Doanh nghiệp thủy sản kiểm soát chất lượng khi xuất vào Trung Quốc
Bộ NN&PTNT yêu cầu doanh nghiệp chủ động thực hiện nội dung cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng hàng hóa, thuận lợi cho thông quan, hạn chế khó khăn, rủi ro khi xuất khẩu thủy sản vào Trung Quốc.
Chế biến thủy sản đông lạnh tại Cholimexfood. (Ảnh: TTXVN phát)
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về việc theo dõi xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc, khi nước này tăng cường tăng kiểm soát, lấy mẫu hàng thủy hải sản đông lạnh nhập khẩu để ngăn chặn dịch COVID-19, đại diện Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, Bộ đã có văn bản gửi các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu sang Trung Quốc và Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam.
Văn bản yêu cầu doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu sang Trung Quốc và Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam chủ động thực hiện các nội dung cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng hàng hóa, thuận lợi cho thông quan cũng như hạn chế khó khăn, rủi ro khi xuất khẩu thủy sản vào thị trường này.
Ngay từ khi có các diễn biến phức tạp về dịch bệnh COVID-19 trên thế giới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản đã có các văn bản gửi các hiệp hội ngành hàng nông lâm thủy sản, văn bản gửi các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu và Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đề nghị tuân thủ đúng hướng dẫn của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về các biện pháp phòng chống COVID-19 trong nhà máy chế biến thực phẩm.
Cùng đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đã có văn bản thông báo tới Tổng cục Hải quan Trung Quốc về các kết quả tích cực mà Việt Nam cũng như các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu đã thực hiện trong phòng chống COVID-19.
Video đang HOT
Hiện nay, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản đang trao đổi với phía Trung Quốc về nội dung chứng nhận liên quan đến COVID-19 trên mẫu Chứng thư kèm theo lô hà ng thủy sản xuất khẩu sang Trung Quốc; đề nghị phía Trung Quốc giảm thiểu việc kiểm tra, lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 khi kiểm tra nhập khẩu với các lô h àng đã được phía Việt Nam chứng nhận nội dung này.
Nhằm đảm bảo chất lượng hàng hóa, thuận lợi cho thông quan, Cuc Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản cho rằng, các doanh nghiệp cần nghiêm túc thực hiện các biện pháp kiểm soát, phòng chống COVID-19 của Chính phủ, Bộ Y tế; hướng dẫn của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại văn bản số 5651/BNN-QLCL ngày 19/8/2020.
Bên cạnh đó, lưu trữ đầy đủ hồ sơ, bằng chứng về kết quả thực hiện và sẵn sàng cung cấp cho Cơ quan thẩm quyền Trung Quốc trong trường hợp được đề nghị kiểm tra trực tuyến.
Các doanh nghiệp cũng chủ động liên hệ với khách hàng, nhà nhập khẩu Trung Quốc để chuẩn bị, cung cấp kết quả thực hiện các biện pháp phòng chống COVID-19 tại doanh nghiệp, kể cả kết quả thẩm tra lấy mẫu xác xuất xét nghiệm COVID-19 đối với mẫu bao bì, sản phẩm trước khi xuất khẩu khi được yêu cầu.
Trong trường hợp cần thiết, doanh nghiệp đề nghị Ban chỉ đạo, phòng chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh, thành phố cung cấp xác nhận tình hình kiểm soát dịch bệnh trên địa bàn và hiệu quả các biện pháp phòng chống COVID-19 mà doanh nghiệp đã triển khai.
Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần chủ động rà soát chương trình quản lý chất lượng, thiết lập, thực hiện các biện pháp phù hợp để kiểm soát hiệu quả mối nguy an toàn thực phẩm và các biện pháp kiểm soát dịch bệnh đối với các l ô hàng thủy sản xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc .
Chế biến tôm xuất khẩu tại Công ty Seavina (thành phố Cần Thơ). (Ảnh: Thanh Liêm/TTXVN)
Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản cho biết, trong bối cảnh tình hình dịch bệnh COVID-19 đang tiếp tục diễn biến phức tạp trên thế giới, một số quốc gia; trong đó có Trung Quốc đang tăng cường kiểm soát thực phẩm nhập khẩu, bao gồm cả việc lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 đối với bên ngoài bao bì và cả sản phẩm.
Hoạt động này được cũng được cơ quan thẩm quyền kiểm soát nhập khẩu của Trung Quốc tăng cường kiểm tra các lô hà ng nhập khẩu làm thủ tục thông quan tại cửa khẩu. Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh, thành phố (CDC) cũng thực hiện kiểm soát hàng hóa tại các kho bảo quản thực phẩm nhập khẩu trước khi phân phối.
Theo Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản, thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam ( VASEP ), cho hay do các hoạt động kiểm soát tăng cường nên thời gian để kiểm tra và làm thủ tục thông quan cho các lô hà ng nhập khẩu kéo dài hơn so với trước đây, gia tăng chi phí phát sinh từ kiểm hàng, lưu công, lưu bãi đối với hàng đông lạnh.
Do đó, để tránh các rủi ro và giảm thiểu các chi phí phát sinh, một số nhà nhập khẩu Trung Quốc đề nghị các doanh nghiệp Việt Nam giãn tần suất giao hàng theo hợp đồng đã ký kết trước đó.
Hiệp hội VASEP cho biết cũng đã khuyến cáo các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cá tra thời gian này cần bình tĩnh, tránh nôn nóng chào giá thấp, hạ giá cá tra nguyên liệu vì điều này ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
VASEP cũng đề nghị các doanh nghiệp cá tra cần phối hợp chặt chẽ với nhà nhập khẩu để nắm bắt thông tin kịp thời xuất hàng đến các cảng không bị kẹt, đồng thời thương lượng để điều chỉnh lịch xuất hàng hợp lý.
Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản cho biết Cục sẽ phối hợp chặt chẽ với Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc và Hiệp hội VASEP để nắm sát tình hình và kịp thời hỗ trợ xử lý khi có các thông tin về hàng thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam bị ùn ứ tại cảng./.
Cạnh tranh ngành xây lắp nhìn từ kế hoạch giảm sâu biên lợi nhuận của HBC
Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình, doanh nghiệp xây lắp với quy mô doanh thu nhiều năm nay vượt trên 10.000 tỷ đồng, vừa công bố kế hoạch kinh doanh với biên lãi ròng chỉ vỏn vẹn 1%.
Địa ốc Hòa Bình đặt kế hoạch kinh doanh giảm sâu
CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (mã HBC) đặt mục tiêu doanh thu năm 2020 ở mức 12.500 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 125 tỷ đồng. Với kế hoạch này, tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên doanh thu chỉ đạt vỏn vẹn 1%. Trừ năm 2013 với mức biên lãi ròng chỉ vỏn vẹn 0,7%, mức kế hoạch trên nếu hoàn thành sẽ là kỳ kinh doanh mà doanh nghiệp xây lắp này chấp nhận tỷ suất lợi nhuận thấp nhất một thập kỷ qua.
So với kết quả thực hiện năm 2019, kế hoạch trên giảm lần lượt 30% doanh thu và 70% lợi nhuận. Đây cũng là con số kinh doanh thấp nhất kể từ năm 2016.
Tập đoàn Hòa Bình là một trong những doanh nghiệp có quy mô doanh thu lớn nhất trong lĩnh vực này. CTCP Coteccons, đơn vị thu về hơn tỷ đô la doanh thu năm 2019, cũng đã phải duy trì đà suy giảm trong suốt 6 quý liên tiếp vừa qua. Chưa nhiều doanh nghiệp xây lắp tổ chức họp đại hội cổ đông.
Theo báo cáo tại ĐHĐCĐ của CTCP Đạt Phương, lãnh đạo doanh nghiệp này cũng ước tính mảng xây lắp sẽ phải thu hẹp trong năm nay. Việc đảm bảo doanh thu, đồng thời còn là duy trì công việc cho nhân sự trong công ty, cũng là áp lực có thể khiến cạnh tranh trong lĩnh vực này sẽ tăng cao thời gian tới.
Nhà đầu tư không nên mua trái phiếu doanh nghiệp chỉ vì lãi suất cao Ngày 15-5, Bộ Tài chính tiếp tục khuyến nghị nhà đầu tư cá nhân trong việc mua trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) sau lần khuyến nghị vào tháng 10-2019. Theo Bộ Tài chính, 4 tháng đầu năm 2020, dù bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhưng khối lượng phát hành TPDN chỉ giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2019 (bằng 98%). Trong...