Doanh nghiệp niêm yết có vốn nhà nước chi phối rơi vào thế kẹt
Những rối rắm trong mối quan hệ giữa ông chủ nhà nước với người đại diện tại các doanh nghiệp có vốn nhà nước không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp mà còn tác động tiêu cực tới quá trình cổ phần hóa, thoái vốn khu vực này.
Vướng mắc trong doanh nghiệp nhà nước thuộc về cơ chế khi duy trì một bộ máy cứng nhắc giám sát toàn bộ từ trên xuống dưới.
Nỗi khổ rơi vào thế kẹt
Nhiều doanh nghiệp lớn như Vinafood 2, Licogi đang bế tắc với hàng trăm nghìn tỷ đồng vốn nhà nước và của cổ đông bên ngoài bị mắc kẹt, mất dần mất mòn, là những điển hình nhãn tiền khiến các doanh nghiệp ngấp nghé tình cảnh tương tự mất ăn mất ngủ.
Dù đã được tái cơ cấu qua quá trình cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước với sự tham gia của yếu tố mới từ cổ đông bên ngoài, kỳ vọng tạo nên sự thay đổi cho doanh nghiệp, song những làn gió mới cũng không đủ lực để vượt lên được cơ chế cũ cứng nhắc với những rối rắm, phức tạp trong quản lý nhà nước tại doanh nghiệp.
Gần đây nhất, phương án giải cứu Vietnam Airlines khiến những người trong cuộc lúng túng bởi sự phức tạp của thủ tục xin ý kiến các cấp có thẩm quyền quản lý nhà nước.
Ông Nguyễn Đức Chi, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) khi còn trực tiếp chịu trách nhiệm triển khai kế hoạch giải cứu đặc biệt này lên tiếng rằng, nếu được phê duyệt thì SCIC có thể giải ngân từ 12.000 tỷ đồng trở lên, nhưng với điều kiện tiên quyết là chiến lược phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
“Hội đồng thành viên chỉ được phê duyệt dự án đầu tư tối đa là 80 tỷ đồng, trên mức đó phải trình cấp có thẩm quyền. Vấn đề thẩm quyền không sợ vướng mà chỉ sợ cấp có thẩm quyền không phê duyệt hoặc chậm phê duyệt”, ông Chi chỉ rõ vấn đề và cho rằng phải tránh tình trạng khi doanh nghiệp trình hỏi bộ này thì được trả lời là nên hỏi bộ kia, công văn cứ chạy lòng vòng hết bộ này sang bộ nọ và cuối cùng được trả lời là: thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Có vướng mắc thì doanh nghiệp mới hỏi, nhưng câu trả lời như vậy cho thấy cấp có thẩm quyền cũng lúng túng. Hệ lụy là cơ hội xuất hiện song doanh nghiệp không dám quyết định đầu tư, còn khi được phê duyệt nhưng cơ hội đã trôi qua thì doanh nghiệp không dám đầu tư nữa.
Mối lo cũ quay trở lại
Ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) băn khoăn với một mối lo khác, đó là viễn cảnh quay trở lại cung cách quản lý cũ trong hiện trạng của bộ máy quản trị và điều hành mới.
Vinatex sau 5 năm chuyển sang mô hình công ty cổ phần, chịu sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp, thì từ tháng 1/2021 sẽ trở lại là doanh nghiệp nhà nước theo quy định của Luật Doanh nghiệp mới (doanh nghiệp nhà nước bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết).
Sau cổ phần hóa, Nhà nước vẫn sở hữu chi phối nên thực tế hoạt động của Vinatex hầu như không thay đổi so với trước, tuy nhiên, với 48% vốn thuộc về các cổ đông bên ngoài, họ có quyền lợi và ý đồ chiến lược kinh doanh khác.
Video đang HOT
Trong bối cảnh này, dung hòa mối quan hệ giữa các cổ đông trong công ty cũng như các quy định đối với doanh nghiệp nhà nước và người đại diện vốn là vấn đề cấp thiết.
Đại diện Vinatex cho rằng, vướng mắc trong doanh nghiệp nhà nước thuộc về cơ chế khi duy trì một bộ máy cứng nhắc giám sát toàn bộ từ trên xuống dưới. Giải pháp gỡ vướng là ủy quyền, phân cấp.
Nếu không rõ được sự phân cấp này thì quá trình hoạt động của người được nhận ủy quyền tại doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.
Cái khó nhất là tạo dựng niềm tin của ông chủ và người đại diện vốn nhà nước bởi không thể loại bỏ hoàn toàn khoảng cách về tư duy và lợi ích giữa hai chủ thể này trong doanh nghiệp.
Tuy nhiên, cái khó nhất là tạo dựng niềm tin của ông chủ và người đại diện bởi không thể loại bỏ hoàn toàn khoảng cách về tư duy và lợi ích giữa hai chủ thể này trong doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, trong các doanh nghiệp có vốn nhà nước có những quyết định thông thường của hội đồng quản trị cũng phải trải qua một quy trình báo cáo rất dài, có thể dẫn tới hiệu ứng ngược.
Theo quy định tại Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất – kinh doanh tại doanh nghiệp, các việc thuộc về hội đồng quản trị/hội đồng thành viên thì người đại diện vốn phải xin ý kiến chủ sở hữu trước khi biểu quyết.
Trong khi đó, hội đồng quản trị/hội đồng thành viên thường muốn kiểm soát chặt chẽ hoạt động của cơ quan điều hành nên điều lệ của công ty ràng buộc rất nhiều nhiệm vụ thuộc về hội đồng quản trị/hội đồng thành viên, ít quyền hạn cho người điều hành và tổng giám đốc.
Thực tế cho thấy, thời gian xin ý kiến phê duyệt của các bộ, ngành rất lâu, thậm chí lên đến vài tháng, sau đó hội đồng quản trị/hội đồng thành viên mới có thể triệu tập các cổ đông để biểu quyết thông qua làm cơ sở ra nghị quyết cho cơ quan điều hành thực hiện.
“Các cổ đông khác không hiểu là người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp có quyền hạn, trách nhiệm, vai trò và chuyên môn của họ như thế nào mà thường phải đi xin ý kiến 1 – 2 tháng sau mới quay lại để họp lại lần nữa. Đứng về phương diện kinh doanh thì phương thức này không phù hợp với điều kiện của thị trường, ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp”, ông Trường nói.
Theo chuyên gia kinh tế Đinh Tuấn Minh, đối với doanh nghiệp cổ phần hóa, cần có cơ chế linh hoạt trao quyền cho người lãnh đạo để họ phát huy các ý tưởng sáo tạo làm lợi cho doanh nghiệp.
Tại nhiều nước phát triển trên thế giới, dù nhà nước chiếm cổ phần đa số nhưng không điều hành doanh nghiệp mà do tư nhân điều hành.
Chẳng hạn, Quỹ đầu tư Temasek của Chính phủ Singapore sở hữu cổ phần chi phối tại không ít doanh nghiệp, nhưng quyền điều hành thuộc về cổ đông nhỏ, cổ đông cá nhân.
“Nhà nước chỉ đóng vai trò như giới thiệu người nắm giữ vị trí điều hành để các cổ đông khác quyết định, chứ không cử người điều hành doanh nghiệp. Việt Nam nên tham khảo mô hình quản trị doanh nghiệp cổ phần có vốn nhà nước theo hướng như vậy”, ông Minh khuyến nghị.
Theo đó, tăng quyền cho tư nhân, cổ đông bên ngoài tham gia hội đồng quản trị và ban điều hành. Vốn nhà nước chỉ là khoản đầu tư vào doanh nghiệp, chứ không phải đầu tư và nắm quyền.
Đối với doanh nghiệp có vốn nhà nước chi phối, Nhà nước cũng chỉ nên đóng vai trò là một nhà đầu tư, một cổ đông bình thường, chứ không nắm quyền chi phối doanh nghiệp.
Những con tàu sắp đắm - Bài 1: Nhức nhối chuyện Vinafood 2, Licogi
Hàng chục, hàng trăm nghìn tỷ đồng vốn nhà nước, hàng chục nghìn tỷ đồng vốn của các nhà đầu tư tư nhân đang bị bào mòn, nằm lãng phí tại các doanh nghiệp cổ phần hóa hoạt động kém hiệu quả. Thực trạng này đòi hỏi những giải pháp mạnh tay.
Bài 1: Nhức nhối chuyện Vinafood 2, Licogi
Từng được kỳ vọng có sự đột phá sau cổ phần hóa, nhưng tình cảnh của Vinafood 2, Licogi... thậm chí còn thảm hại hơn xưa.
Vinafood 2, nỗi cay đắng của T&T Group
Nửa đầu năm nay, công ty mẹ - Tổng công ty Lương thực miền Nam - Vinafood 2 (mã VSF) đã báo lỗ sau thuế 160 tỷ đồng, gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2019.
Vinafood 2 là công ty sản xuất gạo lớn nhất cả nước, với mạng lưới 22 công ty con và công ty liên kết. Đây cũng là doanh nghiệp độc quyền trong xuất khẩu gạo, được hưởng nhiều ưu đãi của Chính phủ. Tuy nhiên, hiệu quả kinh doanh thấp, thua lỗ nặng đã trở thành câu chuyện kéo dài nhiều năm nay tại Tổng công ty. Lỗ lũy kế của doanh nghiệp tại thời điểm cuối tháng 6/2020 đã lên tới 2.188 tỷ đồng.
Không chỉ thua lỗ, Vinafood 2 cũng vướng nhiều ồn ào trong việc quản lý, sử dụng sai quy định và gây thất thoát tài sản Nhà nước với số tiền lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Những ngày cuối tháng 9 vừa qua, Tòa án Nhân dân TP.HCM đã đưa ra xét xử vụ án liên quan đến sai phạm nghiêm trọng của các cựu lãnh đạo Vinafood 2.
Còn nhớ, hồi đầu năm 2018, Tập đoàn T&T Group của doanh nhân Đỗ Quang Hiển (hay được gọi là bầu Hiền) đã trở thành cổ đông chiến lược của Vinafood 2 với tỷ lệ nắm giữ 25%.
Việc bầu Hiển bỏ ra hơn 1.200 tỷ đồng để đầu tư vào Vinafood 2 được đánh giá như "phao cứu sinh" cho Vinafood 2 lúc bấy giờ. Thị trường kỳ vọng với đầu óc nhạy bén của bầu Hiển, tiềm lực tài chính và hệ sinh thái đa ngành đang hoạt động có hiệu quả tại T&T Group sẽ giúp giải quyết triệt để các vấn đề đang tồn tại ở Tổng công ty và vực dậy thành công thương hiệu này.
Vậy nhưng, những di chứng trước cổ phần hóa và tình trạng "bình mới, r ợu cũ" trong quản trị doanh nghiệp, cơ chế bó cứng ở Vinafood 2 đã khiến nhà đầu tư chiến lược bất lực nhìn tài sản của mình cũng như tài sản của Nhà nước ở Công ty này ngày một bị bào mòn.
Ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính cho rằng, việc cổ phần hóa phải mang đến sự thay đổi toàn bộ về lượng và chất, thực sự là "bình mới, ợu mới" thì mới đem lại hiệu quả. Nhưng ở Vinafood 2, suốt 2 năm sau cổ phần hóa, bộ máy quản trị vẫn là những con người cũ, lối điều hành cũ, mang dấu ấn đậm nét của sự thờ ơ, lừng khừng, "cha chung không ai khóc". Sở hữu hơn 25% vốn, T&T Group chỉ có 2 ghế trên tổng số 5 ghế trong Hội đồng quản trị nên tiếng nói hầu như không có trọng lượng gì.
Chính vì vậy, mặc dù cổ phần hóa đã được 2 năm nhưng Vinafood 2 vẫn đang trong tình trạng: "Trước IPO có sao, thì sau IPO, Vinafood 2 vẫn dùng vậy".
Đó là chưa nói tới, do những hệ lụy của giai đoạn trước cổ phần hóa khiến cho gần 2 năm kể từ thời điểm Vinafood 2 IPO thành công, các thủ tục quyết toán vốn nhà nước, bàn giao sang công ty cổ phần vẫn chưa được hoàn tất. Điều này dẫn đến Vinafood 2 hoạt động trong trạng thái cầm chừng với nguồn vốn thiếu hụt, bị động trong việc thu mua và dự trữ lúa gạo.
Tính đến cuối năm 2019, giá trị tồn kho của doanh nghiệp này chỉ đạt khoảng 727 tỷ đồng, con số thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây. Do đó, khi dịch bệnh Covid-19 xảy ra, giá nguyên liệu lúa gạo trong nước tăng khoảng 25%, Vinafood 2 không còn lãi trong nhiều hợp đồng cố định giá đã ký với khách hàng trước đó.
Sự trì trệ, kém năng động đã khiến tổng công ty này rơi vào cảnh tụt hậu so với các doanh nghiệp cùng ngành. Từ trước 2018, thị trường chính của Vinafood 2 là các hợp đồng tập trung, hợp đồng Chính phủ. Khi chuyển sang thị trường thương mại, không thích ứng kịp, Tổng công ty hầu như không thể tìm kiếm được khách hàng mới. Vinafood 2 trượt dài trong tình trạng thua lỗ.
Licogi chỉ còn "vang bóng một thời"
Cổ phần hóa từ năm 2015, với sự tham gia của nhà đầu tư chiến lược là Công ty cổ phần Bất động sản Khu Đông và sau đó là Bất động sản Gia Cường, hai doanh nghiệp có liên quan đến Tập đoàn MIK Group, những tưởng Tổng công ty Licogi (mã LIC) sẽ có bước đột phá. Tuy vậy, bức tranh tài chính - kinh doanh của Licogi ngày càng kém khả quan.
Hai quý đầu năm 2020, Licogi lỗ 33 tỷ đồng, tổng nợ phải trả trên báo cáo tài chính hợp nhất đến cuối quý II là 3.972 tỷ đồng, gấp 10 lần vốn chủ sở hữu và chiếm 90% tổng nguồn vốn. Trong đó, có 3.449 tỷ đồng nợ vay ngắn hạn.
Báo cáo kiểm toán của AASC vào cuối năm 2019 đã nhấn mạnh việc tồn tại yếu tố không chắc chắn về khả năng hoạt động liên tục của Licogi khi tính đến 31/12/2019, nợ ngắn hạn của Tổng công ty đã vượt tài sản ngắn hạn 1.371 tỷ đồng, lỗ luỹ kế chiếm 65,87% vốn điều lệ.
Việc duy trì sử dụng nợ vay quá lớn, gấp khoảng 10 lần vốn chủ sở hữu (so với trung bình ngành 4 lần) đã đè nặng lên khả năng chi trả lãi vay của Tổng công ty và ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh. Kinh doanh thua lỗ, tài chính mất cân đối khiến hồ sơ năng lực giảm điểm, gây khó khăn cho Licogi khi đấu thầu để tìm kiếm việc làm cũng như thiếu vốn để đầu tư cho dự án mới. Doanh nghiệp ngày càng khó khăn trong vòng luẩn quẩn không lối thoát.
Phương án tái cấu trúc nguồn vốn, "chìa khóa" giúp Licogi thoát lầy hiện đi vào ngõ cụt. Nếu tăng cường vay nợ, chẳng những sẽ làm tăng thêm hệ số vay nợ (vốn đã rất lớn) tương ứng càng làm tăng rủi ro thanh khoản, mà tìm kiếm được đối tác cho vay cũng chẳng dễ dàng. Đồng thời, Tổng công ty cũng sẽ phải chịu lãi suất cao hơn để bù đắp cho rủi ro mà bên cho vay phải nhận, tương ứng làm tăng thêm gánh nặng chi phí lãi vay.
Còn với phương án tăng vốn cổ phần, do Licogi nằm trong danh sách doanh nghiệp nhà nước sẽ thoái vốn nên Nhà nước sẽ không bỏ thêm vốn vào doanh nghiệp, đồng nghĩa với việc phủ quyết nếu Hội đồng quản trị đưa ra.
Thế "tam mã" trong cơ cấu cổ đông, với Bộ Xây dựng (nay là Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước - SCIC) sở hữu 40,71%, Bất động sản Khu Đông và Bất động sản Gia Cường sở hữu lần lượt 35% và 19,24%, theo nhận xét của một nhân sự từng tham gia Ban Kiểm soát Tổng công ty, gần như không thay đổi được cục diện ở doanh nghiệp.
Các quyết định liên quan đến kinh doanh, tài chính hầu như đều rơi vào bế tắc do không có sự đồng thuận. Cơ hội kinh doanh cứ trôi qua nhanh bởi cổ đông nhà nước thường cho ý kiến rất chậm trễ. Đáng chú ý là hơn 3 ha Khu đô thị Thịnh Liệt rơi vào cảnh bê trễ, phơi nắng, phơi sương cả thập kỷ nay.
Hình bóng một tổng công ty hàng đầu về nền móng công trình ngầm với gần 60 năm lịch sử hoạt động đang dần khuất dạng trên thị trường.
Cổ phần hóa ở Vinafood 2, Licogi và nhiều doanh nghiệp tương tự đang đứng trước nguy cơ thất bại.
Hỗ trợ doanh nghiệp hàng không: Điều cần làm trước Trước những đề xuất về chính sách đặc thù của Bộ KH-ĐT nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp hàng không vượt qua khó khăn do đại dịch Covid-19, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính) cho rằng, ngoài biện pháp Nhà nước đứng ra bảo lãnh cho các doanh nghiệp hàng không vay 11.000 tỷ như đề xuất của Bộ KH-ĐT, vẫn...