Doanh nghiệp niêm yết tiên phong ngày ấy, bây giờ
Thị trường chứng khoán Việt Nam từ vài mã cổ phiếu ban đầu, sau hơn 19 năm phát triển vượt bậc, đã có 742 mã cổ phiếu, chứng chỉ quỹ niêm yết trên 2 sở giao dịch chứng khoán và 833 cổ phiếu đăng ký giao dịch trên UPCoM. Cùng nhìn lại những gương mặt tiên phong niêm yết trên thị trường.
REE và SAM
Bộ đôi doanh nghiệp niêm yết đầu tiên là Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (REE) và Công ty cổ phần SAM Holdings (SAM).
Xuất phát điểm của REE và SAM có nét tương đồng về quy mô vốn điều lệ (lần lượt là 150 tỷ đồng và 120 tỷ đồng), cũng như tổng tài sản (đạt tương ứng 250 tỷ đồng và 165 tỷ đồng).
Nhưng hiện tại, trong khi REE cho thấy tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ về quy mô tổng tài sản khi được nâng lên 17.923 tỷ đồng, thì SAM khiêm tốn hơn hẳn với con số 5.197 tỷ đồng.
Về vốn điều lệ, hai doanh nghiệp đang ở mức tương đương, REE hiện đạt 3.101 tỷ đồng, SAM là 3.181 tỷ đồng.
Tuy nhiên, cổ phiếu REE hiện nằm trong rổ VN30 – là 30 cổ phiếu hàng đầu thị trường cả về giá trị vốn hóa và thanh khoản, trong khi SAM ngụp lặn ở nhóm cổ phiếu vốn hóa nhỏ với thanh khoản không cao.
Sự khác biệt trên đến từ chiến lược kinh doanh và khả năng tận dụng cơ hội. Nếu như REE nhờ tận dụng lợi thế người đi đầu niêm yết nhanh tay huy động nguồn vốn giá rẻ trên sàn để phục hoạt động kinh doanh, cho dù ngành kinh doanh chính ban đầu là cơ điện lạnh có dấu hiệu bão hòa, song đã kịp mở rộng ra các ngành mới và ghi nhận sự thành công như đầu tư tài chính, nắm kiểm soát tại các lĩnh vực thiết yếu, có dòng tiền đều như điện, nước, cho thuê văn phòng.
Theo đó, kết quả kinh doanh của REE liên tục tăng trưởng cao: Nếu như năm 2000, lợi nhuận chỉ là 30,9 tỷ đồng, thì năm 2005 tăng lên 68 tỷ đồng; năm 2010 là 360,5 tỷ đồng; năm 2015 là 888.1 tỷ đồng và 9 tháng đầu năm 2019 ghi nhận 1.242,2 tỷ đồng.
Với SAM, lĩnh vực ban đầu là sản xuất cáp đồng cũng không còn tương lai phát triển, nên sau khi huy động được vốn giá rẻ trên thị trường chứng khoán, Công ty đã mở rộng sang lĩnh vực bất động sản và đầu tư tài chính. Tuy nhiên, sự chuyển hướng này không rõ nét nên cổ phiếu SAM mất dần sức hút.
Nhân vật chính đưa SAM lên sàn và thu được những thành công ban đầu phải kể đến ông ỗ Văn Trắc, nguyên Tổng giám đốc SAM.
Video đang HOT
Sau khi ông Trắc thoái vốn khỏi SAM và chuyển giao quyền điều hành cho nhóm cổ đông mới, SAM trải qua hai đời Tổng giám đốc, song đều chưa có thay đổi rõ nét, kết quả kinh doanh trồi sụt.
Nếu như năm 2000, SAM tạo ra 29,6 tỷ đồng lợi nhuận, và tăng trong năm 2005 lên 103,2 tỷ đồng và năm 2010 lên 118,4 tỷ đồng, thì tới năm 2015, giảm mạnh về 54,6 tỷ đồng và 9 tháng đầu năm là 30,8 tỷ đồng.
Tuy nhiên, điều đáng nói hơn là biên lợi nhuận ròng của SAM đã giảm từ mức 25,18% ở thời điểm niêm yết đầu tiên về con số hiện nay là 1,83%.
Tương tự, các chỉ tiêu sinh lời như ROA và ROE cũng ở mức rất thấp, lần lượt là 0,19% và 0,36%. iều này cho thấy vấn đề của SAM là sử dụng nguồn vốn không hiệu quả.
Kết quả kinh doanh đã phản ánh vào thị giá cổ phiếu, với xu hướng đi lên của REE và đi xuống của SAM trong một thời gian dài.
HAP và TMS
Hai doanh nghiệp niêm yết sớm tiếp theo là Công ty cổ phần Tập đoàn Hapaco (HAP) và Công ty cổ phần Trasimex (TMS).
HAP trước giai đoạn khủng hoảng kinh tế 2007 – 2008 là một trong những cổ phiếu lớn chi phối thị trường, nhưng sau khi chuyển đổi mô hình kinh doanh từ đơn thuần sản xuất giấy sang đa ngành, đầu tư dàn trải nhiều lĩnh vực như chứng khoán, bệnh viện…, kết quả kinh doanh bắt đầu đi xuống.
Cụ thể, lợi nhuận năm 2002 đạt 8,9 tỷ đồng; năm 2005 đạt 14,6 tỷ đồng; năm 2010 đạt 47,3 tỷ đồng, nhưng sang năm 2015 giảm về 35,4 tỷ đồng và 9 tháng đầu năm 2019 xuống mức 20,3 tỷ đồng.
Có thể thấy, kết quả kinh doanh đi xuống là một trong những nguyên nhân khiến giá cổ phiếu HAP liên tục phá đáy. Nếu như giai đoạn đầu cổ phiếu HAP giao dịch ở mức 25.000 đồng/cổ phiếu thì nay ở dưới 4.000 đồng/cổ phiếu.
Không giàn trải như HAP, kể từ thời điểm lên sàn, TMS tập trung vào lĩnh vực kinh doanh cốt lõi là logistic, giúp hoạt động kinh doanh tăng trưởng ổn định và quy mô doanh nghiệp gia tăng nhanh chóng.
Lợi nhuận năm 2003 đạt 11,8 tỷ đồng lợi nhuận, năm 2005 là 17,5 tỷ đồng, năm 2010 là 48,6 tỷ đồng, năm 2015 là 155,4 tỷ đồng và 9 tháng 2019 đạt 168 tỷ đồng. Về tài sản, nếu như năm 2003, TMS chỉ có 96,9 tỷ đồng, thì nay đã tăng lên 3.104,1 tỷ đồng.
LAF và BBC
Sau HAP và TMS, Công ty cổ phần Chế biến hàng xuất khẩu Long An (LAF) và Công ty cổ phần Bibica (BBC) là hai doanh nghiệp niêm yết tiếp theo.
Kết quả kinh doanh của LAF chỉ có dấu hiệu cải thiện trong giai đoạn đầu niêm yết, sau đó đi xuống kể từ năm 2010.
Cụ thể, lợi nhuận năm 2001 là 3 tỷ đồng, năm 2005 là 6,6 tỷ đồng, năm 2010 là 83,9 tỷ đồng, nhưng tới năm 2015 giảm về 24,4 tỷ đồng và 9 tháng đầu năm 2019 về mức 10,3 tỷ đồng.
áng chú ý, LAF ghi nhận lỗ tới 154 tỷ đồng trong năm 2012 và tiếp tục lỗ trong năm 2017 – 2018 là 5,7 tỷ đồng và 65,8 tỷ đồng.
Việc kinh doanh phụ thuộc vào giá điều thô, trong khi chính sách nhập khẩu điều không hợp lý, khiến cho kết quả kinh doanh liên tục sụt giảm.
Do liên tục lỗ những năm gần đây, nên tài sản của LAF không những không tăng, mà còn giảm so với giai đoạn mới niêm yết.
Với BBC, kết quả kinh doanh dần cải thiện kể từ khi lên sàn. Năm 2001, Công ty ghi nhận 5,8 tỷ đồng lợi nhuận và tăng dần trong các năm 2005 là 12,3 tỷ đồng, năm 2010 là 41,8 tỷ đồng, năm 2015 là 85,8 tỷ đồng, trước khi giảm trở lại trong 9 tháng đầu năm 2019 về mức 44,2 tỷ đồng.
Những năm gần đây, BBC gây chú ý trên thị trường do xuất hiện tranh chấp trong nội bộ doanh nghiệp giữa các nhóm cổ đông lớn là Lotte sở hữu 44,03% vốn và Công ty cổ phần Thực phẩm PAN sở hữu 50,07% vốn.
Nhiều ý kiến cho rằng, sự bất hòa này là một trong những nguyên nhân khiến kết quả kinh doanh của BBC giảm sút, ảnh hưởng tới thị giá cổ phiếu.
Ngoài ra, việc cổ phiếu chủ yếu nằm trong tay nhóm cổ đông lớn, dẫn đến lượng cổ phiếu lưu hành trên thị trường rất thấp, cũng là nguyên nhân khiến cổ phiếu BBC giảm sức hút.
Có thể thấy, một điểm chung của nhóm cổ phiếu tiên phong lên sàn là đều tận dụng khá tốt thị trường chứng khoán để huy động vốn cho doanh nghiệp.
Nhưng sau đó, đã có sự phân hóa rõ nét giữa các doanh nghiệp này khi có doanh nghiệp sử dụng hiệu quả nguồn vốn này để phát triển ngành cốt lõi, mũi nhọn như REE, TMS, BBC, qua đó duy trì hiệu quả kinh doanh, gia tăng quy mô tài sản, tiếp tục khẳng định thương hiệu đối với người tiêu dùng, góp phần giúp cổ phiếu doanh nghiệp tăng giá.
Ngược lại, có doanh nghiệp sử dụng không hiệu quả vốn huy động được khi đầu tư thiếu chiều sâu, đầu tư dàn trải trên nhiều ngành, lĩnh vực, dẫn đến hoạt động kinh doanh giảm sút, thậm chí thua lỗ, ảnh hưởng tiêu cực lên thị giá cổ phiếu.
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Xuất khẩu dệt may giảm tốc ở nhiều thị trường
Thông tin trên được đưa ra trong báo cáo nhận định mới nhất về ngành dệt may của Công ty chứng khoán VNDIREC.
Xuất khẩu dệt may đang sụt giảm tại nhiều thị trường. Ảnh: Nguyễn Huế
Theo VNDIREC, tăng trưởng xuất khẩu dệt may cả nước sụt giảm do sự giảm tốc ở các thị trường xuất khẩu chính. Cụ thể, giá trị xuất khẩu sang thị trường Mỹ tăng 8,7% trong tháng 9/2019, giảm 2,9 % so với cùng kỳ. Các thị trường EU và Nhật Bản cũng ghi nhận tăng trưởng chậm lại từ 11,4% và 24,2% trong tháng 9/2019 xuống chỉ còn 4,2% và 4,6% tháng 9/2019.
Mặc dù có sự phân hóa giữa kinh doanh giữa các doanh nghiệp, tuy nhiên các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nói chung đã ghi nhận kết quả kém khả quan về cả doanh thu và lợi nhuận trong tháng 9.
Kết quả kinh doanh tháng 9 mới nhất được công bố bởi các doanh nghiệp dệt may niêm yết cho thấy tổng doanh thu toàn ngành giảm 1,6%, lợi nhuận sau thuế giảm 13,8% so với cùng kỳ. Hơn một nửa các doanh nghiệp dệt may niêm yết lớn có mức tăng trưởng âm trong tháng 9 do số lượng và quy mô các đơn hàng giảm xuống do căng thẳng thương mại Mỹ - Trung và biên lợi nhuận gộp giảm.
Mặc dù có điểm sáng là đã giành thêm thị phần tại Mỹ trong bối cảnh căng thẳng thương mại. Thị phần của Việt Nam tại thị trường Mỹ đã tăng từ mức 7,2% về khối lượng xuất khẩu và 11,7% về giá trị xuất khẩu trong năm 2018 lên tương ứng 7,8% và 11,8% trong 8/2019, tuy nhiên, theo VNDIREC, khó khăn lại nhiều hơn lợi ích. Cả số lượng và quy mô các đơn hàng đều sụt giảm do những lo ngại của khách hàng về bất ổn trong chiến tranh thương mại Mỹ-Trung.
Giá trị xuất khẩu dệt may của cả nước đạt 24,6 tỷ USD trong tháng 9/2019, tăng 9,6% (thấp hơn mức tăng trưởng 16,5% tại thời điểm cùng kỳ năm 2018). Hầu hết các thị trường xuất khẩu của Việt Nam đều ghi nhận tăng trưởng chậm lại kể từ đầu năm nay.
Dù chịu ảnh hưởng bất lợi từ chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đang diễn ra trong ngắn hạn, tuy nhiên, theo đánh giá của VNDIREC ngành dệt may sẽ có triển vọng tích cực nhờ vào lợi ích đáng kể từ các FTA. Các điểm đến xuất khẩu đa dạng có thể giúp Việt Nam giảm phụ thuộc vào thị trường Mỹ, đặc biệt là khi Việt Nam giải quyết được nút thắt trong chuỗi giá trị.
Nguyễn Huế
Theo haiquanonline.com.vn
Nhiệt điện Phả Lại trả cổ tức, Genco 2 và REE bỏ túi hàng trăm tỷ đồng Với hơn 320,6 triệu cổ phiếu đang niêm yết và lưu hành, Nhiệt điện Phả Lại dự chi khoảng 480 tỷ đồng tạm ứng cổ tức. CTCP Nhiệt điện Phả Lại (HoSE: PPC) vừa thông qua quyết định về việc chi tạm ứng cổ tức năm 2019 bằng tiền cho cổ đông. Theo đó, dự kiến ngày 23/12 Công ty sẽ chốt danh...