Doanh nghiệp săm lốp bị ảnh hưởng thế nào khi Mỹ áp thuế chống bán phá giá?
Doanh nghiệp săm lốp bị ảnh hưởng thế nào khi Mỹ áp thuế chống bán phá giá?
Theo thông báo ngày 4/11, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) cho biết sẽ áp thuế chống trợ cấp sơ bộ đối với lốp xe hơi và xe tải hạng nhẹ nhập từ Việt Nam, thuế suất dao động từ 6,23% đến 10,08%.
Đây là kết quả của cuộc điều tra chống bán phá giá với lốp xe nhập khẩu từ Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam mà Bộ Thương mại Mỹ (DOC) mở ra vào cuối tháng 6. Theo các cáo buộc, biên độ phá giá của lốp nhập từ Thái Lan lớn nhất, 106-217,5%, kế đến là Đài Loan (Trung Quốc) 21-116%, Hàn Quốc 43-195%, còn Việt Nam thấp nhất 5-22%.
Bộ Thương mại Mỹ sẽ ra chỉ dẫn cho Cục Hải quan và Biên phòng Mỹ thu tiền tạm ứng từ các nhà nhập khẩu lốp xe từ Việt Nam dựa trên tỷ giá sơ bộ. Bộ cũng sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về mức thuế vào ngày 16/3/2021.
Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung bắt đầu diễn ra vào tháng 3/2018, lốp từ trung Quốc không xuất khẩu được vào Mỹ tạo cơ hội cho doanh nghiệp ở các nước khác mở rộng kênh phân phối.
Video đang HOT
Trao đổi với Người Đồng Hành, đại diện công bố thông tin của Cao su Đà Nẵng ( HoSE: DRC ) khẳng định không bị ảnh hưởng bởi quy định áp thuế bán phá giá sản phẩm lốp DOC mới ban hành. Nguyên nhân là đơn vị đang xuất sản phẩm lốp tải nặng radial (lốp toàn thép) sang Mỹ trong khi quy định mới áp dụng cho lốp bán thép và lốp tải nhẹ. Tuy nhiên, dịch Covid-19 khiến doanh thu xuất khẩu chỉ đạt khoảng 88% so với cùng kỳ năm trước. Thị trường xuất khẩu chính là Brazil cũng giảm hơn phân nửa và mới hồi phục khoảng 2 tháng gần đây.Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung bắt đầu diễn ra vào tháng 3/2018, lốp từ trung Quốc không xuất khẩu được vào Mỹ tạo cơ hội cho doanh nghiệp ở các nước khác mở rộng kênh phân phối.
Theo Cao su Đà Nẵng, việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu vào thị trường Mỹ là bước tiến lớn trong quá trình hoạt động, đóng góp gia tăng sản lượng và cải thiện biên lợi nhuận doanh nghiệp trong năm vừa qua.
Năm 2019, doanh thu xuất khẩu của doanh nghiệp đạt 1.732 tỷ đồng, tăng 43% so với năm trước. Tỷ trọng trên tổng doanh thu từ 35,6% lên 42,9%. Trong đó, doanh thu thị trường châu Mỹ tăng từ 651 tỷ đồng lên 1.037 tỷ đồng, chiếm 62% doanh thu xuất khẩu.
Cao su Đà Nẵng khẳng định không bị ảnh hưởng khi Mỹ áp dụng thuế chống bán phá giá lốp.
Chia sẻ với Người Đồng Hành, ông Phạm Hồng Phú, Tổng giám đốc Casumia ( HoSE: CSM ) cho biết sản phẩm của công ty khi xuất sang Mỹ sẽ tăng thuế từ 0% lên hơn 6%. “Việc Mỹ áp dụng thuế chống bán phá giá không ảnh hưởng lớn do mức thuế xuất áp dụng thấp. Bên cạnh đó, Casumina xuất khẩu sang 30 quốc gia khác nhau và thị trường Mỹ chiếm tỷ trọng khoảng 20% doanh số xuất khẩu”.
Tỷ trọng doanh thu xuất khẩu trên tổng doanh thu của Casumina trong 4 năm gần đây tăng từ 10% lên 39% năm 2019. Các thị trường xuất khẩu chủ yếu gồm Đông Nam Á, châu Âu và Mỹ. Năm 2019, doanh thu xuất khẩu đạt 1.725 tỷ đồng, tăng 27% so với năm trước chủ yếu nhờ sản lượng nhóm lốp radial xuất khẩu chiếm tỷ trọng 64% trên doanh thu xuất khẩu.
Doanh thu xuất khẩu tăng mạnh sau khi ký hợp tác toàn diện với Công ty Tire Co (Mỹ) về chuyển giao công nghệ và gia công lốp radial bán thép với sản lượng đến 1 triệu chiếc/năm vào năm 2016. Định hướng cho hoạt động xuất khẩu năm 2020 của đơn vị là duy trì thị trường hiện có, đảm bảo cung ứng đúng tiến độ theo cam kết với 2 đối tác là Tire Co và JinYu.
Cao su Sao Vàng ( HoSE: SRC ) cũng đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nhưng các thị trường xuất khẩu là Nepal, Pakistan, Campuchia, Malaysia…
Theo Trung tâm Phân tích Chứng khoán SSI (SSI Research), mức thuế chống bán phá giá của Mỹ áp dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam là không quá lớn. Cụ thể, mức thuế chống bán phá giá được áp dụng gồm Kumho Tires (Việt Nam) Co., Ltd. là 10,08%, Sailun (Việt Nam) Co., Ltd. là 6,23%, các doanh nghiệp khác là 6,77%. Trong đó, Kumho Tires và Sailun là các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Thậm chí, Sailun là liên doanh tại Việt Nam với Cooper Tire và Rubber – một công ty Mỹ. Hơn nữa, giá trị xuất khẩu săm lốp Việt Nam sang Mỹ chỉ hơn 469 triệu USD, chưa tới 0,17% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam năm 2019.
Cao su Đà Nẵng (DRC) chuẩn bị có Tổng giám đốc mới
Công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng (Mã chứng khoán: DRC - sàn HOSE) thông báo thay đổi nhân sự cao cấp.
Theo đó, doanh nghiệp cho biết quyết định về việc ông Nguyễn Thành Bình, Tổng giám đốc Công ty được nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí từ ngày 01/11/2020.
Như vậy, sau khi ông Bình nghỉ hưu, doanh nghiệp sẽ cần bổ sung Tổng giám đốc mới.
Trước đó, trong quý III/2020, Cao su Đà Nẵng ước tính doanh thu thuần là 938 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 74 tỷ đồng, lần lượt giảm 3% và 28% so với quý III/2019. Trong đó, nếu so với kế hoạch theo từng quý, lợi nhuận trước thuế quý III/2020 hoàn thành được 119% kế hoạch đặt ra.
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2020, doanh nghiệp ước tính doanh thu thuần là 2.530 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 180 tỷ đồng, lần lượt giảm 12% và 15% so với 9 tháng đầu năm 2019. Như vậy, sau 9 tháng đầu năm, doanh nghiệp dự tính hoàn thành được 64% kế hoạch lợi nhuận năm 2020.
Bước sang quý IV/2020, doanh nghiệp đặt kế hoạch doanh thu thuần là 937 tỷ đồng, giảm 2% so với cùng kỳ, lợi nhuận trước thuế là 85 tỷ đồng, giảm 16% so với quý IV/2019.
Được biết, trước đó doanh nghiệp công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2020 với nhận doanh thu 1.592 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 80,7 tỷ đồng, lần lượt giảm 17,1% và 8,3% so với cùng kỳ 2019. .
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 01/10, cổ phiếu DRC tăng nhẹ 100 đồng, tương ứng tăng 0,5% lên 21.050 đồng/cổ phiếu.
Cao su Đà Nẵng (DRC) ước lợi nhuận quý III/2020 đạt 74 tỷ đồng, giảm 28% Công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng (Mã chứng khoán: DRC - sàn HOSE) thông qua tình hình kinh doanh quý III/2020 và định hướng quý IV/2020. Theo đó, trong quý III/2020, Cao su Đà Nẵng ước tính doanh thu thuần là 938 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 74 tỷ đồng, lần lượt giảm 3% và 28% so với quý...