Doanh nghiệp rót hàng chục tỷ nuôi cá tầm, cá lăng trên hồ Hòa Bình
Những năm gần đây, tỉnh Hòa Bình không ngừng khuyến khích các tổ chức, cá nhân nuôi cá sông Đà theo chuỗi giá trị nhằm tạo sự phát triển bền vững cho nghề nuôi thủy sản.
Với việc nhãn hiệu chứng nhận “Cá sông Đà – Hòa Bình” được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận đã tạo ra cơ hội cho lĩnh vực nuôi cá lồng trên hồ sông Đà phát triển mạnh mẽ.
Có mặt tại xã Hiền Lương sau gần 1 năm “Cá sông Đà – Hòa Bình” được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận nhãn hiệu chứng nhận, trong khu vực hồ của địa phương, ngoài những lồng cá của hộ gia đình còn có 2 doanh nghiệp đã đầu tư vào lĩnh vực nuôi cá lồng.
Công ty Việt Đức hiện là doanh nghiệp đầu tư lớn nhất trên khu vực hồ Hoà Bình tại xã Hiền Lương với khoảng 100 lồng cá trên đà phát triển mạnh. Ngoài ra còn có Công ty TNHH Thuỷ sản MaVin Hoà Bình đầu tư nuôi cá lồng trên hồ sông Đà, hướng tới thị trường xuất khẩu.
Công ty này hiện có 13 lồng tròn và 25 lồng vuông, tập trung vào nuôi các loại cá diêu hồng, chiên, lăng, tầm, trắm đen, bỗng… cho năng suất, chất lượng sản phẩm tốt, có chỗ đứng trên thị trường và xuất khẩu.
Được biết, trong thời gian tới, Công ty TNHH Thủy sản MaVin Hòa Bình dự kiến đầu tư khoảng 80 tỷ đồng nuôi cá trên quy mô khoảng 100 ha, sản lượng dự kiến khoảng 10.000 tấn/năm, cho doanh thu khoảng 300 tỷ đồng.
Công ty TNHH Thuỷ sản MaVin Hòa Bình đầu tư nuôi cá lồng trên hồ sông Đà.
Video đang HOT
Theo đại diện Công ty TNHH Thuỷ sản MaVin Hoà Bình, các sản phẩm cá nuôi của Công ty trên hồ Hoà Bình luôn tuân thủ chặt chẽ các quy trình, đảm bảo cá chất lượng sạch và chủ yếu để xuất khẩu sang các nước châu Âu.
Hồ sông Đà trên địa phận tỉnh Hoà Bình có tổng diện tích mặt nước trên 8.800 ha thuộc 19 xã ven hồ, xung quanh bao bọc bởi các dãy đồi, núi cao. Đáy hồ sâu với nguồn lợi thủy sản phong phú cả về giống và loài. Nguồn thức ăn phong phú, ngoài sinh vật phù du, xung quanh hồ còn có hàng nghìn ha thảm thực vật và rừng phòng hộ với độ che phủ cao. Theo các chuyên gia, đây là điều kiện lý tưởng để phát triển các loài thủy sản đặc trưng vùng Tây Bắc.
Hiện, địa bàn tỉnh có trên 35 doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại hộ gia đình đầu tư thâm canh nuôi cá với quy mô chiếm 55% lồng nuôi và 67% sản lượng thủy sản cung ứng ra thị trường trong và ngoài tỉnh.
Đã có gần chục doanh nghiệp ký kết với các hộ nuôi cá lồng hợp quy chuẩn theo hướng VietGAP bảo đảm ATTP, ký kết tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, bảo đảm đầu ra ổn định. Sản phẩm cá sông Đà đáp ứng được yêu cầu về chất lượng theo quy định. Việc liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị đã tạo ra các sản phẩm an toàn, bảo đảm quyền lợi cho người tiêu dùng, phát triển và quảng bá sản phẩm cá sông Đà.
Đẩy mạnh khai thác cá, tôm và nuôi cá lồng ứng dụng công nghệ cao là một trong những hướng phát triển trọng điểm trong những năm qua của tỉnh Hòa Bình. Cùng với việc được công nhận nhãn hiệu chứng nhận “Cá sông Đà – Hòa Bình”, tỉnh quan tâm thu hút đầu tư, các cơ sở áp dụng khoa học kỹ thuật vào nuôi các loại cá với kỳ vọng trong thời gian tới, lĩnh vực nuôi cá lồng trên hồ sông Đà sẽ phát triển vượt bậc. Qua đó, khai thác tối đa tiềm năng, từng bước thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội vùng hồ một cách bền vững.
Theo Hồng Trung (Báo Hòa Bình)
Xứ Mường nuôi gà ri đặc sản, bán giá 110.000 đồng/kg
Nuôi 1.000 gà ri Lạc Sơn bán thịt, bán hết sẽ có lãi 15-20 triệu đồng, vào những năm gà đắt, lợi nhuận có thể đạt 40-50 triệu đồng.
Vừa mới gặp tôi, chưa kịp mời khách vào nhà, bà Quách Thị Hòa - Giám đốc HTX Chăn nuôi gà đồi Hương Nhượng (huyện Lạc Sơn, Hòa Bình) đã vồn vã khoe: Gà ri Lạc Sơn vẫn được giá khá cao, gia đình em vừa xuất 200kg gà thịt với giá 110.000 đồng/kg, bác hỏi gì hỏi nhanh, để em còn đi mổ gà giao cho mấy mối hàng trên thành phố cần gấp.
Nuôi gà ri Lạc Sơn lãi khá.
Thế là buổi trò chuyện giữa chủ và khách phải xen trong những tiếng làm thịt gà hối hả. Bà Hòa cho biết: Gà ri Lạc Sơn vững giá, bởi đây là giống gia cầm bản địa, được chọn lọc từ nguồn vật liệu hoang dã, dễ nuôi, tốn ít thức ăn, chất lượng thịt thơm ngon, thân hình nhỏ gọn, chăn nuôi theo hướng thả đồi, cho ăn bán công nghiệp 7-8 tháng mới đạt 1,5kg/con xuất chuồng, nên dễ bán vì phù hợp khẩu vị và nhu cầu sử dụng của các hộ có thu nhập cao.
Theo đó, cứ nuôi 1.000 gà ri thịt, bán hết sẽ có lãi 15-20 triệu đồng, vào những năm gà đắt, lợi nhuận có thể đạt 40-50 triệu đồng. Nhờ vậy, HTX vẫn duy trì được đàn gà nuôi thường xuyên gần 30.000 con, hộ nuôi ít 1.000 con, hộ nuôi nhiều 3.000-4.000 con.
Bên cạnh nuôi gà thịt là chính, một số hộ còn chăn thêm gà đẻ, để chủ động con giống chăn nuôi tại chỗ và đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất của các địa phương khác.
Gà ri dễ nuôi, tốn ít thức ăn, chất lượng thịt thơm ngon, được thị trường ưa chuộng.
Giám đốc Quách Thị Hòa là một trong các thành viên sáng lập HTX Chăn nuôi gà đồi Hương Nhượng. Dưới sự điều hành của bà Hòa, HTX đã phối hợp với các cấp ngành chuyên môn ở trung ương và địa phương, tổ chức được nhiều lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi gà đồi, giúp xã viên kết nối thành công với các đầu mối tiêu thụ sản phẩm...
Riêng gia đình bà Hòa, mỗi năm chăn nuôi được trên 4.000 gà ri bản địa (1.000 con chuyên đẻ và trên 3.000 con gà thịt), doanh thu ước đạt 650 triệu đồng, lợi nhuận 250 triệu, còn giúp thêm 2 lao động khác có việc làm và thu nhập ổn định 4,5 triệu đồng/người/tháng.
Hộ Bùi Thị Hương ở xóm Bưng Cọi (xã Hương Nhượng) nuôi hơn 1.000 gà ri thịt theo hướng thả đồi, trừ hết chi phí thức ăn và con giống, vẫn kết dư được gần 30 triệu đồng/năm, vẫn đảm bảo gieo trồng 0,4ha lúa và hoa màu các loại.
"Đạt được những kết quả ấn tượng nói trên, là do các hộ ở Bưng Cọi nói riêng, xã Hương Nhượng nói chung đã được hưởng nhiều chính sách khuyến khích phát triển sản xuất của nhà nước, được tập huấn kỹ thuật chăn nuôi gia súc gia cầm, trong đó có kỹ thuật nuôi gà đồi, ngoài ra còn được giới thiệu quảng bá sản phẩm trên các phương tiện truyền thông ...", bà Hương cho biết.
Trại gà ri của HTX Hương Nhượng.
Ông Bùi Văn Hải (thành viên trong HTX) lưu ý: Mặc dù gà ri Lạc Sơn có khả năng chống chịu tốt, nhất là trong mùa lạnh, nhưng khi chăn nuôi tập trung, vẫn dễ phát sinh nhiều loại bệnh. Muốn chắc ăn nhất, phải tiêm vacxin phòng dịch theo đúng lịch thú y. Cho gà ăn thức ăn ủ với men vi sinh để tăng sức đề kháng. Máng chậu ăn uống của gà phải rửa sạch hàng ngày.
Định kỳ 12-15 ngày phun sát trùng chuồng trại 1 lần. Sau xuất bán hết gà thịt, phải để trống chuồng 25-30 ngày, rồi mới đưa con giống vào nuôi lứa kế tiếp. Cần cách ly kịp thời để nuôi và điều trị riêng những con gà có dấu hiệu chậm chạp mệt mỏi, ủ rũ, lông xù, kém ăn, khó thở, ít đi lại hoặc đứng yên, mắt nhắm nghiền, dễ chảy nước mũi, chân khô hoặc tím tái, ỉa phân lỏng màu xanh hoặc màu trắng, đôi khi là màu đỏ như máu, đặc biệt là phân gà thường rất hôi, bết dính ở hậu môn...
Ông Hải còn cho hay: Hiện các nhà nông địa phương rất thiếu vốn để phát triển sản xuất, vay ngân hàng còn gặp nhiều thủ tục phiền hà phức tạp. Những hộ mới chăn nuôi lần đầu thường thua lỗ, vì chưa có kinh nghiệm thực tế, tỷ lệ gà chết cao, nên cần tập huấn kỹ thuật cho nông dân nhiều hơn nữa, theo cách cầm tay chỉ việc, tới khi nào thuần thục mới thôi.
"Giống gà ri bản địa Lạc Sơn đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH-CN) chứng nhận là nhãn hiệu tập thể. Phát huy kết quả đạt được này, trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tham mưu với UBND huyện, tiếp tục đầu tư hỗ trợ, xây dựng các mô hình chăn nuôi gà bản địa gắn với chuỗi giá trị, nhằm giúp các nhà nông trên địa bàn, giảm nghèo bền vững bằng nội lực cộng đồng", ông Bùi Như Khóa, Phó phòng NN-PTNT huyện Lạc Sơn.
Theo Nguyễn Hải Tiến (Nông nghiệp Việt Nam)
Làm thương hiệu cho nông sản Hà Nội: "Chìa khóa" mở cửa thị trường Sau thời gian đẩy mạnh việc xây dựng thương hiệu nông sản, Hà Nội đã có nhiều sản phẩm nông nghiệp chinh phục được người tiêu dùng, mang lại giá trị cao cho nông dân. Thương hiệu chính là "chìa khóa" mở cánh cửa cho nông sản chiếm lĩnh thị trường. Nâng tầm giá trị sản phẩm Năm 2014, thương hiệu nhãn chín...