Doanh nghiệp thúc cải cách lĩnh vực năng lượng
Dù nguy cơ thiếu điện là nhãn tiền và Chính phủ khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực năng lượng, nhưng theo nhiều nhà đầu tư, không ít dự án điện đang chậm tiến độ do vướng mắc về thủ tục. Theo đó, nhiều doanh nghiệp (DN) kiến nghị Chính phủ cần đẩy mạnh cải cách nhằm đón dòng vốn đầu tư vào lĩnh vực này…
Trong lĩnh vực điện khí LNG, có một số dự án đang “giậm chân tại chỗ”. Ảnh minh họa: Tường Lâm
Theo ông Vũ Tú Thành, Phó Giám đốc điều hành khu vực thuộc Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ – ASEAN, nguy cơ thiếu điện đang hiện hữu với Việt Nam. Chính phủ xác định phát triển năng lượng đảm bảo an ninh năng lượng là vấn đề cấp thiết với việc đưa ra nhiều chính sách khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực này. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều năm nay, không ít dự án điện không được phê duyệt, không thể triển khai do gặp vướng mắc.
“2 – 3 năm nay, chúng ta nói về đầu tư dự án điện khí LNG, nhưng trên thực tế hiện chỉ có duy nhất dự án của Tập đoàn AES được phê duyệt, một số dự án khác vẫn “giậm chân tại chỗ”. Điều này đòi hỏi các cơ quan liên quan ( Bộ Công Thương, Bộ Tài chính…) phải ngồi lại với nhau, đặt mình vào địa vị DN để đẩy nhanh việc thẩm định, phê duyệt các dự án điện. Nếu tình hình này kéo dài sẽ khiến các nhà đầu tư nản lòng”, ông Thành quan ngại.
Đề cập về vướng mắc cụ thể mà các nhà đầu tư lĩnh vực năng lượng Hoa Kỳ đang gặp phải, ông Thành chỉ ra, đó là quá trình thẩm định, phê duyệt các dự án điện của các cơ quan trung ương rất lâu. Thủ tục phê duyệt phức tạp với nhiều khâu, trong đó có yêu cầu không phù hợp với thực tế.
Tuy nhiên, theo ông Thành, các nhà đầu tư Hoa Kỳ đang quan tâm đặc biệt tới thị trường Việt Nam, trong đó có lĩnh vực năng lượng, nhờ kết quả tích cực trong việc chống dịch thời gian qua.
“Đầu tháng 3/2020, chúng tôi đã đưa một đoàn DN lớn với hơn 45 công ty Hoa Kỳ đến thăm và làm việc tại Hà Nội để tìm kiếm cơ hội đầu tư vào Việt Nam. Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục đưa nhiều hơn nữa các DN Hoa Kỳ tới Việt Nam”, ông Thành cho biết.
Chia sẻ cơ hội thị trường với các DN Việt Nam, ông Thành nhấn mạnh, hiện Ngân hàng Xuất nhập khẩu của Hoa Kỳ và Tập đoàn Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (vừa được thành lập) có nguồn tài chính hơn 100 tỷ USD để hỗ trợ cho các đối tác của các công ty Hoa Kỳ chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19. Theo đó, DN Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất điện là đối tác của các công ty Hoa Kỳ có thể tận dụng cơ hội này để vay vốn mua LNG cũng như các thiết bị với mức giá tốt nhất từ Hoa Kỳ ở thời điểm hiện tại.
Liên quan đến việc tháo gỡ khó khăn cho DN đầu tư vào lĩnh vực năng lượng do ảnh hưởng của dịch Covid-19, trong kiến nghị gửi đến Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với DN năm 2020 cuối tuần trước, các DN năng lượng kiến nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại cho phép DN đầu tư vào lĩnh vực năng lượng được giảm yêu cầu về vốn tự có khi vay vốn (hiện là 30 – 40%, giảm xuống 15 – 20%) để có thể đầu tư vào lĩnh vực này, nhất là điện gió, điện mặt trời.
Bên cạnh đó, các DN năng lượng cũng đề nghị Chính phủ chỉ đạo việc thẩm định và phê duyệt quy hoạch điện gió để kịp triển khai theo Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg về cơ chế hỗ trợ phát triển dự án điện gió tại Việt Nam. Cùng với đó, Chính phủ xem xét gia hạn thực hiện Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg đến hết ngày 31/12/2023 vì nhiều dự án đang chậm tiến độ do thủ tục về quy hoạch và giải phóng mặt bằng kéo dài, các nhà cung cấp tuốc bin gió từ châu Âu đang tạm dừng sản xuất, chuyên gia nước ngoài khó khăn trong việc đi lại và nhập cảnh vào Việt Nam…
Lợi nhuận quý I: Giảm ít cũng là nỗ lực lớn
Năm nay, thị trường đã sớm dự báo về khả năng suy giảm lợi nhuận của khối doanh nghiệp niêm yết và kết quả kinh doanh quý I của một số doanh nghiệp cho thấy điều đó thành hiện thực.
Video đang HOT
Bất động sản: HDG, DIG, TIP, HUT
Ông Chu Tuấn Anh, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Hà ô (HDG) cho biết, quý I/2020, doanh thu toàn Tập đoàn đạt 923 tỷ đồng, tăng 2%; lợi nhuận sau thuế đạt 200 tỷ đồng, giảm 24% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong đó, mảng doanh thu mảng bất động sản chiếm 54%, năng lượng chiếm 18% và xây lắp chiếm 22%. Công ty đã bàn giao 4 tòa tháp Iris thuộc dự án HaDo Centrosa Garden, ghi nhận gần 500 tỷ đồng doanh thu trong 3 tháng đầu năm và đóng góp phần lớn vào lợi nhuận.
Theo HDG, Công ty cũng chịu tác động từ đại dịch Covid-19, nhưng mức độ ảnh hưởng chưa nghiêm trọng, một vài dự án có thể bị lùi lại để đảm bảo thực hiện yêu cầu về việc phòng chống dịch.
Hơn nữa, nếu không có tác động của bệnh dịch thì với các doanh nghiệp bất động sản, lợi nhuận giai đoạn 6 tháng đầu năm thường thấp hơn so với nửa cuối năm.
Bất động sản vẫn đang là mảng kinh doanh cốt lõi, nhưng HDG không "lơ là" mảng năng lượng. Công ty đã quyết định mua lại dự án Nhà máy điện mặt trời Infra, dự án sẽ khởi công trong quý II/2020 và dự kiến hoàn tất trong năm nay.
Dự án điện gió 7A Thuận Nam đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư và hoàn tất 12 tháng đo gió, dự kiến sẽ khởi công vào tháng 5 tới.
Theo Tổng công ty cổ phần ầu tư Phát triển Xây dựng (DIG), sự suy giảm kết quả kinh doanh quý I so với cùng kỳ năm ngoái là điều khó tránh khỏi, trong đó, một số mảng hoạt động của doanh nghiệp như du lịch, cho thuê khách sản ghi nhận giảm khá mạnh.
Có những thời điểm, để chấp hành các yêu cầu về phòng chống dịch Covid-19, nhiều dự án bán hàng của doanh nghiệp phải giãn, tiến độ nộp tiền của khách hàng theo đó bị lùi so với kế hoạch và hệ lụy là thiệt hại về doanh thu, lợi nhuận.
Trước đó, DIG kỳ vọng, trong năm 2020 sẽ đạt 3.200 tỷ đồng doanh thu thuần đối với Công ty mẹ, tăng 86%; doanh thu hợp nhất dự kiến đạt 3.500 tỷ đồng, tăng 40% so với ước thực hiện năm 2019. Về lợi nhuận trước thuế, Tổng công ty đặt mục tiêu lợi nhuận hợp nhất đạt 850 tỷ đồng, tăng 55% so với ước thực hiện năm 2019.
Kế hoạch ban đầu này được DIG đề ra dựa trên nguồn thu gần 900 tỷ đồng đến từ Chung cư Gateway - Trung tâm Chí Linh và Khu phức hợp Cap Saint Jacques (SCJ) giai đoạn 1 (Vũng Tàu), với ước tính lợi nhuận thu được gần 600 tỷ đồng.
Bên cạnh đó là dự án khu phức hợp SCJ, Công ty đã thi công được 23/30 tầng, với mức lợi nhuận ước tính gần 300 tỷ đồng. Công ty đã tìm được đối tác để bán, nhưng thời gian bị lùi lại...
Với hình hình hiện tại, DIG có thể sẽ phải tính toán lại để đưa ra con số kế hoạch năm 2020 phù hợp hơn.
Một số doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp cũng đang đối diện với nhiều thách thức, khiến kết quả kinh doanh năm 2020 dự kiến sụt giảm so với năm 2019.
Công ty cổ phần Phát triển Khu công nghiệp Tín Nghĩa (TIP) cho biết, tình hình kinh doanh trong năm nay đối mặt với không ít thách thức, trước hết là công tác liên quan đến thủ tục còn chậm và chồng chéo, ảnh hưởng đến việc khai thác các dự án.
Dịch Covid-19 đang ảnh hưởng nặng nề đến tất cả các hoạt động sản xuất - kinh doanh và dịch vụ của Công ty. Riêng tại Khu công nghiệp Tam Phước, có gần 50 nhà đầu tư Trung Quốc, ài Loan bị ảnh hưởng đầu vào, cũng như các chuyên gia chính chưa thể sang Việt Nam tiếp tục làm việc.
Khó khăn của các doanh nghiệp làm chậm tiến độ nộp phí quản lý, phí thuê cơ sở hạ tầng, doanh thu cung cấp nước sạch, xử lý nước thải.
Bảng giá đất mới của tỉnh ồng Nai áp dụng cho giai đoạn 2020 - 2024 được điều chỉnh cao gấp 1 - 3 lần, thậm chí một số khu vực cao 4 - 6 lần, dẫn đến khó khăn trong việc đền bù, giải phóng mặt bằng.
Ngoài ra, đơn giá xây dựng điều chỉnh tăng theo các thông tư của Bộ Xây dựng, có hiệu lực từ ngày 15/2/2020, làm cho chi phí đầu tư dự án tăng cao, ảnh hưởng đến nguồn vốn cũng như khả năng thu hút vốn đầu tư.
Kết quả kinh doanh quý I/2020 của TIP dự kiến giảm ít nhất 30% so với cùng kỳ năm ngoái; cả năm dự kiến giảm 20% so với năm 2019.
Chia sẻ với phóng viên Báo ầu tư Chứng khoán, ông Phạm Quang Dũng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tasco (HUT) cho biết, khó khăn đang bủa vây doanh nghiệp, các dịch vụ của HUT đều chịu ảnh hưởng, các dự án bất động sản, dự án BOT... trong tình trạng đình trệ. Không có nhiều nguồn thu, trong khi chi phí vẫn phát sinh, nên Công ty có thể lỗ trong quý I/20120.
"Nhiều doanh nghiệp, trong đó có HUT, đang nín thở để vượt qua giai đoạn khó khăn này. Và cũng thấu hiểu, để mọi thứ trở lại bình thường cần thêm thời gian, đây là thời kỳ thử thách bản lĩnh của các doanh nghiệp" ông Dũng nói.
Phân bón, dầu khí: DCM, PVD
Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (DCM) ước đạt tổng doanh thu 1.306 tỷ đồng trong quý I/2020, bằng 22% kế hoạch năm; lợi nhuận trước thuế 64,69 tỷ đồng, bằng 118% kế hoạch năm.
Theo DCM, lợi nhuận quý I năm 2020 vượt kế hoạch cả năm là nhờ sản lượng sản xuất cao, các chi phí năng lượng được tối ưu, giá khí đầu vào giảm dẫn đến chi phí vốn trong kỳ thấp.
Với dự án NPK, DCM cho hay, dự án đang trong giai đoạn chạy thử, chuẩn bị bàn giao. Tuy nhiên, không ngoại lệ, việc triển khai dự án giai đoạn chạy thử chịu ảnh hưởng rất lớn từ dịch bệnh Covid-19, đặc biệt là kế hoạch huy động nhân sự phục vụ chạy thử, nghiệm thu dự án.
Bởi lẽ, các nhân sự phục vụ chạy thử của nhà bản quyền Espindesa, các nhà cung cấp thiết bị cho dự án từ Nhật Bản, Ý, Pháp, ức, Tây Ban Nha, Mỹ... đều phải thay đổi kế hoạch sang Việt Nam do bị dừng nhập cảnh.
Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm 2019 thì các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận của DCM trong quý I/2020 đều ghi nhận sụt giảm (quý I/2019, DCM đạt 1.491 tỷ đồng doanh thu và 187,7 tỷ đồng lợi sau thuế).
Trước đó, DCM khiến nhiều cổ đông "giật mình" về kế hoạch sản xuất - kinh doanh năm 2020 với doanh thu hơn 7.956 tỷ đồng, tăng gần 15% so với kế hoạch năm 2019, nhưng chỉ tiêu lãi sau thuế đề ra chưa tới 52 tỷ đồng, chỉ bằng 22% kế hoạch năm 2019.
ối với Tổng công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (PVD), tình hình kinh doanh trong quý I/2020 ghi nhận tín hiệu khả quan khi doanh thu ước đạt 1.650 tỷ đồng, tăng 45% so với kế hoạch; lợi nhuận sau thuế ước đạt 27 tỷ đồng, tăng 80% so với kế hoạch.
Trong khi quý I/2019, PVD báo lỗ 93 tỷ đồng do nguồn thu giảm mạnh thì quý I/2020, các giàn khoan hoạt động liên tục và đơn giá cho thuê tăng gần 10% so với cùng kỳ năm 2019.
Ngoài ra, giàn khoan đất liền PV DRILLING 11 đang có kế hoạch sớm hoạt động trở lại cho chiến dịch khoan của GBRS trong năm 2020, một số giàn khoan nước sâu khác của PVD cũng đang thực hiện các công tác tái khởi động giàn để chuẩn bị cho kế hoạch 2021.
ại diện PVD cho biết, Công ty bắt đầu có tiến triển trong quý I/2020, nhưng hoạt động chung vẫn đang phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó việc thu hồi các khoản nợ tồn đọng cũng ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh năm 2020.
Hoàng Anh
Novaland tiếp tục được "bơm" thêm vốn ngoại Novaland vừa công bố thông tin tiếp nhận khoản giải ngân lần 2 trị giá 101 triệu USD từ khoản vay hợp vốn quốc tế có tổng trị giá 250 triệu USD. NVL tiếp tục được bơm thêm vốn ngoại. Theo thông tin từ Tập đoàn Novaland (NVL), khoản giải ngân lần 1 trị giá 149 triệu USD đã được thực hiện vào...