Doanh nghiệp tặng huyện 2 xe sang để… “hộ đê”
Một doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện Nho Quan (Ninh Bình) đã tặng cho địa phương này hai ô tô hạng sang để “hộ đê”, dù xe đã qua sử dụng nhưng vẫn có giá tiền tỷ. Hai xe sang này đã được huyện sử dụng “đúng theo quy định” hơn 8 tháng nay.
Tỉnh, huyện được doanh nghiệp tặng xe
Câu chuyện UBND tỉnh Ninh Bình được một doanh nghiệp “đại gia” (Công ty CP Đầu tư xây dựng và Thương mại Hoa Lư) tặng 3 ô tô hạng sang trị giá 6,6 tỷ đồng còn chưa lắng xuống thì mới đây, theo điều tra của PV Dân trí, có một doanh nghiệp khác cũng “đại gia” không kém đã tặng cho huyện Nho Quan (Ninh Bình) 2 ô tô tiền tỷ đã qua sử dụng, với mục đích dùng làm xe “hộ đê”.
Xe Toyota được Công ty Hoa Lư tặng cho tỉnh Ninh Bình nhưng đã bị tỉnh trả lại (ảnh minh họa)
Theo đó, đầu năm 2016, Công ty TNHH MTV Công nghiệp Hạ Long (Công ty Hạ Long – đóng tại xã Xích Thổ, huyện Nho Quan) đã tặng cho huyện hai chiếc xe ô tô theo dạng hợp đồng biếu tặng. Được UBND tỉnh đồng ý, huyện Nho Quan đã tiếp nhận và đăng ký sử dụng 2 chiếc xe này.
Sau khi đăng kí phương tiện, 2 chiếc xe này được đeo biển xe công. Một xe nhãn hiệu Toyota loại Fortuner sản xuất năm 2014 tại Việt Nam, đăng ký lần đầu ngày 7/11/2014; đăng ký lần 2 ngày 18/1/2016, thuộc sở hữu của Văn phòng HĐND và UBND huyện Nho Quan, mang BKS 35A – 016.66.
Chiếc xe thứ hai nhãn hiệu Mazda CX5-AT-4WD cũng sản xuất năm 2014 tại Việt Nam, đăng ký lần đầu ngày 22/7/2014. Lần đăng ký thứ 2, ngày 18/1/2016, xe thuộc sở hữu của Văn phòng Huyện ủy Nho Quan, mang BKS 35A – 018.88.
Trước sự việc huyện Nho Quan được doanh nghiệp tặng xe, dư luận hoài nghi: Xe công của huyện đã được Nhà nước cấp đầy đủ, khi nhận thêm xe doanh nghiệp tặng, việc sử dụng những xe này như thế nào? Số tiền hàng năm chi cho bảo dưỡng, xăng dầu, lái xe lấy từ đâu? Doanh nghiệp tư nhân tặng xe sang cho chính quyền địa phương với mục đích gì? Liệu có minh bạch?
Video đang HOT
Văn phòng Huyện ủy Nho Quan được doanh nghiệp tặng chiếc Mazda CX5 đã qua sử dụng (ảnh: Thái Bá)
“Nhận xe đúng quy trình”
Trước hoài nghi trên của dư luận, PV Dân trí đã có buổi làm việc với bà Bùi Bích Thu, Chánh văn phòng HĐND – UBND huyện và ông Phạm Văn Đại, Chánh văn phòng Huyện ủy Nho Quan. Cả ông Đại và bà Thu đều thừa nhận, việc Công ty Hạ Long tặng xe cho huyện là có thật, những chiếc xe này đang được sử dụng từ đầu năm đến nay.
“Đây là xe cũ, doanh nghiệp tặng với mục đích phục vụ các hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của Thường trực Huyện ủy. Nho Quan là huyện miền núi có 27 xã thị trấn, đi cơ sở nhiều nên việc đi lại gặp khó khăn, đặc biệt là mùa mưa bão nên Công ty Hạ Long tặng xe để giúp huyện bớt khó khăn”, ông Đại cho hay.
Cũng theo Chánh văn phòng Huyện ủy Nho Quan, về thủ tục nhận xe được thực hiện theo hợp đồng biếu tặng, đúng với quy định Nhà nước. “Có văn bản UBND tỉnh đồng ý huyện mới dám nhận, đầy đủ hồ sơ pháp lý”, ông Đại khẳng định.
Qua tìm hiểu, trước khi được doanh nghiệp tặng xe Mazda, Huyện ủy Nho Quan đã có đủ hai xe công phục vụ công tác lãnh đạo của đơn vị. Khi có thêm xe được tặng, do không được sử dụng tới 3 xe (vượt quy định) nên đơn vị đã điều chuyển sang UBND huyện một chiếc xe cũ.
“Mới nhận xe về đi được thời gian phát hiện thấy nhiều lỗi nên phải đem đi kiểm tra, bảo dưỡng, số tiền hết khoảng 20 triệu đồng. Số tiền này được lấy từ nguồn cung cấp duy tu bảo dưỡng xe công của ngân sách. Từ khi duy tu đến nay, thi thoảng xe có trục trặc nhỏ”, ông Đại nói và cho biết thêm, việc doanh nghiệp tặng xe không có mục đích lợi dụng gì, chủ yếu là phục vụ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của huyện.
Văn phòng HĐND và UBND huyện Nho Quan được tặng chiếc Fortuner. Hiện đơn vị này đang sử dụng “dư” 2 xe công, vượt số lượng theo quy định (ảnh: Thái Bá)
Bà Bùi Bích Thu, Chánh văn phòng HĐND và UBND huyện cho biết thêm, Công ty Hạ Long khi về hoạt động trên địa bàn chứng kiến các tình huống Phòng chống lụt bão – Tìm kiếm cứu nạn (PCLB-TKCN) của huyện gặp nhiều khó khăn, số lượng lãnh đạo cán bộ tăng, tình hình địa phương nên đã quan tâm tặng xe.
“Xe doanh nghiệp tặng cho huyện để lãnh đạo thực hiện PCLB – TKCN, khi bảo quản sử dụng cũng đảm bảo không vi phạm, đúng quy định”, bà Thu nói.
PV đặt câu hỏi: Xe công của huyện đã được bố trí đầy đủ, có thêm 2 xe doanh nghiệp tặng, nguồn ngân sách lấy từ đâu để hoạt động xe này?Bà Thu trả lời: “Chúng tôi điều tiết nguồn ngân sách hợp lý khi sử dụng thêm 2 xe này”.
Hỏi: Hai xe này huyện đã sử dụng vượt quy chuẩn xe công theo quy định của Bộ Tài chính? Bà Thu trả lời: “Khi huyện đưa hai xe vào sử dụng đã được sự đồng ý của Sở Tài chính”.
Bà Chánh văn phòng cũng khẳng định thêm, việc huyện được tặng xe, đến nay chưa có ý kiến phản ứng nào từ người dân; tất cả các thủ tục, quy trình đều đúng theo quy định.
Thái Bá
Theo Dantri
Vụ va chạm tàu trên sông Hồng: Tìm thấy thi thể 4 nạn nhân
Rạng sáng 6-7, cơ quan chức năng đã tìm thấy thi thể của cháu bé trong gia đình 4 người tử nạn do hai tàu va chạm trên sông Hồng chiều 4-7.
Sáng 6-7, thi thể cháu Trần Văn Duy (8 tuổi, con anh Trần Văn Tuấn, trú thôn Kênh Gà, xã Gia Thịnh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình) đã được lực lượng cứu hộ vớt lên.
Rạng sáng 6-7, lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể cuối cùng trong gia đình có 4 nạn nhân mất tích khi hai tàu va nhau
Trước đó, chiều 4-7, trên tuyến sông Hồng qua khu vực xã Hồng Lý (huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình), tàu thủy NB 6913 do anh Phạm Văn Hiến (sinh năm 1990, ở Trường Yên, Ninh Bình) làm thuyền trưởng va chạm tàu thủy NB 2434 do anh Trần Văn Tuấn (sinh năm 1975, ở thôn Kênh Gà, xã Gia Thịnh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình) lái.
Vụ va chạm này khiến tàu NB 2432 chìm, 4 người trong gia đình anh Tuấn tử vong. Lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể anh Trần Văn Tuấn vào khoảng 21 giờ 40 ngày 4-7. Đến 7 giờ 30 ngày 5-7, lực lượng chức năng tiếp tục tìm thấy thi thể của chị Trần Thị Hái và cháu Trần Thị Đào.
Chiều 5-7, một thuyền viên trên tàu NB 6661 (chứng kiến vụ tai nạn) đã cung cấp một đoạn clip ghi lại cảnh đâm va giữa tàu NB 6913 và tàu NB 2434. Theo đoạn clip, khi tàu NB 2434 quay ngang đã bị tàu NB 6913 đâm thẳng giữa thân tàu và chìm ngay sau đó. Vụ đâm va xảy ra chỉ khoảng 10 giây. 4 người trên tàu NB 2434 đã tử vong.
Thông tin từ Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết tàu bị nạn NB 2434 đã quá hạn đăng kiểm định kỳ từ cách đây hơn 7 năm. Tàu NB 2434 có công suất máy 87 CV, dài 33,1 m và rộng 4,67 m, công dụng chở hàng khô, do Trần Văn Tuấn (trú xã Gia Thịnh, huyện Gia Viễn, Ninh Bình) đứng tên đăng ký. Tàu hết hạn đăng kiểm định kỳ từ 25-11-2008 và đơn vị quản lý đăng kiểm tại thời điểm trên là Ban Đăng kiểm thủy thuộc Sở GTVT Ninh Bình.
Phương tiện đâm va là tàu NB 6913, công suất máy 500 CV, có chiều dài 63,35 m và rộng 8,89 m, cũng có công dụng chở hàng khô. Chủ tàu là Phạm Văn Hiến (xã Trường Yên, Hoa Lư, Ninh Bình). Chiếc tàu này được đóng mới và bắt đầu khai thác từ ngày 17-5-2016, giấy chứng nhận kiểm định còn hiệu lực đến ngày 17-5-2017. Đơn vị kiểm định là Chi cục Đăng kiểm số 2 (trụ sở tại Nam Định).
Chiều 5-7, theo lời xác nhận của anh Trần Văn Cân (41 tuổi, bác họ của cháu Duy), thi thể của các nạn nhân Trần Văn Tuấn (41 tuổi, bố cháu Duy), Trần Thị Hái (39 tuổi, mẹ bé Duy), Trần Thị Đào (2 tuổi, em gái Duy) đã được đưa về quê nhà tại Ninh Bình để an táng.
Hiện lực lượng chức năng vẫn đang khẩn trương điều tra làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn.
HẢI ĐƯỜNG
Theo PLO
Kết quả xét nghiệm mẫu nước sinh hoạt thành phố Ninh Bình: Chỉ có ấu trùng ruồi Cuối tháng 4 theo phản ánh của nhiều gia đình ở một số phường trong thành phố Ninh Bình về chất lượng nước sinh hoạt như màu vàng, có vật thể lạ trong nước, UBND tỉnh đã thành lập Đoàn liên ngành kiểm tra hoạt động sản xuất và cung cấp nước sinh hoạt của ba công ty: Công ty Cổ phần cấp...