Doanh nghiệp nhỏ và vừa có chính sách nhưng không vận dụng được
Nhiều Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp của Chính phủ chưa được doanh nghiệp nhỏ và vừa khai thác một cách hiệu quả.
Ngày 6/1, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức hội thảo tham vấn, lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2016-2020.
Hiện doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp 31% tổng số thu ngân sách và chiếm tỷ trọng 35% vốn đầu tư của cộng đồng doanh nghiệp nói chung; thu hút hơn 5 triệu việc làm và đóng góp gần 50% vào tốc độ tăng trưởng kinh tế quốc gia hàng năm.
Tại hội thảo, đa số các đại biểu cho rằng, trong 5 năm qua, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vẫn chưa đáp ứng hết mong muốn của doanh nghiệp. Nhiều chính sách mới dừng lại ở nội dung “khuyến khích”, thiếu sự liên kết giữa các bộ, ngành và một số địa phương chưa quan tâm thỏa đáng tới mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển. Trong khi đó, các doanh nghiệp này cũng thiếu vốn, mặt bằng sản xuất, thiếu thông tin thị trường trong và ngoài nước…
Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vẫn chưa đáp ứng hết mong muốn của doanh nghiệp. (Ảnh minh họa: KT)
PGS.TS. Nguyễn Mạnh Quân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển doanh nghiệp, Trường Đại học Kinh Doanh và Công nghệ Hà Nội cho biết, Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp của Chính phủ chưa được doanh nghiệp nhỏ và vừa khai thác một cách hiệu quả.
Video đang HOT
“Chính sách ban hành rất nhiều nhưng doanh nghiệp nhỏ và vừa dường như vẫn chỉ thấy đấy là hành lang, là khuôn khổ để mình có thể đi trên con đường đó một cách thuận lợi, nhưng liệu hành lang đó có phù hợp hay không lại là việc khác. Cần phải chuyển hóa tất cả những chính sách, nguồn lực, giải pháp thành những giải pháp thật cụ thể để doanh nghiệp có thể áp dụng, vận dụng được”, PGS.TS. Nguyễn Mạnh Quân cho biết.
Theo Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), dự báo trong giai đoạn 2016-2020, cả nước sẽ có thêm 450.000 doanh nghiệp đăng ký hoạt động, đưa số doanh nghiệp hoạt động tại thời điểm năm 2020 lên con số 750.000 đơn vị. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ đáp ứng 50% nhu cầu việc làm của xã hội.
Ông Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam kiến nghị, các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp cần tập trung thúc đẩy, tạo điều kiện về chính sách và tài chính theo hướng đồng bộ, kịp thời và đúng mục đích để doanh nghiệp được thụ hưởng.
Theo ông Nam, tất cả chính sách liên quan đến doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thống nhất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, từ đó tạo nên quy trình chuẩn và có trọng điểm. Các hiệp hội, các tổ chức đại diện của doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia thực hiện các chính sách hỗ trợ, các địa phương cũng phải tham gia. Về mặt nguồn lực hỗ trợ, không nên hỗ trợ nhỏ giọt theo cách chia chặn từng năm, điều đó sẽ không tạo ra được sự biến chuyển.
“Chính sách phải phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp nhỏ và vừa, không nên dập khuôn mà cần xây dựng chính sách, chương trình, dự án phải theo nhu cầu của doanh nghiệp, đặt vấn đề cầu của doanh nghiệp là trên hết, từ đó mới làm chính sách cho phù hợp”, ông Nam chỉ rõ./.
Theo_VOV
Thủ tướng: Phải tự huy động nguồn lực đầu tư cho giao thông
Thủ tướng cho rằng hạ tầng giao thông khó có thể đồng bộ khi địa phương vẫn còn trông chờ quá nhiều vào nguồn Ngân sách Trung ương.
Trong giai đoạn 2011-2015, Bộ GTVT đã tiến hành xây dựng mới 15.474 cây cầu và cứng hóa được 220.246 km/492.982 km đường giao thông nông thôn. Bộ cũng đã trình Thủ tướng Chính phủ Đề án xây dựng cầu dân sinh đảm bảo ATGT cho vùng dân tộc thiểu số, với mục tiêu xây dựng 4.145 cầu dân sinh tại 50 tỉnh, thành phố. Đến nay, Bộ GTVT đã triển khai và hoàn thành 187 cầu treo dân sinh trên phạm vi 29 tỉnh phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên từ nguồn vốn NSNN.
Mặc dù đánh giá cao kết quả đã đạt được của Bộ GTVT trong phát triển hạ tầng giao thông nói chung và giao thông nông thôn nói riêng, nhưng Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng chưa hài lòng khi nhận xét: "Đi nhiều nơi tôi vẫn thấy còn tình trạng đò ngang đưa các cháu học sinh đi học rất khổ sở, nhất là trời mưa gió đi đò ngang là vô cùng nguy hiểm. Bây giờ địa phương chỉ cần đầu tư xây dựng cây cầu nhỏ thôi, sau đó tiến hành thu phí hoàn vốn để giúp các cháu học sinh và nhân dân có đường đi an toàn. Một cây cầu nhỏ đâu phải quá khó khăn mà phải để học sinh và nhân dân phải đi phà, đi đò?".
Hạ tầng giao thông chưa thực sự đồng bộ khiến nhiều nơi còn đò ngang qua sông khiến Thủ tướng chưa hài lòng. (Ảnh: Báo Lao động)
Phê bình các địa phương thiếu tính chủ động trong việc thu hút, huy động các nguồn lực đầu tư cho phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, trong đó có hạ tầng giao thông, Thủ tướng Chính phủ cho rằng, các địa phương hoàn toàn có thể đề xuất với HĐND thông qua để tiến hành xây dựng cầu cũng như bàn tính thu phí hoàn vốn xây dựng cầu.
"Những dự án, công trình lớn tất nhiên chúng ta phải làm, nhưng với những công trình cầu nhỏ như thế mà nhiều địa phương vẫn còn phải trông chờ vào nguồn Ngân sách Nhà nước. Ngân sách Trung ương giờ phân bổ theo giai đoạn 5 năm, ngân sách có bao nhiêu địa phương đã rõ, ngành giao thông trong 5 năm bao nhiêu cũng đã có cơ cấu rõ ràng. Cho nên, tình trạng nhiều địa phương cứ nhìn vào "cái túi của Trung ương" để cắp cặp ra Hà Nội xin là nên chấm dứt", Thủ tướng thẳng thắn nói.
Cho rằng việc thu hút mạnh các thành phần kinh tế, kể cả các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông là mục tiêu đúng đắn và cấp thiết trong giai đoạn hiện nay, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng biểu dương ngành GTVT trong những năm qua đã huy động nhiều nguồn lực nhất ngoài NSNN để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông.
Trong bối cảnh NSNN còn hạn hẹp, việc phát hành trái phiếu cũng phải trong chừng mực nhất định, không thể vượt ngưỡng an toàn của nợ công. Thủ tướng nhận định, muốn xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng ngày càng hiện đại, để trở thành một nước công nghiệp, không còn cách nào khác chúng ta phải huy động nguồn lực trong xã hội, trong nước và ngoài nước vào đầu tư.
"Muốn huy động được nguồn lực xã hội thì phải có cơ chế chính sách, nhà đầu tư thấy có hiệu quả mới làm được. Ngay ở trong nước, nguồn lực trong nhân dân, trong doanh nghiệp còn rất lớn, do đó phải có chính sách tạo thuận lợi. Huy động nguồn lực không phải bằng lời hứa suông hay nghị quyết phải bằng luật pháp và cơ chế chính sách để tập trung huy động nguồn lực ngoài xã hội đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, thông qua từng dự án cụ thể từ Trung ương tới cấp huyện, xã", Thủ tướng chỉ rõ.
Cụ thể hơn về vấn đề này, Thủ tướng cho rằng, cơ chế chính sách cần phải đi vào từng dự án cụ thể. Mặc dù đã có cơ chế chính sách hung, nhưng khi phê duyệt từng dự án theo phân cấp vẫn cần có những chính sách cụ thể như hỗ trợ GPMB, chính sách tạo điều kiện cho nhà đầu tư thì mới thành công.
"Từ Bộ GTVT cho đến Sở GTVT các địa phương cần làm tham mưu cho UBND, cho HĐND cấp tỉnh cho tới cấp huyện việc huy động nguồn lực xã hội đầu tư. Có như thế thì cả nước mới huy động được nguồn lực, mới phát huy được tinh thần của Nghị quyết Trung ương 13 xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng để công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Trong khi giao thông phải đi trước mở đường, không có giao thông sẽ không nói gì được nữa", Thủ tướng phân tích làm rõ.
Báo cáo của Bộ GTVT cho thấy, trong giai đoạn 2011-2015, ngành GTVT đã kêu gọi đầu tư ngoài NSNN cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được 186.660 tỷ đồng (trên tổng số 202.556 tỷ đồng huy động được từ trước tới nay). Lĩnh vực cảng biển thu hút được 121.453 tỷ đồng (trên tổng số 157.600 tỷ đồng huy động được từ trước tới nay).
Hệ thống cảng, bến thủy nội địa phần lớn do các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân xây dựng hình thành qua nhiều năm, giá trị đầu tư khoảng 18.997 tỷ đồng. Các cảng hàng không, sân bay phần lớn được đầu tư từ nguồn vốn của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, là doanh nghiệp được Nhà nước giao quản lý, khai thác hệ thống 22 cảng hàng không, sân bay dân dụng trên toàn quốc. Riêng xã hội hóa lĩnh vực đường sắt chủ yếu là hình thức cho thuê mặt bằng để kinh doanh dịch vụ./.
Nguyễn Quỳnh
Theo_VOV
Nhiều ngân hàng không thực hiện chính sách liêm chính Khảo sát cho thấy, mới chỉ có 29% doanh nghiệp cho biết đã triển khai chính sách về liêm chính. Đặc biệt, ngay cả trong lĩnh vực ngân hàng, cũng không phải tất cả đều thực hiện chính sách quan trọng này... Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa tổ chức công bố kết quả báo cáo khảo sát "Hiện...