Doanh nghiệp nhỏ khó tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi
Cho vay hỗ trợ doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa là một trong những lĩnh vực được ưu tiên nguồn vốn đầu tư tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam.
Đồ họa thể hiện dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của các tổ chức tín dụng trong tỉnh từ cuối năm 2017 đến cuối tháng 4-2020 – Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Đồng Nai. (Đồ họa: Hải Quân)
Bên cạnh đó, để hỗ trợ các DN, nhất là các DN nhỏ và vừa chịu ảnh hưởng từ dịch Covid-19, vào tháng 3 vừa qua, Thống đốc Ngân hàng NHNN Việt Nam đã ban hành Chỉ thị số 02/CT-NHNN về các giải pháp cấp bách của ngành Ngân hàng nhằm tăng cường phòng, chống và khắc phục khó khăn do tác động của dịch bệnh Covid-19.
Dù triển khai nhiều chương trình hỗ trợ vay vốn, nhưng trên thực tế nhiều DN nhỏ và vừa vẫn chưa dễ tiếp cận được những nguồn vốn vay ưu đãi này bởi các ràng buộc về mặt thủ tục, quy trình thẩm định cho vay giữa các ngân hàng với DN…
* Nhiều DN bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 mong muốn được hỗ trợ
Theo Chỉ thị 02/CT-NHNN năm 2020 của NHNN Việt Nam, NHNN chỉ đạo các tổ chức tín dụng tập trung tín dụng cho các lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh; thường xuyên theo dõi, đánh giá diễn biến và tác động của dịch Covid-19 đối với khả năng tăng trưởng tín dụng toàn ngành để xem xét điều chỉnh chỉ tiêu tín dụng đối với các tổ chức tín dụng nhằm đáp ứng đầy đủ, kịp thời vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, nhất là các ngành, lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, tạo điều kiện cho khách hàng vay vốn tiếp tục vay mới khôi phục sản xuất; tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.
Trong thời gian tới, NHNN Việt Nam chi nhánh Đồng Nai sẽ tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn triển khai đồng bộ các chính sách hỗ trợ DN nhỏ và vừa, rà soát, cải tiến quy trình cho vay, thủ tục vay vốn, nâng cao khả năng thẩm định để rút ngắn thời gian giải quyết cho vay, có thời hạn cho vay phù hợp…
Trong thời gian qua, các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh đã triển khai rà soát, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giảm lãi suất vay vốn… cho các trường hợp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Theo thống kê của NHNN Việt Nam chi nhánh Đồng Nai, tính đến giữa tháng 4 vừa qua, đã có 127 khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 của các tổ chức tín dụng trên địa bàn được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay với số tiền hơn 496 tỷ đồng.
Video đang HOT
Trên thực tế, nhiều DN nhỏ và vừa chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 vẫn chưa tiếp cận được nguồn vốn hỗ trợ này. Ông Trịnh Xuân Toàn, Giám đốc Công ty TNHH MTV Trịnh Phong Giang (H.Cẩm Mỹ) cho biết, công ty chuyên sản xuất và xuất khẩu hạt điều, khoảng 80% sản phẩm của công ty xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, từ sau Tết đến nay, công ty gần như phải tạm ngừng sản xuất. Công ty cũng đã nộp đơn xin được hỗ trợ, giảm lãi suất vay nguồn vốn ngắn hạn khoảng 10 tỷ đồng. Hiện công ty vẫn đang vay vốn với lãi suất thông thường khoảng 10,5%/năm.
Ông Trần Đình Trọng, Giám đốc điều hành một công ty hoạt động trong lĩnh vực giáo dục ngoại ngữ ở TP.Biên Hòa cho hay, dịch Covid-19 tác động trực tiếp tới tình hình hoạt động, doanh thu của DN. Công ty phải chấp nhận bù lỗ các khoản chi phí liên quan để duy trì hoạt động. Công ty cũng làm đơn đề nghị được giảm lãi suất nhưng hiện vẫn chưa được hỗ trợ. Công ty mong muốn được vay vốn với lãi suất thấp hơn thay vì vẫn đang phải trả theo lãi suất thông thường mà công ty đang vay khoảng 11,5%/năm.
Tương tự, ông Trương Công Vững, Giám đốc Công ty TNHH MTV Tre Xanh Nam Cát Tiên (H.Tân Phú) chia sẻ, là một công ty hoạt động trong lĩnh vực du lịch, phục vụ lưu trú cho biết, do dịch Covid-19, từ tháng 2-2020 đến nay, công ty gần như không có doanh thu. Hiện công ty vẫn đang trả các khoản vay ngân hàng theo lãi suất thông thường khoảng 10%/năm. Công ty mong muốn các ngân hàng xem xét, hỗ trợ giảm lãi suất cho vay.
* Không dễ tiếp cận nguồn vốn vay tín chấp
Theo NHNN Việt Nam chi nhánh Đồng Nai, trong những tháng vừa qua, các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn tỉnh đã tiến hành cập nhật, điều chỉnh lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên theo quy định mới của NHNN Việt Nam để hỗ trợ DN, nhất là các DN nhỏ và vừa.
Nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực chế biến nông sản mong muốn tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để mở rộng sản xuất – kinh doanh. Trong ảnh: Công nhân sơ chế ca cao tại một công ty chế biến nông sản ở H.Định Quán. Ảnh: L.Phương
Tính đến cuối tháng 4-2020, dư nợ cho vay đối với DN nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh hơn 44,6 ngàn tỷ đồng, tăng hơn 2% so với cuối năm 2019 và chiếm tỉ trọng khoảng 20% so với tổng dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng trong tỉnh.
Trên thực tế, nhiều DN vẫn đang gặp khó khi tiếp cận nguồn vốn ưu đãi này. Theo một số chuyên gia, nguyên nhân dẫn đến việc các DN nhỏ và vừa khó tiếp cận các nguồn tín dụng ưu đãi là do: thiếu tài sản thế chấp, hiệu quả kinh doanh chưa cao, báo cáo tài chính không được lập một cách đúng chuẩn… Ngoài ra, nhiều DN còn thiếu chiến lược kinh doanh dài hạn, các phương án kinh doanh khả thi.
Ông Lê Bạch Long, Giám đốc Công ty TNHH Nam Long (H.Long Thành) cho biết, công ty vẫn đang vay vốn tại các ngân hàng với lãi suất 8-8,5%/năm. Công ty mong muốn tiếp cận nguồn vốn ưu đãi nhưng còn “vướng” nhiều thủ tục, tiêu chí cho vay của ngân hàng.
Tương tự, ông Nguyễn Văn Huynh, Giám đốc Công ty TNHH Tam Long Hưng Phát (TP.Biên Hòa) chia sẻ, công ty thường xuyên có nhu cầu về vốn để mở rộng sản xuất – kinh doanh. Tuy nhiên, việc vay với lãi suất ưu đãi còn gặp khó khăn. Các khoản vay tín chấp, ưu đãi thường được thẩm định dựa trên chiến lược, phương án kinh doanh… Điều này không dễ thực hiện đối với các DN nhỏ.
* Cần tiếng nói chung giữa ngân hàng và DN
Đại diện nhiều ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh cho biết, để vay vốn với lãi suất ưu đãi, các DN nhỏ và vừa cần đảm bảo các điều kiện thẩm định về báo cáo tài chính, hoạt động lĩnh vực ngành nghề, báo cáo thuế đầy đủ; cũng như một số tiêu chí riêng về việc mở rộng, duy trì hay hạn chế cho vay đối với lĩnh vực sản xuất của ngân hàng…
Ông Nguyễn Duy Hưng, Phó chủ tịch Hội Xuất nhập khẩu Đồng Nai nhận định, để các DN nhỏ và vừa nói chung và trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nói riêng được hưởng mức ưu đãi thực sự như quy định thì vẫn còn tùy thuộc vào các thỏa thuận, điều kiện riêng đối với ngân hàng. Ngoài ra, khi đã đáp ứng đủ hồ sơ để vay vốn thế chấp thì nhiều DN cũng phải chờ đợi các thủ tục, trình tự để giải ngân nguồn vốn vay khá lâu. Điều này làm ảnh hưởng đến cơ hội, kế hoạch kinh doanh của DN.
Hiện nay, nhiều ngân hàng vẫn thẩm định, đánh giá phần lớn các khoản vay bằng tài sản thế chấp, chứ chưa chú trọng nhiều vào việc thẩm định dựa trên hiệu quả từ phương án kinh doanh. Điều này sẽ giúp các ngân hàng hạn chế được nhiều rủi ro, trong khi các DN, nhất là các DN nhỏ và vừa, sẽ không dễ tiếp cận nguồn vốn do không đủ các điều kiện vay vốn thế chấp.
Ông Châu Minh Nguyện, Phó chủ tịch Hiệp hội DN Đồng Nai chia sẻ, nhiều DN, đặc biệt là các DN nhỏ và vừa mong muốn được vay vốn ưu đãi để mở rộng mặt bằng sản xuất, phát triển kinh doanh nhưng vẫn không dễ tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi này bởi những ràng buộc về mặt thủ tục, các thỏa thuận, quy trình thẩm định cho vay giữa các ngân hàng với DN. Khó khăn lớn nhất của các DN nhỏ là năng lực tài chính hạn chế, phần lớn chưa có chiến lược kinh doanh mang tính dài hơi, chưa có báo cáo tài chính hoàn chỉnh do chưa có bộ máy tham mưu đủ tốt. Do đó, khi muốn tiếp cận nguồn vốn ưu đãi thường khó đáp ứng những tiêu chí của các ngân hàng. Bên cạnh đó, ngay cả đối với các khoản vay thế chấp bằng tài sản, trên thực tế thủ tục thanh lý tài sản thế chấp của DN nhỏ và vừa nếu bị phá sản cũng còn nhiều quy định ràng buộc, cũng như có tỷ lệ rủi ro cao. Điều này cũng gây ra trở ngại cho cả DN và ngân hàng trong quá trình tiếp cận nguồn vốn vay.
Lãi 21 tỷ, công ty 'chơi trội' chi 47 tỷ trả cổ tức
Công ty Cổ phần May Xuất khẩu Phan Thiết quyết định chi cổ tức 2019 bằng tiền mặt với tỷ lệ 100%, tương ứng 10.000 đồng/cổ phiếu trong khi giá giao dịch trên sàn chỉ 2.100 đồng.
Công ty Cổ phần May Xuất khẩu Phan Thiết vừa thông qua nghị quyết chi trả cổ tức năm 2019 bằng tiền mặt với tỷ lệ 100%, tương đương 10.000 đồng/cổ phiếu. Ngày chốt danh sách cổ đông và thời gian chi trả dự kiến trong tháng 4.
Tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền mặt 100% là con số "trong mơ" với nhiều nhà đầu tư. Hầu hết doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán có mức chi cổ tức bằng tiền mặt dưới 50%. Những năm trước, May Phan Thiết trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ ổn định 20%.
Với 4,7 triệu cổ phiếu đang niêm yết trên sàn UPCoM, Công ty May Phan Thiết sẽ chi 47 tỷ đồng trong đợt trả cổ tức lần này.
Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp năm 2019 chỉ đạt 21 tỷ đồng. Với mức lợi nhuận trên, Công ty May Phan Thiết trích thêm từ quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu (53 tỷ) bao gồm lợi nhuận các năm trước chưa phân phối để trả cổ tức.
Công ty May Phan Thiết thành lập năm 2002 và niêm yết trên sàn UPCoM vào năm 2010. Tuy nhiên, cổ phiếu của doanh nghiệp này gần như không có thanh khoản khi không phát sinh giao dịch mua bán nhiều năm qua.
Cổ phiếu của Công ty May Phan Thiết hầu như không có giao dịch suốt 10 năm lên sàn. Ảnh: VnDirect.
Hiện cổ phiếu của May Phan Thiết đang được giao dịch ở vùng giá 2.100 đồng/cổ phiếu. Như vậy, số tiền cổ tức mà các cổ đông của doanh nghiệp may mặc này nhận được bằng 5 lần giá trị cổ phiếu đang nắm giữ.
Trong cơ cấu cổ đông của May Phan Thiết, Chủ tịch HĐQT công ty Huỳnh Văn Nghi là người có tỷ lệ sở hữu lớn nhất với 14,2% cổ phần. Ngoài ra, vợ và con ông Nghi cũng giữ 17% cổ phần doanh nghiệp. Nhờ đó, số tiền gia đình Chủ tịch May Phan Thiết nhận được trong đợt chia cổ tức lần này là 15 tỷ đồng.
Khôi phục kinh tế trong dịch COVID-19 - Bài 2: Đoàn kết vượt khó Sau khi phát hiện ca nhiễm COVID-19 đầu tiên tại thành phố Đà Nẵng ngày 8/3, chính quyền và người dân nơi đây đã nhận thấy các tác động nghiêm trọng của dịch COVID-19 lên nhiều lĩnh vực kinh tế cũng như đời sống hàng ngày. Karaoke Idol (Đà Nẵng) nơi thu hút nhiều khách hàng đến giải trí đã dán thông báo...