Doanh nghiệp nhỏ và vừa có cơ hội tiếp cận nguồn vốn chi phí thấp
Ngày 6/12, tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam ( BIDV) và Quỹ Phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa đã thực hiện Lễ ký kết hợp đồng khung về cho vay gián tiếp, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tại Việt Nam tiếp cận nguồn vốn với chi phí thấp hàng đầu thị trường.
BIDV là ngân hàng đầu tiên được Quỹ Phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa lựa chọn triển khai chương trình này.
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Quỹ Phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện Lễ ký kết hợp đồng khung
Cụ thể, với nguồn vốn hỗ trợ từ Quỹ Phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa, các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam có cơ hội rất lớn để tiếp cận nguồn vốn chi phí thấp: Với các khoản vay trung dài hạn, lãi suất cho vay chỉ 6%/năm cố định trong suốt thời gian vay, lên đến 7 năm.
Nguồn vốn này tập trung hướng đến đối tượng doanh nghiệp nhỏ và vừa trong các lĩnh vực được chú trọng như: Khởi nghiệp sáng tạo, liên kết ngành, chuỗi giá trị. Đây là một sự hỗ trợ tài chính lớn từ Chính phủ, giúp các doanh nghiệp hiện thực hóa các ý tưởng, mở rộng cơ sở sản xuất kinh doanh.
Với cơ chế hỗ trợ lãi suất thấp hơn trước đây, sự hợp tác giữa BIDV và Quỹ Phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa hứa hẹn sẽ có hiệu quả vượt bậc, mang lại đà phát triển mạnh mẽ cho doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng, hướng tới mục tiêu cộng đồng 1 triệu doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới như mục tiêu Chính phủ đề ra.
Với việc Quỹ Phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa chính thức triển khai hỗ trợ nguồn vốn từ năm 2016, lần đầu tiên tại Việt Nam có một Quỹ hỗ trợ nguồn vốn trung dài hạn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa với lãi suất cho vay thấp, cố định trong toàn thời gian vay.
BIDV hiện là ngân hàng triển khai tốt nhất nguồn vốn hỗ trợ của Quỹ với thị phần giải ngân chiếm đến 55% số vốn đã giải ngân của Quỹ. Các khoản vay, dự án do BIDV giải ngân đều có chất lượng tín dụng tốt, được cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa ghi nhận, tạo đà phát triển cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong các năm qua.
Tính đến hết Quý III/2019, BIDV đã thiết lập quan hệ với 285.000 khách hàng SME, quy mô dư nợ khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt 285.000 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 40% dư nợ của BIDV.
Những nỗ lực và sáng tạo của BIDV đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa đã được nhiều đơn vị/tổ chức quốc tế ghi nhận, bình chọn là ngân hàng phục vụ khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tốt nhất Việt Nam.
Video đang HOT
B.D
Theo laodongthudo.vn
6 nguồn vốn các doanh nghiệp cần lưu tâm
Đó là ý kiến của TS Cấn Văn Lực - Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tại Diễn đàn kinh tế 2020 tổ chức chiều 5/12.
Tại diễn đàn, Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) thông tin, dù xếp hạng của Ngân hàng thế giới cho thấy Việt Nam đã tăng 5 bậc về thể chế từ 94 lên 89 nhưng với xếp hạng 89/140 vẫn còn nhiều việc phải làm liên quan đến thể chế.
TS Cấn Văn Lực - Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)
Bên cạnh đó, vấn đề thực thi của Việt Nam rất bất cập. "Có những Nghị định, thông tư biết chắc rằng chưa tốt cho doanh nghiệp nhưng khoảng 1 năm mới chịu sửa đổi như Nghị định 20 liên quan đến trần chi phi lãi vay chỉ khi Thủ tướng và Phó thủ tướng đích thân chỉ đạo mới có sự chuyển biến", ông Lực dẫn chứng.
Với chủ đề về hướng dòng vốn năm vừa qua và dự báo cho năm 2020, ông Lực cho biết, năm nay mức độ tăng trưởng của nền kinh tế 7% là khả thi và các dự báo cho năm tới sẽ ở mức tối đa là 6,8%. GPI năm nay sẽ ở mức khoảng 3% và năm tới khoảng 3,5%.
Về bài toán dòng vốn, theo TS Cấn Văn Lực, doanh nghiệp đang có ít nhất 6 dòng vốn khác nhau.
Một là tiền ngân sách. Theo ông Lực, ngân sách giúp doanh nghiệp thông qua các quỹ như quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, quỹ bảo lãnh tính dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa cùng một số quỹ khác.
Nguồn vốn thứ hai vô cùng quan trọng là vốn từ đối tác. Trong tài chính, ông Lực cho rằng, cần tận dụng tối đa số ngày đối tác cho chịu.
Thứ ba là nguồn vốn nước ngoài. Các quỹ đầu tư nước ngoài hiện rất quan tâm đến doanh nghiệp việt Nam. Có những doanh nghiệp huy động vốn tốt, từ 1 đến 3 triệu USD. Đây cũng là nguồn vốn khả thi và quan trọng với doanh nghiệp khởi nghiệp.
Nguồn vốn thứ tư là tín dụng và bảo lãnh.
Nguồn vốn thứ năm là huy động từ thị trường vốn. Đây cũng là nguồn vốn cực kỳ quan trọng, nhất là thị trường cổ phiếu và trái phiếu. Hiện nay doanh nghiệp Việt chưa quan tâm đến kênh này.
Cuối cùng là vốn tự có và vốn dóng góp. "Đây là 6 nguồn vốn các doanh nghiệp cần lưu tâm hơn". - ông Lực lưu ý.
Liên quan đến một công cụ ít được nhắc đến là cho thuê tài chính cực kỳ quan trọng với doanh nghiệp Việt Nam. Ông Lực cũng kỳ vọng, doanh nghiệp quan tâm hơn, hiện nay có 12 công ty cho thuê tài chính tại Việt Nam.
Về thực trạng dòng vốn của doanh nghiệp hiện nay, theo ông Lực, vốn tự có mỗi ngày một bé đi so với tổng nguồn vốn. Điều đó chứng tỏ nhu cầu huy động vốn tự có rất quan trọng trong thời gian tới. Phát hành cổ phiếu, trái phiếu cũng là những kênh đáng phải bàn. Bình quân giai đoạn 2011-2015 dòng vốn chủ sở hữu chiếm khoảng 32% tổng nguồn vốn thì cuối năm ngoái chiếm khoảng 28% và cuối năm nay sẽ không cao hơn mức 27%.
Dòng vốn tín dụng về mặt quy mô đã khá lớn khi ở mức 133% GDP, đây là mức thế giới cảnh báo tương đối lớn so với thu nhập thu nhập bình quân đầu người và mức độ phát triển của Việt Nam. Năm nay mức tăng trưởng tín dụng dự báo tăng khoảng 13% và tăng mức 12% trong năm sau.
Mức này không phải là khó khăn với doanh nghiệp Việt. Khi so sánh với khu vực, kể cả Việt Nam tăng trưởng 10% nhưng tín dụng đã tăng trưởng cao nhất trong khu vực ASEAN. Các nước trong ASEAN cũng đang kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng từ 4-6%. Do đó, mức tăng 12% là tương đối cao trong bối cảnh vốn liếng ngân hàng đang khó khăn thì điều này cũng là bất cập.
Về cấu trúc tín dụng đổ vào lĩnh vực nào nhiều nhất trong thời gian vừa qua, số liệu của Ngân hàng Nhà nước cho thấy dòng vốn dịch chuyển nhiều hơn vào lĩnh vực dịch vụ, sản xuất đang thu hẹp dần do nhiều doanh nghiệp FDI đổ vào lĩnh vực này dẫn đến nhu cầu vốn tín dụng giảm hơn so với trước đây.
Về tiếp cận vốn doanh nghiệp nhỏ và vừa, năm 2018, theo TS Cấn Văn Lực, Việt Nam ở mức 22% là mức không hề thấp khi so với các nước có số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa lớn như Hàn Quốc, Trung Quốc...
Theo ông Lực, nguyên nhân doanh nghiệp chưa tiếp cận được vốn được cho là từ hai phía. Về phía các định chế tài chính, do sự phối hợp chưa tốt giữa Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng hay một số định chế đang trong quá trình tái cơ cấu, thay đổichiến lược hoạt động.
Từ phía các doanh nghiệp, do trình độ quản lý còn yếu kém, công nghệ lạc hậu; thiếu chiến lược kinh doanh, phương án kinh doanh chưa khả thi; thiếu tài sản đảm bảo; thông tin thiếu minh bạch, thiếu tin cậy, khó đánh giá... Cũng như một số doanh nghiệp không có nhu cầu vay vốn
Do đó, ông Lực để xuất giải pháp, từ phía chính phủ, bộ ngành, Ngân hàng nhà nước cần triển khai hiệu quả, đồng bộ Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng như các chính sách hỗ trợ đã ban hành. Đồng thời đẩy mạnh hoạt động của Quỹ bảo lãnh doanh nghiệp trong việc phối hợp tốt hơn giữa Quỹ, TCTD, Hiệp hội, chính quyền địa phương....; và Quỹ phát triển DNNVV theo mô hình mới.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà Nước cần cân nnhắc về cơ chế trần lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp. Phát triển cân bằng thị trường tài chính (nhất là thị trường cổ phiếu, trái phiếu, tài chính vi mô, quỹ đầu tư...) nhằm giảm phụ thuộc vốn ngân hàng và tăng nguồn vốn dài hạn.
Tiếp tục quyết liệt cải thiện môi trường kinh doanh-đầu tư (nhất là thủ tục thuế, hải quan, cấp phép, phá sản DN, kết cấu hạ tầng, logistics, hỗ trợ tiếp cận CMCN 4.0... Phát triển tài chính số, ngân hàng số; qua đó tăng khả năng tiếp cận vốn; Tăng cường hợp tác quốc tế
Đối với doanh nghiệp, cần minh bạch hoạt động và báo cáo tài chính; thiện chí hợp tác, phối hợp với định chế tài chính trong cung cấp thông tin, cơ cấu lại nợ và xây dựng phương án kinh doanh phù hợp.
Đồng thời, chủ động tăng hiểu biết về tài chính-tín dụng, bảo lãnh và các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và tăng cường liên kết (ngang và dọc) cùng chia sẻ khó khăn, cơ hội; chủ động, quyết liệt tham gia chuỗi giá trị. Kết hợp nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp và quản lý rủi ro bài bản hơn; xây dựng và thực thi chiến lược "Kinh doanh số".
Tại Việt Nam đang có nhiều nguồn vốn đa dạng cho doanh nghiệp, tuy nhiên, tiếp cận vốn và đất đai vẫn còn khó khăn đối với doanh nghiệp trên thế giới và tại Việt Nam. Mặc dù đã có nhiều chính sách, giải pháp của Nhà nước, NHNN, bộ-ngành, Hiệp hội và các định chế tài chính hướng đến doanh nghiệp, nhưng cần mạnh mẽ, thiết thực và hiệu quả hơn nữa.
Bản thân các doanh nghiệp cũng cần thay đổi tư duy, quản trị điều hành và văn hóa kinh doanh minh bạch và chuẩn mực.
Nhóm PV
Theo enternews.vn
Tăng vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Đây là chủ trương của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đưa ra trong cuộc tọa đàm về các giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, diễn ra ngày 27-11. Lãi suất cho vay xuống 5,5% Với 196.689 khách hàng còn dư nợ, tổng số vốn mà ngành ngân hàng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) vay...