Doanh nghiệp ‘than’ gói vay trả lương quá khắt khe
Theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp, điều kiện giải ngân quá khắt khe khiến doanh nghiệp chưa thể tiếp cận nguồn vốn vay gói 16.000 tỷ đồng với lãi suất 0% để chi trả lương trong bối cảnh đại dịch COVID-19.
COVID-19 khiến các doanh nghiệp kiệt quệ vì vậy việc được tiếp cận gói vay lãi suất 0% để chi trả lương cho công ty sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm bớt khó khăn. Ảnh tư liệu: Vũ Sinh/TTXVN.
Báo cáo về tình hình đăng ký doanh nghiệp 9 tháng năm 2020 của Cục Quản lý Đăng ký Kinh doanh thuộc Bộ Kế hoạch Đầu tư cho hay: có 78.306 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Trung bình mỗi tháng có 8.701 doanh nghiệp dừng hoạt động. Con số này cao hơn 27% so với 9 tháng năm ngoái.
Trong đó, 38.629 doanh nghiệp đăng ký tạm dừng kinh doanh có thời hạn, tăng tới 82% so với cùng kỳ năm ngoái; 27.588 doanh nghiệp chờ giải thể và 12.089 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể.
Để gói hỗ trợ thực sự đến tay người lao động, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Việt Thắng Jean Phạm Văn Việt đã đề nghị cơ quan chức năng cần nhanh chóng tháo gỡ khó khăn. Theo đó, có thể căn cứ vào sổ bảo hiểm, doanh thu của doanh nghiệp, danh sách giám sát công nhân tại địa phương… để cho vay gói lãi suất 0%; hoặc có thể căn cứ vào số lượng lao động bị ngừng việc, tình hình doanh thu của các công ty trong mấy tháng dịch COVID-19… là đủ cơ sở giải ngân cho vay. “Chúng tôi đang rất nóng lòng chờ tới thời điểm triển khai chính thức các thủ tục vay theo chính sách này. Nhưng đến nay chúng tôi vẫn đang chờ đợi chứ chưa được vay”, ông Phạm Văn Việt nói.
Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, nhiều doanh nghiệp phản ánh gói hỗ trợ về tài chính chưa đến tay họ. Có rất nhiều công ty đang phải gồng mình cố gắng bằng mọi phương án duy trì sản xuất và giữ chân người lao động. Với những nỗ lực như vậy, song họ vẫn không đủ điều kiện để được hưởng gói hỗ trợ của Nhà nước.
Ông Nguyễn Tuấn Anh, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế – Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết: NHNN đã ban hành đầy đủ cơ sở pháp lý, văn bản hướng dẫn thực hiện và đã sẵn sàng nguồn vốn 16.000 tỷ đồng để hỗ trợ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) cho vay. Tuy nhiên, mới chỉ có 1 doanh nghiệp được UBND tỉnh phê duyệt danh sách đủ điều kiện vay vốn, tuy nhiên sau đó, doanh nghiệp này đã tự cân đối nguồn trả lương cho người lao động mà không vay gói này.
Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB-XH), nguyên nhân các doanh nghiệp chưa chủ động lập hồ sơ vay vốn, xác nhận các chế độ hỗ trợ cho người lao động do e ngại việc chứng minh khó khăn tài chính có thể ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh.
Video đang HOT
Hướng dẫn của NHCSXH cho hay: Điều kiện để doanh nghiệp vay vốn bao gồm có từ 20%, hoặc từ 30% người lao động trở lên đang tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc phải ngừng việc từ 1 tháng liên tục trở lên; đã trả trước tối thiểu 50% tiền lương ngừng việc cho người lao động từ ngày 1/4 đến hết ngày 30/6; đang gặp khó khăn về tài chính, không cân đối đủ nguồn để trả lương ngừng việc cho người lao động, đã sử dụng hết quỹ dự phòng tiền lương để trả lương cho người lao động ngừng việc; không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm ngày 31/12/2019. “Bộ LĐTB-XH đang được giao đầu mối trình Chính phủ xem xét sửa một số điều kiện tại Nghị quyết 42 để tạo điều kiện cho doanh nghiệp vay vốn”, ông Nguyễn Tuấn Anh nói.
Theo Phó Tổng giám đốc NHCSXH Trần Lan Phương, ngân hàng vẫn chưa giải ngân được món nào trong gói 16.000 tỷ đồng lãi suất 0% hỗ trợ người lao động. “Ngay khi có Nghị quyết 42 của Chính phủ và Quyết định 15 của Thủ tướng, ngân hàng đã ban hành văn bản 2129 hướng dẫn nghiệp vụ cho vay doanh nghiệp trả lương cho người lao động”, bà Trần Lan Phương nói.
Thời gian qua có một số doanh nghiệp tìm đến ngân hàng để tìm hiểu thủ tục xin vay vốn nhưng vẫn chưa vay được. Đáng chú ý, theo quy định thì điều kiện, đối tượng cho vay lại không phải do NHCSXH quyết định. “Điều kiện, đối tượng vay vốn lại phải do Bộ LĐTB-XH tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ. Vì vậy, đến nay dù NHCSXH rất sẵn sàng cho vay nhưng vẫn chưa giải ngân hàng được món vay nào trong gói vay này”, Phó TGĐ NHCSXH nhấn mạnh.
Nhận định về vấn đề này, chuyên gia tài chính – ngân hàng, TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng: Căn cứ vào các điều kiện để được vay từ gói 16.000 tỷ đồng cho thấy quy định còn khá ngặt nghèo và do đó có thể khiến doanh nghiệp không đủ tiêu chuẩn để được vay. “Quy định điều kiện doanh nghiệp không có nợ xấu tại thời điểm cuối năm 2019 khá khó khăn bởi trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, hầu hết doanh nghiệp đều có những khoản vay vốn ngân hàng, song những khoản nợ ngân hàng DN đều phải có trách nhiệm trả nợ theo hợp đồng tín dụng đã ký kết. Trong khi đó, quy định một trong những điều kiện để được vay từ gói 16.000 tỷ đồng là doanh nghiệp không còn nợ tại ngân hàng dường như đã loại đi một tỷ lệ lớn doanh nghiệp không đủ điều kiện được vay”, TS Nguyễn Trí Hiếu nói.
Tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2020, Bộ trưởng Bộ LĐTB-XH Đào Ngọc Dung đã thông tin về các điểm sửa đổi, trong đó, sẽ bổ sung thêm nhóm đối tượng được hỗ trợ là giáo viên mầm non và các trường tư thục không có việc làm. Bộ trưởng Đào Ngọc Dung thừa nhận: Doanh nghiệp được vay gói 16.000 tỷ đồng là vấn đề khó khăn nhất hiện nay bởi chúng ta các tiêu chí đặt ra quá cao, quá khắt khe như: Doanh nghiệp không có doanh thu, không còn nguồn thu, không có tiền để trả lương thì mới được vay. Với tiêu chí đó, doanh nghiệp đã “chết”.
Vì vậy, đại diện Bộ LĐTB-XH đã đề nghị cho sửa đổi theo tinh thần Thường trực Chính phủ đã bàn là doanh nghiệp có nguồn thu giảm 20% so với quý IV/2019 và quý liền kề trước thời điểm xét hưởng, giảm 20% so với cùng kỳ 2019, thì được cho vay; cắt giảm thiểu tối đa thủ tục hành chính cho doanh nghiệp bằng cách lược bỏ các điều kiện thẩm định của UBND cấp tỉnh, cấp huyện, doanh nghiệp tự làm việc trực tiếp với ngân hàng, tự kê khai và chịu trách nhiệm về việc vay mình.
Quyết định số 15/2020 ngày 24/4 của Thủ tướng Chính phủ có nêu: Người sử dụng lao động có khó khăn về tài chính được vay vốn tại NHCSXH với lãi suất 0% để trả lương ngừng việc cho người lao động.
Giảm lãi suất hỗ trợ tăng trưởng tín dụng
Một số chuyên gia kinh tế cho rằng, động thái giảm lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa qua phù hợp với bối cảnh các doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong tái tạo năng lực sản xuất kinh doanh, mất cân đối cung cầu do đứt đoạn trong cung ứng.
Để gỡ khó cho doanh nghiệp, LienVietPostBank triển khai "Cho vay sản xuất, kinh doanh hàng tiêu dùng" và "Cho vay ưu đãi tiếp sức sản xuất" với mức giảm 0.5%/năm so với lãi suất thông thường khi vay ngắn hạn. Ảnh: Linh Cầm.
Theo đó, nhiều ngân hàng thương mại (NHTM) đã giảm lãi suất huy động mới kể từ ngày 1/10 với mức kỳ hạn dưới 6 tháng, đặc biệt một số ngân hàng còn điều chỉnh mạnh tới 0,7%, đưa lãi suất xuống sâu dưới mức 4%/năm.
Tại Kienlongbank, lãi suất kỳ hạn 1 tháng chỉ còn 3,55%/năm; 2 tháng 3,75%/năm và gửi từ 3 - 5 tháng là 3,95%/năm, giảm tối đa 0,6% so với trước đó. Còn ở LienVietPostBank, lãi suất kỳ hạn từ 3 đến 6 tháng từ ngày 1/10 cũng được áp dụng ở mức 3,8%/năm, giảm 0,2 điểm phần trăm so với trước đó. Ở Nam A Bank, biểu lãi suất huy động áp dụng từ ngày 1/10, người gửi kỳ hạn 14 - 17 tháng lãi suất còn 7,1%/năm; kỳ hạn dưới 6 tháng giảm về 3,95%/năm.
Phó Tổng giám đốc VIB Lê Quang Trung cho biết: Ở góc độ ngân hàng, việc giảm lãi suất điều hành tạo điều kiện cho các ngân hàng tiếp cận được nguồn tiền từ NHNN với lãi suất thấp hơn. Trên cơ sở đó, các ngân hàng chào mức lãi suất cho vay tốt hơn đối với khách hàng, qua đó, thúc đẩy tín dụng tăng tích cực hơn. Nhất là giảm lãi suất cho vay đối với 5 lĩnh vực ưu tiên - lĩnh vực cốt lõi của nền kinh tế sẽ hỗ trợ tích cực tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới.
"Động thái giảm đồng loạt lãi suất điều hành của NHNN không gây bất ngờ khi gần 2 tháng nay, các ngân hàng đã chủ động giảm lãi suất huy động phù hợp với định hướng chung xuyên suốt của NHNN là cắt giảm dần chi phí tài chính hỗ trợ cho doanh nghiệp nhưng đảm bảo hoạt động kinh doanh, thanh khoản ổn định. Hiện tại, các điều kiện cần thiết cho việc giảm lãi suất đã xuất hiện nên NHNN đưa ra quyết định điều chỉnh phù hợp với diễn biến thị trường; đồng thời tạo đòn bẩy để kích tăng trưởng tín dụng", ông Nguyễn Đình Tùng - Tổng giám đốc OCB nói.
Theo Phó Tổng giám đốc VIB Lê Quang Trung, trước đây lãi suất cho vay ở mức 9 - 10%/năm nhưng nay, lãi suất giảm xuống còn 6 - 7%/năm có thể hỗ trợ cho doanh nghiệp cân nhắc lại vay vốn đầu tư vì lúc đấy bài toán tài chính đã khác. "Trong bối cảnh thị trường khó khăn như vậy, NHNN chủ động dẫn dắt thị trường tạo cơ hội kích đầu đầu tư mới. Do vậy, động thái giảm lãi suất sẽ có tác động tích cực đối với tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới", ông Trung Lê Quang Trung nói.
Đồng quan điểm, Tổng giám đốc OCB Nguyễn Đình Tùng cho rằng, động thái giảm lãi suất sẽ tạo cú hích cho tăng trưởng tín dụng. Nhưng mức độ tăng trưởng thế nào lại tùy thuộc vào sự tự tin trở lại của các doanh nghiệp, người dân và của nền kinh tế. Đó là sự phục hồi của nền kinh tế cũng như kiểm soát dịch bệnh, sản xuất vắc xin COVID-19 tại các nước trên thế giới..."Hy vọng tình hình dịch bệnh đỡ phức tạp hơn khi thế giới sản xuất kịp vắc xin, giao thương giữa các nước quay trở lại, động thái giảm lãi suất thúc đẩy tích cực tăng trưởng tín dụng", ông Nguyễn Đình Tùng nói.
Lãnh đạo VIB kỳ vọng, khi dịch bệnh được kiểm soát tại nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam, cộng thêm mặt bằng lãi suất thấp có thể giúp tăng trưởng tín dụng trong quý IV/2020 tăng mạnh. "Kịch bản khả quan nhất tín dụng trong năm 2020 có thể tăng trưởng 10%, còn kịch bản xấu cũng ở mức 8% chứ không thể thấp hơn", đại diện VIB dự báo.
Theo TS Võ Trí Thành, Thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, quyết định giảm lãi suất điều hành của NHNN không gây bất ngờ vì trước đó, lãnh đạo NHNN đã phát đi tín hiệu về khả năng giảm lãi suất khi điều kiện thị trường cho phép. Hiện tại, lạm phát có xu hướng giảm, thanh khoản các ngân hàng khá dồi dào, trong khi tín dụng đang tăng trưởng thấp... ây là cơ sở quan trọng để NHNN điều chỉnh giảm lãi suất điều hành, điều tiết thanh khoản, tạo thuận lợi nhất để các tổ chức tín dụng có nguồn vốn rẻ cho doanh nghiệp, người dân vay, kích thích tăng trưởng tín dụng, hỗ trợ nền kinh tế.
Vệc giảm đồng loạt lãi suất ngân hàng là động thái tích cực tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, nhưng đây không phải yếu tố quan trọng nhất. Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng: Lãi suất không phải là rào cản của tăng trưởng tín dụng mà là do sức cầu tín dụng của nền kinh tế còn yếu. Do vậy trong thời gian tới, việc hấp thụ được hay không còn phụ thuộc vào việc kiểm soát dịch bệnh cũng như quá trình phục hồi kinh tế thế giới. "Từ nay đến cuối năm, mặc dù vẫn còn khả năng hạ lãi suất thêm lần nữa, nhưng khó xảy ra nếu quá trình phục hồi kinh tế trong nước và thế giới tốt hơn" - TS Võ Trí Thành nhận định.
Tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9/2020 diễn ra chiều 2/10, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết, tăng trưởng tín dụng cả năm 2020 có thể đạt khoảng 8 - 10%, trong đó mức trên 9% là khả thi.
Phó Thống đốc Đào Minh Tú đánh giá, diễn biến của tín dụng trong tháng 9 vừa qua cho thấy, dấu hiệu tích cực trong vấn đề tiếp cận vốn của doanh nghiệp, từ đó cho thấy diễn biến khả quan của nền kinh tế. Cụ thể: Tính đến cuối tháng 8/2020, tăng trưởng tín dụng mới đạt khoảng 4,2 - 4,3%, nhưng đến hết tháng 9/2020 đã đạt khoảng 6,1%.
Trong điều kiện nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19, quý I/2020 tín dụng tăng rất chậm, quý II/2020 tăng nhanh hơn một chút, nhưng vẫn trong bối cảnh hết sức khó khăn do dịch tác động tiêu cực tới nhiều ngành, lĩnh vực, thì kết quả đạt được trong quý vừa qua là rất đáng mừng.
"Đặc biệt, một số lĩnh vực như nông nghiệp - nông thôn và sản xuất, kể cả lĩnh vực mà chúng ta đánh giá là vẫn còn khó khăn như dịch vụ, viễn thông, giao thông, thì đều có mức tăng trưởng tín dụng tích cực và cao hơn mức tăng chung, đạt khoảng 7%", Phó Thống đốc cho biết thêm.
Điều này cho thấy, mặc dù trong bối cảnh nền kinh tế đối diện nhiều khó khăn chung do tác động của dịch, song các doanh nghiệp đang chuyển biến tích cực và linh hoạt. Vì vậy, trong điều kiện vẫn còn khó khăn do có khoản nợ cũ, nhưng doanh nghiệp vẫn sẵn sàng tiếp cận các khoản vay mới trên cơ sở giãn, hoãn, cơ cấu lại các khoản nợ cũ.
Trong 3 tháng còn lại của năm 2020, Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định, NHNN sẽ tiếp tục bám sát kế hoạch để đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng, hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng kinh tế. Trong điều kiện dịch được kiểm soát tốt như hiện nay và hoạt động của doanh nghiệp cải thiện, cùng với các chính sách hỗ trợ cho sản xuất và xuất khẩu tích cực, thì dư nợ tín dụng có thể tăng 8 - 10%, khoảng trên 9% là mức khả thi.
Hỗ trợ DN vượt khó hậu Covid-19: Cần giảm lãi suất, nới rộng điều kiện cho vay Gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng theo Nghị quyết 42 của Chính phủ hầu hết doanh nghiệp không tiếp cận được để trả lương cũng như hỗ trợ về bảo hiểm do chi phí làm thủ tục, chuẩn bị các điều kiện có thể cao hơn khoản được vay. Đó là nhận định của nhiều doanh nghiệp được nêu lên tại tọa đàm...