Doanh nghiệp thủy sản “lo” vì kiến nghị bỏ ân hạn thuế
Tại hội thảo lấy ý kiến “Dự thảo quy định ân hạn nộp thuế nhập khẩu khi có bảo lãnh của tổ chức tín dụng” diễn ra chiều 15.10 ở TP.HCM do Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) tổ chức, Phó chủ tịch VASEP Nguyễn Hữu Dũng cho biết rất nhiều doanh nghiệp thủy sản gặp khó khăn nếu dự thảo này được thông qua.
Trước đây, Nhà nước có chính sách ưu đãi về thuế nhằm khuyến khích xuất khẩu. Theo đó, đối với doanh nghiệp xuất khẩu, nhập nguyên liệu về gia công sau đó xuất khẩu sẽ được giảm thuế nhập khẩu một số nguyên liệu và được ân hạn nộp thuế trong vòng 275 ngày.
Tuy nhiên, gần đây Bộ Tài chính đã có dự thảo sửa đổi Luật Quản lý thuế, có ý kiến Chính phủ và hiện đang trình Quốc hội xem xét.
Điểm đáng chú ý của dự thảo này là đề nghị sửa đổi quy định thời gian nộp thuế.
Theo đó, hàng hóa là nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu phải nộp tiền thuế trước khi được thông quan hoặc phải có sự bảo lãnh của tổ chức tín dụng.
Bỏ ân hạn thuế sẽ làm giảm sức cạnh tranh của thủy sản Việt Nam – Ảnh: Trung Hiếu
Theo Bộ Tài chính, quy định mới này nhằm ngăn chặn việc một số doanh nghiệp lợi dụng chính sách ân hạn thuế để làm ăn gian dối, chây ì hoặc bỏ trốn gây thất thu thuế cho Nhà nước.
Bộ Tài chính cũng cho rằng quy định ân hạn thuế gây ra sự bất lợi cho hàng hóa sản xuất trong nước (không được hưởng ưu đãi này) so với hàng hóa nhập khẩu, từ đó không khuyến khích sử dụng, tiêu dùng hàng nội địa.
Chưa kể, một số nước như Thái Lan, Nhật Bản, Mỹ, Campuchia, Lào… không cho nợ thuế.
Ông Nguyễn Hoài Nam – Phó tổng thư ký VASEP – cho biết nếu dự thảo trên được thông qua sẽ làm mất đi khả năng cạnh canh của ngành thủy sản Việt Nam vốn đang có nhiều lợi thế nhưng đang dần lệ thuộc vào nguồn nguyên liệu thủy sản nhập khẩu.
Năm 2007, Việt Nam nhập khẩu 247 triệu USD tiền nguyên liệu thủy sản và tăng lên 557 triệu USD trong năm 2011.
Video đang HOT
Riêng năm 2011, nguyên liệu thủy sản nhập khẩu đã đóng góp 900 triệu USD giá trị xuất khẩu và chiếm hơn 13% kim ngạch xuất khẩu.
Dự kiến năm 2012, Việt Nam sẽ phải nhập khẩu hơn 600 triệu USD tiền nguyên liệu thủy sản.
Ông Nam phân tích không kể dầu thô thì những ngành phải nhập khẩu nhiều nguyên liệu như thủy sản, dệt may, da giày và điện tử hiện mỗi năm xuất khẩu 33-40 tỉ USD, chiếm 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Trong khi nguồn vốn tín dụng cho sản xuất đang hạn hẹp, nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu thiếu 30-80% tùy ngành hàng và phải phụ thuộc vào nhập khẩu thì việc thực thi quy định “nộp thuế ngay” hoặc có “bảo lãnh ngân hàng” sẽ khiến hoạt động của doanh nghiệp bị cắt giảm.
Chưa kể phí để ngân hàng đứng ra bảo lãnh 2-3%/năm và lãi suất ngân hàng cho khoản mục bảo lãnh sẽ tạo thêm chi phí hàng trăm tỉ đồng/năm cho doanh nghiệp và tạo ra giá thành sản phẩm cao hơn từ 3-10% tùy ngành hàng, ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam.
VASEP cho rằng chỉ vì một số doanh nghiệp trốn thuế, chây ì thuế để bắt các doanh nghiệp chấp hành tốt phải đóng thuế ngay hoặc phải có bảo lãnh của ngân hàng là không công bằng.
Thực tế, chính sách ân hạn thuế đã phát huy được lợi ích trong suốt thời gian qua khi kim ngạch xuất khẩu tăng 10-20%/năm và tạo ra công ăn việc làm cho hàng trăm ngàn lao động.
Ông Nguyễn Xuân Nam – Tổng giám đốc Công ty thủy sản Hải Vương (Khánh Hòa) – cho biết đặc thù ở miền Trung có 6 tháng rơi vào mưa bão, doanh nghiệp không thể đánh bắt hải sản và buộc phải nhập khẩu thủy sản về chế biến để xuất khẩu.
Do đó, nếu bỏ ân hạn thuế thì nhiều doanh nghiệp thủy sản tại đây sẽ gặp khó khăn và có nguy cơ phá sản.
Ngay bản thân công ty Hải Vương, trước đây chưa nhập khẩu nguyên liệu mỗi năm xuất khẩu vài triệu USD nhưng từ khi sử dụng nguồn nguyên liệu nhập khẩu, xuất khẩu đã tăng lên 65 triệu USD/năm.
Trước những thực trạng như vậy, VASEP kiến nghị Chính phủ xem xét để duy trì chính sách cho doanh nghiệp được hưởng ân hạn thuế 275 ngày như hiện nay mà không cần bảo lãnh của tổ chức tín dụng.
Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan nên bổ sung điều kiện để doanh nghiệp được ân hạn thuế là phải có nhà máy chế biến, không được nợ thuế quá 2 năm, số thuế nợ không được lớn hơn vốn điều lệ… để tránh trường hợp doanh nghiệp chây ì hay trốn thuế.
Theo TNO
Tướng cướp thích chơi "trò ú tim" với CS
Trái với tâm lý của hầu hết các đối tượng truy nã khác chỉ chăm chăm tìm đường chạy trốn và giấu hành tung của mình càng kín càng tốt trước sự truy đuổi gắt gao của lực lượng công an, thì Nguyễn Hữu Dũng lại thường xuyên chơi trò "ú tim" với các trinh sát truy nã tội phạm, để chứng tỏ "tài năng", sự ngạo mạn và thái độ coi trời bằng vung của mình.
Hắn quá ngạo mạn về "tài năng" xuất quỷ nhập thần của mình (ảnh minh họa)
Với các trinh sát của Cục Cảnh sát Truy nã tội phạm Bộ Công an, thì trường hợp đối tượng truy nã Nguyễn Hữu Dũng, tức tướng cướp Dũng "xu" thực sự là một "ca" đặc biệt trong hồ sơ về những tên tội phạm truy nã mà các anh đã từng truy bắt thành công. Bởi trái với tâm lý của hầu hết các đối tượng truy nã khác chỉ chăm chăm tìm đường chạy trốn và giấu hành tung của mình càng kín càng tốt trước sự truy đuổi gắt gao của lực lượng công an, thì Nguyễn Hữu Dũng lại thường xuyên chơi trò "ú tim" với các trinh sát truy nã tội phạm, để chứng tỏ "tài năng", sự ngạo mạn và thái độ coi trời bằng vung của mình. Hắn cũng chính là tên tội phạm duy nhất đã tự mình sa lưới pháp luật, khi hết lần này đến lần khác gợi ý cho các trinh sát của Cục Truy nã manh mối để tìm ra tung tích của chính mình.
Tướng cướp Dũng "xu" và băng cướp gây mê khét tiếng miền Bắc.
Những năm 1990, việc sử dụng thuốc gây mê để cướp của, chiếm đoạt tài sản đã bắt đầu xuất hiện và trở nên ngày càng phổ biến khắp các địa bàn trong cả nước. Rất nhiều người dân lao động lương thiện, cả tin đã trở thành nạn nhân xấu số của những đối tượng gây mê đầy thủ đoạn này.
Theo Thượng tá Đào Trọng Sơn, thì "phù thủy gây mê" để cướp, chiếm đoạt tài sản đầu tiên ở Việt Nam được biết đến là Trần Thị Chắt, kẻ đã bị tòa tuyên án tử hình cho những tội ác rùng rợn mà ả đã gây ra. Nghiêm trọng nhất là trước khi bị sa lưới pháp luật, Trần Thị Chắt đã kịp "truyền nghề" lại cho rất nhiều đàn em trong giới giang hồ, khiến những năm 1990 - 2000 là những năm bùng nổ của tội phạm gây mê với hàng loạt tội ác để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng do chúng gây ra. Một trong những băng cướp sử dụng thủ đoạn thuốc gây mê nổi tiếng nhất giai đoạn đó là băng cướp của tướng cướp Dũng "xu", một tên côn đồ nguy hiểm người Hải Phòng.
Năm 1998, khắp tỉnh Hà Tây và Hà Nội nổi lên mấy chục vụ cướp với thủ đoạn dùng thuốc gây mê khiến nạn nhân bất tỉnh. Nạn nhân là các tài xế xe ôm sau khi tỉnh dậy đều đã kể lại rằng họ được một đối tượng đến giả vờ thuê xe đi một quãng đường dài. Trên đường đi, nạn nhân được đối tượng mời vào quán uống nước, hút thuốc, ăn kẹo cao su mà không hề nghi ngờ rằng trong đó có chứa sẵn thuốc gây mê. Đến khi tỉnh lại, phát hiện ra xe máy, tiền bạc và các tư trang mang theo trong người đã không cánh mà bay, các lái xe ôm này mới biết mình đã trở thành con mồi của các đối tượng dùng thuốc gây mê để cướp của.
Qua miêu tả nhân dạng đối tượng do các nạn nhân kể lại, cũng như trên cơ sở phân tích cách thức gây án của nhóm đối tượng này, lực lượng Công an nhanh chóng xác định đây là một băng cướp gây mê nguy hiểm, với thủ đoạn thâm độc và liều lĩnh. Hành động cướp giật liên tục của bọn chúng đã khiến tính mạng của nhiều nạn nhân bị đe dọa nghiêm trọng. Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (C14 - Bộ Công an) khi đó đã quyết định khởi tố vụ án và thực hiện chuyên án bắt gọn băng cướp gây mê này.
Sau một thời gian ngắn cho các trinh sát tỏa đi các hướng để điều tra, nắm tình hình, C14 đã phát hiện được nhóm đối tượng khả nghi do Dũng "xu" cầm đầu. Tiếp tục điều tra thông tin về nhân thân của Dũng "xu", các trinh sát nắm được hắn sinh ra và lớn lên ở Hải Phòng, từ nhỏ đã nhiễm máu giang hồ và có nhiều hành vi gây rối ở địa phương. Bản thân Dũng "xu" từ lâu cũng đã là đối tượng nằm trong "tầm ngắm" của cơ quan điều tra. Phương án tóm gọn băng cướp này lập tức được đưa ra và được thực hiện khá thành công. Nhưng đáng tiếc, đến phút cuối, nhờ sự ranh ma của mình, tên cầm đầu băng cướp Dũng "xu" đã kịp thời chạy thoát.
Ngay sau khi Dũng "xu" trốn thoát, lệnh truy nã tên tướng cướp nguy hiểm này đã được phát khắp toàn quốc. Nhưng nhờ sự quỷ quyệt của một tên tội phạm có quá nhiều kinh nghiệm đối phó với Công an, nên suốt một thời gian dài, Dũng "xu" vẫn ung dung ngoài vòng pháp luật. Từ Hà Nội, Hà Tây, hắn chạy trốn vào các tỉnh phía Nam, gây cho cơ quan điều tra không ít khó khăn trong quá trình truy bắt hắn.
Khi đó, Thượng tá Đào Trọng Sơn - người được giao nhiệm vụ truy bắt đối tượng này đã rò la tung tích của Dũng "xu" qua các mối quan hệ họ hàng, gia đình, bạn bè của hắn, nhưng đều nhanh chóng rơi vào ngõ cụt. Là một tên tội phạm nham hiểm, xảo quyệt, Dũng "xu" tuyệt đối không liên lạc với bất cứ ai thân thích, đề phòng sự mật phục của cơ quan điều tra. Vụ việc cứ thế tưởng đi vào bế tắc, khi mà hành tung của tên tướng cướp Dũng "xu" ngày càng bặt vô âm tín.
Cái giá phải trả cho sự ngạo mạn của tên tướng cướp thích đùa
Bẵng đi một thời gian, đến cuối năm 1999, Thượng tá Đào Trọng Sơn bất ngờ nhận được một cuộc điện thoại kỳ lạ mà anh chưa từng gặp trong suốt nhiều năm làm công tác truy nã tội phạm của mình. Một kẻ tự xưng là tướng cướp Dũng "xu", đối tượng mà Thượng tá Sơn đang truy nã đã gọi điện đến văn phòng của Bộ Công an và "thông báo" địa chỉ nơi hắn trú ngụ tại một con hẻm nhỏ thuộc quân 10 (TP.HCM).
Dù bán tín bán nghi với "chuyện lạ" chưa từng thấy trong đời, nhưng Thượng tá Đào Trọng Sơn cùng đồng đội vẫn phải ngay lập tức tiếp cận địa chỉ trên để xác minh thực hư mọi chuyện và được biết đó là một căn nhà nhỏ cho thuê. Chủ nhân của căn nhà đó, sau khi được các trinh sát cho xem ảnh đối tượng Dũng "xu" đã xác định chính hắn là kẻ đã thuê và sống ở căn nhà này suốt thời gian qua, nhưng đã dọn đi được vài ngày trước đó. Biết đây là trò "chọc tức" lực lượng Công an của tướng cướp Dũng "xu" nên khi không tìm được bất cứ manh mối, chứng cứ gì, các trinh sát truy nã tội phạm đành phải ra về tay trắng.
Tuy nhiên, chỉ vài tháng sau đó, dường như thấy vui vì "trò chơi" thú vị vừa nghĩ ra, Dũng "xu" lại tiếp tục gọi điện đến báo tin cho lực lượng truy nã nơi hắn đang ở tại quận 4. Đúng như dự đoán, khi Thượng tá Đào Trọng Sơn và các trinh sát đến nơi, thì chủ nhà cũng thông báo hắn đã rời khỏi từ một tuần trước đó. Qua khai thác thông tin, các trinh sát của Cục Truy nã tội phạm biết được trong khoảng thời gian vài tháng ở đây, thường xuyên xuất hiện một người phụ nữ đến gặp gỡ Nguyễn Hữu Dũng tại căn nhà này.
Xác minh các mối quan hệ cũ của Nguyễn Hữu Dũng ở Hải Phòng, Thượng tá Sơn nắm được khi còn ở quê nhà, Dũng có một người bạn nữ tên là T., đang sống ở TP.HCM và có chồng làm trong ngành Công an. Khi tiếp cận với các nguồn tin xung quanh người phụ nữ tên T. này, các trinh sát chắc chắn được chính T. là người đã có trao đổi, liên lạc với Dũng trong thời gian đó. Tuy nhiên, manh mối quý báu này cũng không giúp các trinh sát tìm ra tung tích của Dũng "xu", vì sau đó hắn lại trốn biệt, không để lại một dấu vết gì.
Tuy chưa tìm được Dũng "xu", nhưng đoán biết được tính cách ngạo mạn, ưa trình diễn, thể hiện mình và sự "tự tin" thái quá của Dũng "xu", Thượng tá Đào Trọng Sơn và các đồng đội đã chuẩn bị sẵn tâm lý cho cú điện thoại tiếp theo của Nguyễn Hữu Dũng. Nhưng mãi đến cuối năm 2001, cú điện thoại đó mới đến.
Như những lần trước, sau khi di chuyển khỏi nơi trú ẩn, Dũng "xu" lại gọi điện thông báo địa chỉ cho các trinh sát truy nã tội phạm của Bộ Công an biết. Như những lần trước, hắn vẫn tự tin về sự kín kẽ trong đường đi nước bước của mình và ung dung khi nghĩ rằng cơ quan công an sẽ không bao giờ bắt được hắn. Nhưng lần này Dũng "xu" đã nhầm, bởi một sai lầm mà chính hắn cũng không ngờ tới, một sự sơ hở mà chỉ có những trinh sát truy nã tội phạm dày dạn kinh nghiệm mới biết tận dụng để tìm ra xào huyện của tên tướng cướp.
Thượng tá Đào Trọng Sơn kể, như những lần trước, khi anh và đồng đội ấp đến nơi thì Dũng "xu" đã cao chạy xa bay. Nhưng với thái độ quyết tâm, kiên trì, tuyệt đối không bỏ cuộc, cuối cùng các anh cũng lần tìm ra được một manh mối đáng quý. Trước đó, có người đã nhìn thấy Dũng "xu" đã di chuyển khỏi đó trên một chiếc xe của một hãng taxi trong thành phố. Không bỏ lỡ manh mối quý như vàng này, Thượng tá Đào Trọng Sơn đã liên lạc với hãng taxi đó, tìm ra bằng được tài xế đã chở Dũng "xu". Từ lời khai của tài xế taxi, các trinh sát đã phát hiện ra nơi trú ngụ mới của hắn ở quận Gò Vấp, nơi hắn thuê để ở và bán đồ điện. Nhưng khi trinh sát ập đến nơi, biết mình đã rơi vào tay lực lượng Công an, hắn vẫn giữ được bộ mặt lạnh như tiền và thản nhiên nói: "Các ông bắt nhầm người rồi, tôi không phải là Dũng "xu" nào cả".
Ngay cả khi đã về đến trụ sở cơ quan điều tra, Nguyễn Hữu Dũng vẫn ngoan cố, kiên quyết không khai nhận nhân thân của mình. Không nóng vội sau một ngày đấu trí không mệt mỏi mà không có kết quả với Dũng "xu", đợi đến chiều tối, khi Dũng "xu" xin đi vệ sinh, Thượng tá Sơn đã đứng ở đằng sau và bất ngờ gọi: Dũng "xu"! Theo phản xạ bản năng, hắn giật mình quay lại, vừa kịp nhận ra mình đã rơi vào một cái bẫy ngọt ngào.
Không còn lý do để chối tội, Dũng "xu" đã thành khẩn nhận hết tội lỗi của mình. Kể về "sở thích" bệnh hoạn khi chơi trò "ú tim" với cơ quan Công an, Nguyễn Hữu Dũng cho biết, biết mình bị truy nã nên sau một thời gian chạy trốn, hắn ngạc nhiên không thấy động tĩnh gì từ phía lực lượng Công an. Nghĩ rằng có thể mình đã bị các trinh sát truy nã "bỏ quên", nên bản tính ngông cuồng của hắn đã thôi thúc hắn gọi điện đến văn phòng của Bộ Công an, như một phép thử về "sức hút" của mình. Sau đó Dũng "xu" còn cẩn thận đứng ở một ngôi nhà gần đó để kiểm tra xem các trinh sát truy nã có đến tìm hắn không. Thấy "trò chơi" rượt đuổi đó quá thú vị, nên cứ khi buồn chán, hắn lại giở trò đó, như một cách giải sầu. Nguyễn Hữu Dũng là tên tội phạm duy nhất tự động tra tay vào còng số 8 vì sự ngạo mạn của mình.
Theo 24h
Thủy sản Phương Nam từ đại gia thành con nợ Từng là doanh nghiệp uy tín ở Sóc Trăng, nằm trong danh sách 10 nhà xuất khẩu thủy sản lớn nhất cả nước, Công ty cổ phần Chế biến thực phẩm Phương Nam giờ đây đang phải trông cậy vào ngân hàng để xử lý nợ nần. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep), năm 2011 Công...