỉ ra được những điều kiện nào cho ngành công nghiệp hoạt động lại trong trạng thái "bình thường mới" tiến đến khôi phục lại sản xuất như thời điểm trước dịch
Bộ trưởng Công Thương yêu cầu các đơn vị quản lý phải làm việc ngay với các hiệp hội ngành hàng để nắm được cụ thể các số liệu: có bao nhiêu doanh nghiệp phải giãn thợ, bao nhiêu doanh nghiệp mất thị trường... và với những doanh nghiệp khi trở lại sản xuất trong bối cảnh mới này thì họ cần hỗ trợ những gì, cụ thể như thế nào...
"Mục tiêu rất quan trọng là phải xây dựng được một kế hoạch hành động thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng để đưa nền kinh tế trở lại bình thường cũng như phấn đấu các mục tiêu phát triển của năm 2020. Riêng về công tác khơi thông thị trường thì sẽ giao nhiệm vụ và các kế hoạch cụ thể cho các đơn vị chức năng để đánh giá lại cáccơ hội cũng như các dư địa của thị trường, kể cả thị trường trong nước và ngoài nước.
Vấn đề về tiêu thụ sản phẩm của các ngành sản xuất, các ngành công nghiệp của Việt Nam, đặc biệt trong đó tập trung vào các ngành công nghiệp quan trọng và có vai trò lớn, bao gồm dệt may, da giày, đồ gỗ, điện tử, công nghiệp chế biến thực phẩm, chế biến nông sản, thủy sản... phải được ưu tiên hàng đầu" - Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh nói./.
Nguyên Long
"Quả bom nổ chậm" của Camimex Hàng tồn kho của Công ty cổ phần Camimex có xu hướng tăng mạnh trong năm 2019 và có thể là "quả bom nổ chậm" với doanh nghiệp ngành thủy sản này trong năm 2020. CTCP Camimex Group (mã CK: CMX) đã công bố BCTC kiểm toán năm 2019 với mức lãi ròng sụt giảm tới gần 63 tỷ đồng sau kiểm toán....