Doanh nghiệp nhỏ và vừa thiếu các điều kiện tiếp cận vốn
Nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa tạo dựng được sự tin tưởng cho đối tác ngân hàng về tình hình tài chính và khả năng tạo dòng tiền.
“Tín nhiệm tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam và điều kiện tiếp cận vốn ngân hàng” là chủ đề hội thảo được tổ chức sáng nay tại Hà Nội. Hội thảo do Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tổ chức với sự tham gia của nhiều bộ, ban, ngành, các chuyên gia kinh tế và đông đảo doanh nghiệp.
Theo thống kê, số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện sử dụng 51% lao động toàn xã hội, đóng góp mỗi năm cho đất nước hơn 40% GDP…Tuy nhiên hiện nay phần lớn các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang rất yếu về năng lực tín nhiệm tín dụng và sức cạnh tranh.
Theo đó, tổng nguồn vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp giai đoạn 2010-2015 chỉ tương đương khoảng 36-38% tổng nguồn vốn của toàn bộ khối doanh nghiệp trong nước, nghĩa là chỉ không đầy 3% số doanh nghiệp có quy mô vốn tự có. Điều này cho thấy nghịch lý và những thách thức rất lớn đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay.
Hội thảo “Tín nhiệm tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam và điều kiện tiếp cận vốn ngân hàng”.
Video đang HOT
Theo đại diện của nhiều ngân hàng, thực tế nợ xấu của ngân hàng đối với các khoản tín dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừa là rất thấp. Tuy nhiên các doanh nghiệp này lại đang thiếu các điều kiện đảm bảo tín dụng cho mình, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa tạo dựng được sự tin tưởng cho đối tác ngân hàng về tình hình tài chính và khả năng tạo dòng tiền. Trong khi ngân hàng không thiếu vốn nhưng lại thiếu niềm tin vào doanh nghiệp trong quan hệ tín dụng.
Để tháo gỡ những khó khăn này, các phát biểu tại hội thảo cho rằng, Nhà nước cần chuẩn hóa các tiêu chí tiếp cận nguồn vốn, hoàn thiện cơ chế bảo lãnh vay vốn, cải thiện môi trường pháp lý để tạo điều kiện thuận lợi đối với thủ tục thế chấp. Tăng cường hơn nữa các chính sách trợ giúp đối với doanh nghiệp, ngoài hỗ trợ về lãi suất thì cần ưu đãi về thuế, đất đai…
Các tổ chức tín dụng cần chủ động mở rộng tín dụng cho các doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng nhằm khai thác tối đa nguồn lực trong sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên các doanh nghiệp cần công khai tính minh bạch trong hóa đơn, chứng từ, minh bạch về tài chính, chứng minh được hiệu quả nguồn vốn trong kinh doanh nhằm tạo lòng tin cho các ngân hàng khi vay vốn.
Theo_VOV
ANZ: Chỉ số niềm tin người tiêu dùng tăng trong tháng 9
Cập nhật chỉ số niềm tin tiêu dùng Việt Nam ANZ-Roy Morgan vừa công bố cho biết, đã tăng 1,6 điểm lên 135,3 điểm trong tháng 9 và cao hơn 0,3 điểm so với cùng kỳ tháng 9 năm trước (Tháng 9/2014: 135 điểm).
Số hộ gia đình cho rằng tình hình tài chính của họ hiện tại tốt hơn năm ngoái, và kỳ vọng sẽ tốt hơn trong vòng 1 năm tới đang giảm (Ảnh Internet)
Theo ANZ, chỉ số niềm tin tiêu dùng trong tháng này đạt mức tăng nhẹ bởi sự lạc quan của người tiêu dùng về triển vọng nền kinh tế trong năm tới và 5 năm kế tiếp đều gia tăng.
Cụ thể, xét về tình hình tài chính cá nhân, 29% người tiêu dùng Việt Nam (giảm 2% so với tháng 8) cho rằng tình hình tài chính gia đình họ hiện tại "tốt hơn" năm ngoái, mức thấp nhất cho chỉ số này kể từ tháng 11 năm 2014. Ngược lại, 22% (không thay đổi) người tiêu dùng cho biết tình hình tài chính gia đình họ "xấu hơn".
Bên cạnh đó, 55% người tiêu dùng (giảm 3% so với tháng 8) kỳ vọng rằng tình hình tài chính gia đình họ sẽ "tốt hơn" vào thời điểm này năm tới, đây là mức thấp nhất cho chỉ số này kể từ tháng 1/2015. Tuy nhiên, chỉ 6% (không thay đổi) người tiêu dùng dự đoán tình hình tài chính gia đình họ sẽ "xấu hơn".
Thêm vào đó, 50% người tiêu dùng (tăng 4% so với tháng 8) cho rằng tình hình tài chính Việt Nam sẽ ở "trạng thái tốt" trong vòng 12 tháng tới. Ngược lại, 12% (không thay đổi) người tiêu dùng dự đoán rằng tình hình tài chính Việt Nam sẽ ở "trạng thái xấu".
Đặc biệt, trong vòng 5 năm tới, 61% người tiêu dùng Việt Nam (tăng 6% so với tháng 8) kỳ vọng rằng tình hình tài chính Việt Nam sẽ ở "trạng thái tốt" trong 5 năm tới so với chỉ 7% (không thay đổi) người tiêu dùng Việt Nam dự đoán rằng tình hình kinh tế sẽ ở "trạng thái xấu".
Cuối cùng, 41% người tiêu dùng (tăng 1% so với tháng 8) cho rằng "đây là thời điểm tốt" để mua các vật dụng chính trong gia đình so với 12% (giảm 2%) người tiêu dùng Việt Nam cho rằng "đây là thời điểm xấu" để mua các vật dụng này.
Ông Glenn Maguire, Chuyên gia Kinh tế trưởng khu vực Nam Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương của ANZ nhận định, Việt Nam tiếp tục khẳng định sự bình ổn đáng kể của mình khi là nền kinh tế duy nhất ở châu Á không có ghi nhận tăng trưởng âm về xuất khẩu và nhập khẩu. Việt Nam đã mạnh mẽ thoát khỏi sự suy thoái kinh tế trong khu vực. Tuy nhiên, các động lực kinh tế của Việt Nam sẽ không tránh khỏi ảnh hưởng của một môi trường thương mại toàn cầu đang suy yếu, và chỉ số niềm tin tiêu dùng tháng 9 này cho thấy những tín hiệu đầu tiên về sự thận trọng của người tiêu dùng trong nước.
Có một sự khác biệt rõ ràng, theo chuyên gia kinh tế ANZ giữa đánh giá tình hình tài chính cá nhân trong ngắn hạn và đánh giá về triển vọng nền kinh tế từ trung hạn đến dài hạn. Đáng chú ý là số hộ gia đình cho rằng tình hình tài chính của họ hiện tại tốt hơn năm ngoái, và kỳ vọng sẽ tốt hơn trong vòng 1 năm tới đang giảm. Tuy nhiên, trong khi niềm tin của người tiêu dùng vào tình hình tài chính cá nhân đang suy giảm, thì niềm tin vào triển vọng nền kinh tế Việt Nam từ trung hạn đến dài hạn lại tăng khá mạnh mẽ.
"Chúng tôi cho rằng khả năng niềm tin người tiêu dùng ở Việt Nam sẽ sụt giảm mạnh là không có. Với dòng vốn đầu tư FDI mạnh mẽ trong những năm vừa qua tác động tích cực lên hoạt động thương mại của Việt Nam trong những tháng sắp tới, chúng tôi kỳ vọng cao về khả năng phục hồi của Việt Nam", ông Glenn Maguire nhấn mạnh.
Nhuệ Mẫn
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Xây dựng chuẩn nghèo mới không chỉ dựa vào thu nhập Chuẩn nghèo còn bao gồm mức độ tiếp cận các dịch vụ cơ bản như tiếp cận về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch - vệ sinh và tiếp cận thông tin. Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt đề án tổng thể "Chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều áp dụng cho...