Doanh nghiệp nuôi tôm kêu cứu tỉnh: Kiến nghị của doanh nghiệp là chính đáng!
Lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh khẳng định, lời kêu cứu của Công ty TNHH Growbest Hà Tĩnh (Cty Growbest) với Tỉnh ủy, UBND tỉnh nhằm giải quyết, bàn giao 90ha bị “đóng băng” hơn một năm qua khiến công ty này không thể triển khai dự án nuôi tôm công nghệ cao là hoàn toàn chính đáng. Tỉnh đang gấp rút triển khai các biện pháp cần thiết để bàn giao đất cho doanh nghiệp đầu tư.
Doanh nghiệp bị làm khó
Như Dân trí đã thông tin, Công ty TNHH Growbest Hà Tĩnh là doanh nghiệp nuôi tôm công nghệ cao có quy mô lớn nhất ở tỉnh Hà Tĩnh. Tính đến nay doanh nghiệp này đã bỏ ra hơn 100 tỷ đồng đầu tư vào 3 khu nuôi có tổng diện tích 36,8 ha ở hai xã Kỳ Phương, Kỳ Nam, thuộc thị xã Kỳ Anh.
Nhằm mở rộng quy mô sản xuất, triển khai khu phức hợp nuôi tôm, cá mú công nghệ cao ở thị xã Kỳ Anh, Công ty Growbest tiếp tục xin mở rộng diện tích nuôi. BQL khu kinh tế Vũng Áng (nay là BQL KKT tỉnh) đã giới thiệu cho công ty này hơn 90ha đất tại xã Kỳ Nam,vốn được tỉnh thu hồi từ dự án nuôi tôm kém hiệu quả, bỏ trống đất nhiều năm của Công ty Việt Anh triển khai từ năm 2000.
Dù gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là hậu quả sự cố môi trường biển (tháng 4/2016), Công ty Growbest vẫn chi số tiền hơn 9,5 tỷ đồng để tỉnh Hà Tĩnh đền bù tài sản trên đất cho Công ty Việt Anh. Việc chi trả này hoàn tất vào ngày 8/3/2017. Vào tháng 4/2017, BQL KKT tỉnh Hà Tĩnh đã ký hợp đồng cho Công ty Growbest thuê khu đất 90ha nói trên trong thời hạn 50 năm.
Công ty Growbest Hà Tĩnh bị thiệt hại nặng nề sau bão số 10 nên rất muốn được bàn giao khu đất 90ha mà BQL KKT tỉnh Hà Tĩnh ký cho thuê 50 năm để triển khai ngay dự án.
Thế nhưng, khi doanh nghiệp này vừa triển khai thi công, một bộ phận người dân Kỳ Nam đã ra ngăn cản không cho triển khai dự án. Lý do mà người dân đưa ra là 60 trong tổng số 90 ha đất mà UBND tỉnh Hà Tĩnh thu hồi của Công ty Việt Anh cho Công ty Growbest thuê là đất Công ty Việt Anh thuê của dân, hết hợp đồng phải trả lại cho người dân.
Chính quyền xã Kỳ Nam, UBND thị xã Kỳ Anh và các văn bản của tỉnh Hà Tĩnh khẳng định, lí do mà một bộ phận người dân Kỳ Nam đưa ra để “đóng băng” khu đất nói trên là hoàn toàn sai trái. Khu đất này trên thực tế đã được nhà nước đền bù khi triển khai dự án nuôi tôm của công ty Việt Anh từ những năm 2000.
Chính quyền xã Kỳ Nam và UBND thị xã Kỳ Anh đã nhiều lần tuyên truyền, nhắc nhở người dân nhưng đến nay khu đất này vẫn tiếp tục bị “đóng băng”.
Khu đất 90ha mà Công ty Growbest Hà Tĩnh đã trả tiền thuê đất, thay tỉnh chi trả tiền bồi thường tài sản trên đất, nhưng vẫn chưa được bàn giao mặt bằng sạch.
Sốt ruột trước số tiền đầu tư đã bỏ ra, đặc biệt là khu nuôi nằm sát mép biển bị cơn bão số 10 vừa qua tàn phá quá nặng nề, Công ty Growbest càng mong muốn được triển khai ngay dự án trên khu đất 90ha tỉnh đã ký hợp đồng cho thuê. Thay vì chờ tỉnh bàn giao cả 90 ha như hợp đồng, Công ty Growbest đã tạm triển khai dự án trong phạm vi 30ha của nhà nước, là đất hoang hóa nằm ngoài phạm vi diện tích mà một bộ phận người dân Kỳ Nam đang yêu cầu được… đền bù lần 2. Thế nhưng một bộ phận người dân Kỳ Nam vẫn không đồng ý, cản trở thi công.
“Hầu hết những người dân ở đây đều rất tốt, chỉ một bộ phận nhỏ vì nhiều lí do “tế nhị” mà không chấp hành pháp luật nhà nước, gây cản trở việc đầu tư của công ty. Chúng tôi là doanh nghiệp, nghiêm túc chấp hành pháp luật nhà nước, luật đầu tư. Chúng tôi trân trọng người dân nơi đây, còn muốn nhận tất cả con em có đủ năng lực vào làm việc. Ngược lại, chúng tôi mong các cấp chính quyền xử lí nghiêm những người cố tình gây khó dễ để bảo đảm môi trường thuận lợi cho nhà đầu tư” – ông Đặng Văn Thành – Phó Giám đốc Công ty TNHH Growbest Hà Tĩnh nói.
Video đang HOT
“Kiến nghị của doanh nghiệp là chính đáng!”
Trả lời Dân trí liên quan đến vụ việc nêu trên, ông Đặng Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh (người kí văn bản Thông báo kết quả rà soát, kiểm tra trả lời kiến nghị của một số hộ dân xã Kỳ Nam trong việc thu hồi, bồi thường, hỗ trợ dự án nuôi tôm của công ty Việt Anh ngày 4/7/2016) khẳng định, kiến nghị của Công ty Growbest với UBND tỉnh Hà Tĩnh xử lí, bàn giao 90ha đất nói trên là rất hoàn toàn chính đáng.
Theo thông báo này của UBND tỉnh Hà Tĩnh, do PCT tỉnh Đặng Ngọc Sơn ký ngày 14/7/2016, đất đai mà tỉnh thu hồi của người dân trước khi bàn giao cho Cty Growbest, là đất đã được tỉnh đền bù.
“Tất cả những tồn đọng, tôi nhớ rất rõ là đã xử lí xong rồi. Đất sau khi thu hồi của công ty Việt Anh được tỉnh bàn giao cho khu kinh tế, khu kinh tế tỉnh ký cho Công ty Growbest thuê thì có trách nhiệm bàn giao lại doanh nghiệp”- ông Sơn nói.
Ông Dương Tất Thắng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, Trưởng BQL KKT tỉnh cho biết, khu đất 90ha mà tỉnh thu hồi của Công ty Việt Anh hợp đồng cho Công ty Growbest về mặt pháp lí là đúng với các quy định pháp luật hiện hành và chủ trương thu hút đầu tư của tỉnh. Tuy nhiên, một bộ phận người dân không đồng thuận về vấn đề đền bù trước đây đã ngăn cản không cho Công ty Growbest triển khai thi công.
Theo ông Thắng, việc ngăn cản này là vi phạm pháp luật, tuy nhiên hiện KKT tỉnh, UBND thị xã Kỳ Anh, chính quyền xã Kỳ Nam vẫn tiếp tục tuyên truyền, giải thích cho những người dân này hiểu rõ để vừa ổn định an ninh chính trị, vừa đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp.
Cũng theo ông Thắng, cùng với tuyên truyền, vận động, BQL KKT tỉnh đang yêu cầu UBND thị xã Kỳ Anh khẩn trương trình dự án hỗ trợ chuyển đổi nghề cho những người dân bị ảnh hưởng để tỉnh xem xét, phê duyệt. Dự án này, theo tính toán của ông Thắng sẽ trên dưới 9 tỷ đồng, được lấy từ nguồn ngân sách.
PCT UBND tỉnh Hà Tĩnh tin tưởng, những bế tắc trong việc bàn giao 90ha đất cho Công ty Growbest sẽ sớm được tháo gỡ.
Dân trí sẽ tiếp tục thông tin vụ việc này.
Hà Phương
Theo Dantri
Người dân ốc đảo chạy qua sông trốn bão
Chiều nay (14/9) lực lượng chức năng huyện Nghi Xuân và xã Xuân Giang khẩn trương giúp người dân vùng ốc đảo Hồng Lam (xã Xuân Giang) di dời tài sản và người già, trẻ em đến nơi an toàn để tránh bão.
Chính quyền huyện Nghi Xuân và xã Xuân Giang đang giúp người dân ở ốc đảo Hồng Lam di chuyển người và tài sản về nơi an toàn
Ốc đảo Hồng Lam nằm giữa dòng sông Lam. Đây là vùng "nhạy cảm" rất dễ bị ảnh hưởng khi có bão lũ.
Trước diễn biến phức tạp của cơn bão mạnh, nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho nhân dân, trong chiều nay (14/9) lực lượng chức năng huyện Nghi Xuân và xã Xuân Giang đang khẩn trương giúp người dân vùng ốc đảo Hồng Lam (thôn Hồng Lam, xã Xuân Giang) di dời tài sản và người già trẻ em đến nơi an toàn để tránh bão.
Ông Lê Hồng Lưu, Chủ tịch UBND xã Xuân Giang cho biết, ốc đảo Hồng Lam (thôn Hồng Lam) có 128 hộ với hơn 500 nhân khẩu.
"Chiều hôm nay chúng tôi đã chở 59 cụ già và 45 trẻ nhỏ sang bên kia bờ sông để đảm bảo an toàn. Chúng tôi đã bố trí cho các cụ và các em ở tại Trường Mầm non và bố trí đầy đủ thực phẩm và nước uống", ông Lưu nói.
Chị Cao Thị Quyên (30 tuổi) đang cùng với 3 người con nhỏ đang được đưa sang bên kia bờ sông để tránh bão cho biết: "Hầu như năm nào cũng vậy, mỗi khi có bão là 4 mẹ con phải sang bên kia bờ tránh bão. Chỉ còn chồng tôi ở lại để giữ nhà, trâu bò".
Bốn mẹ con chị Quyên đang chờ đò để sang bên kia sông tránh bão
"Năm nay thấy dự báo cơn bão lớn sẽ đổ bộ vào Hà Tĩnh nên chúng tôi rất lo", chị Quyên cho biết thêm.
Cụ Đinh Thị Cháu năm nay đã 84 tuổi, trú tại ốc đảo Hồng Lam cho biết: "Đây là lần thứ 3 tôi đi chạy bão. Tôi đã quá quen với bão lũ khi sống trên ốc đảo nhưng lần này thấy bão mạnh quá nên cũng rất lo. Tôi phải qua trường mầm non trú tránh bão".
Bắt đầu di dời gần 11 nghìn hộ dân
Sáng nay (14/9), nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho nhân dân, ông Đặng Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiêm Trưởng ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Hà Tĩnh đã phát lệnh sơ tán gần 11 nghìn hộ dân với hơn 47 nghìn người ở các huyện và khu vực ven biển về nơi an toàn.
Người dân di chuyển tài sản về nơi an toàn
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn yêu cầu các huyện Nghi Xuân, Lộc Hà, Thạch Hà, huyện Kỳ Anh, thị xã Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, TP Hà Tĩnh, KKT Vũng Áng huy động lực lượng, phương tiện để tổ chức di dời dân các xã vùng ven biển, vùng cửa sông, cửa lạch đến nơi tránh trú an toàn trước 17h chiều nay (14/9).
Cụ thể huyện Kỳ Anh sẽ di dời hơn 1,1 nghìn hộ dân, huyện Nghi Xuân hơn 3 nghìn dân, Lộc Hà hơn 2,6 nghìn hộ dân...
Bắt đầu từ chiều nay các địa phương bắt đầu di dời dân và tài sản đến các khu vực an toàn như trường học, trụ sở ủy ban để tránh bão.
Ông Nguyễn Hải Nam, Chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân cho biết, bắt đầu từ 14h chiều, huyện đã huy động lực lượng, phương tiên di dời các hộ dân có nguy cơ ảnh hưởng cao về nơi an toàn tập trung ở các xã Xuân Hội, Xuân Thành, Xuân Hải, Cường Gián
"Chúng tôi cũng đã chuẩn bị đầy đủ các nhu yếu phẩm cần thiết như mì tôm, nước uống, dụng cụ y tế, thuốc thang để đáp ứng cho người dân", ông Nam cho biết thêm.
Còn ông Lê Quang Huệ, Phó Chủ tịch UBND huyện Lộc Hà cũng cho biết, hiện toàn huyện đang tập trung 100% con số xuống cơ sở trực tiếp chỉ đạo, giúp người dân di chuyển người và tài sản đến nơi an toàn.
"Đầu giờ chiều nay, chúng tôi đã huy động toàn bộ lực lượng và phương tiện để di chuyển tài sản và các hộ dân nằm trong vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng của cơn bão. Đến 17h chiều nay, chúng tôi sẽ hoàn thành việc di dời các hộ dân đến nơi an toàn", ông Huệ cho biết.
Đến 16h chiều, ghi nhận của PV Dân trí thì tại các huyện Nghi Xuân và Lộc Hà trời đã bắt đầu mưa to, gió cũng mạnh dần.
Người già, trẻ em được ưu tiên di dời trước tới nơi an toàn tránh bão.
Xuân Sinh
Theo Dantri
Phó Thủ tướng kiểm tra công tác chống bão số 10 ở Hà Tĩnh Chiều nay (14/9), Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã đi kiểm tra tình hình phòng chống bão số 10 tại Hà Tĩnh và chỉ đạo các cấp, các ngành cần khẩn trương sơ tán dân, tập trung ứng phó mưa bão. Cùng đi có Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh: Dương Tất Thắng,...