Doanh nghiệp nhỏ bị thua kiện là do kiến thức pháp luật kém
Đó là ý kiến của ông Lê Anh Văn – Giám đốc Trung tâm hỗ trợ pháp luật và phát triển nguồn nhân lực ( Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) Việt Nam) tại Tọa đàm luật sư và doanh nghiệp trong quá trình hội nhập và thực thi các hiệp định thương mại tự do (FTA).
Tọa đàm do Trung tâm hỗ trợ pháp luật và phát triển nguồn nhân lực phối hợp với Đoàn Luật sư TP Cần Thơ và Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp (Bộ Tư pháp) tổ chức ngày 20-8 tại TP Cần Thơ.
TS Nguyễn Thanh Tú (Vụ Pháp luật dân sự – kinh tế, Bộ Tư Pháp) trình bày tại tọa đàm về các hiệp định tự do… Ảnh: N.NAM
Cụ thể, ông Lê Anh Văn cho rằng, thách thức của công tác hỗ trợ pháp luật cho DN hiện nay là đòi hỏi DN phải nắm bắt các quy định pháp luật trong tình hình mới. Việc gia nhập các thiết chế thương mại quốc tế đa phương và song phương của Việt Nam đặt ra cho DN phải nắm bắt các quy định của pháp luật quốc tế.
“Sự quan tâm đến công tác pháp luật trong khối DNNVV còn rất mờ nhạt. Lãnh đạo DN giải quyết các vấn đề pháp luật chủ yếu khi có sự vụ xảy ra như kiện tụng, tranh chấp, tai nạn lao động, bị thanh tra, kiểm tra. Do không có biện pháp phòng ngừa nên khi có những sự vụ pháp lý xảy ra đa phần các DN bị lúng túng, dùng mối quan hệ “cửa sau”, nhiều khi thua kiện mà lỗi do kiến thức pháp luật không tốt” – ông Văn cho hay.
Cạnh đó, cũng theo ông Văn, đa phần đội ngũ quản lý DNNVV không được đào tạo về pháp luật nên khi Nhà nước thanh, kiểm tra đều có nhiều vấn đề về pháp luật mà DN còn thiếu sót và vi phạm như lao động, bảo hiểm, môi trường, thuế, an toàn lao động, hợp đồng thương mại quốc tế…
Mặt khác, các DN chưa nhận thức được vai trò của Hiệp hội trong việc bảo vệ quyền lợi hội viên nên khi có tranh chấp pháp lý xảy ra thì chưa chủ động kiến nghị, đề xuất giúp đỡ.
Video đang HOT
LS Trần Minh Trị cho rằng luật sư TP Cần Thơ hội nhập chưa bao nhiêu và còn nhiều khó khăn. Ảnh: N.NAM
Luật sư Trần Minh Trị – Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP Cần Thơ cho biết, Đoàn Luật sư TP Cần Thơ hiện có 225 luật sư chính thức, là đoàn lớn thứ tư trên cả nước (đứng sau TP.HCM, Hà Nội và Đồng Nai). Tuy nhiên, so với yêu cầu hội nhập quốc tế, tư vấn doanh nghiệp (DN) nhất là DN có yếu tố nước ngoài thì luật sư TP Cần Thơ hội nhập chưa được được bao nhiêu và còn nhiều khó khăn. Cụ thể, đến năm 2016, mới chỉ có vài văn phòng luật sư có một vài hợp hợp đồng tư vấn DN.
“Hiện nay, đa số DN lớn khi đến đầu tư ở TP Cần Thơ đã tìm đến các luật sư tại chỗ để tư vấn nhưng qua tiếp xúc họ lại phải trở lên TP.HCM. Đây là một thực tế không vui với luật sư ở TP Cần Thơ. Trong khi đó, TP đang đặt mục tiêu đến năm 2020 có ít nhất 20 luật sư có thể độc lập thực hiện các hợp đồng liên quan đến thương mại quốc tế. Để làm được điều này, Đoàn Luật sư TP sắp tới có chương trình dạy ngoại ngữ và kỹ năng tư vấn cho luật sư với các luật sư chuyên tư vấn quốc tế ” – luật sư Trị cho hay.
NHẪN NAM
Theo_PLO
Nhiều dấu hiệu sai phạm kinh doanh đa cấp tại Công ty Thiên Lộc
Công ty cổ phần nhượng quyền Thiên Lộc có liên quan đến 12 vi phạm trong quá trình thực hiện kinh doanh bán hàng đa cấp.
Sau 5 tháng tiến hành kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bán hàng đa cấp tại Công ty cổ phần nhượng quyền Thiên Lộc (từ ngày 15/3), Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) mới ký công bố Kết luận kiểm tra đối với công ty này.
Theo kết luận kiểm tra, Công ty cổ phần nhượng quyền Thiên Lộc có liên quan đến 12 vi phạm trong quá trình thực hiện kinh doanh bán hàng đa cấp, trong đó có nhiều dấu hiệu vi phạm Nghị định 42/2014/NĐ-CP về quản lý bán hàng đa cấp.
Công ty Thiên Lộc vi phạm 12 lỗi trong quá trình thực hiện kinh doanh bán hàng đa cấp. (Ảnh minh họa: Internet)
Cụ thể, một số hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp của công ty không ghi nhận đầy đủ các thông tin về ngày ký hợp đồng, nơi cấp, ngày cấp chứng minh thư, địa chỉ thường trú, địa chỉ tạm trú, giới tính, thông tin về tài khoản ngân hàng của người tham gia. Hành vi này có dấu hiệu vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định 42.
Nhiều nhà phân phối được công ty vinh danh nhưng lại không có trong danh sách nhà phân phối mua hàng và trong hệ thống quản lý của Công ty. Công ty báo cáo, các nhà phân phối nêu trên mới chỉ ký hợp đồng nhận mã số kinh doanh miễn phí, chưa phát sinh doanh thu. Công ty đã trao cho họ các danh hiệu silver để tạo hình ảnh với tuyến dưới. Hành vi này có dấu hiệu vi phạm quy định tại điểm (o) khoản 1 Điều 5 Nghị định 42.
Nội dung ghi nhãn các sản phẩm bột ngũ cốc nấm đông cô, bột trái bã đậu đen và Lá tắm Baby Vườn Việt sai lệch so với công bố về tên, công dụng sản phẩm, có dấu hiệu vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều 45 Luật cạnh tranh.
Việc giới thiệu 4 sản phẩm đang kinh doanh trên website của công ty tại địa chỉ thienlocgroup.com mà không có giấy xác nhận nội dung quảng cáo của các sản phẩm này. Hành vi này có dấu hiệu vi phạm quy định về pháp luật quảng cáo.
Giá bán sản phẩm Lá tắm Baby Vườn Việt ghi nhận trên hóa đơn không phù hợp với giá bán đã đăng ký trong danh mục sản phẩm kinh doanh theo phương thức đa cấp, có dấu hiệu vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 42.
Công ty cấp thẻ thành viên để quản lý các nhà phân phối nhưng chưa thực hiện đào tạo cơ bản và cấp chứng chỉ đào tạo cơ bản về bán hàng đa cấp theo quy định cho nhà phân phối. Ngay cả các cá nhân phụ trách đào tạo của công ty cũng chưa được cấp Chứng chỉ đào tạo viên.
Đáng chú ý, tại thời điểm khai trương công ty vào tháng 1/2016, lượng nhà phân phối đăng ký và ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp với công ty lên tới khoảng 2.000 người. Tuy nhiên, công ty mới chỉ ghi nhận thông tin của các nhà phân phối này vào hệ thống, chưa thực hiện thủ tục thông báo hoạt động bán hàng đa cấp tới các địa phương nơi nhà phân phối hiện diện.
Bên cạnh đó, Công ty cổ phần nhượng quyền Thiên Lộc không thực hiện thủ tục thông báo tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo theo quy định tới Sở Công Thương Hà Nội, có dấu hiệu vi phạm quy định tại Điều 18 Nghị định 42.
Trong quá trình kiểm tra, công ty cũng thừa nhận đã không giám sát, để nhà phân phối Cao Thái Hà đưa ra chương trình khuyến mại không được quy định trong chương trình trả thưởng của công ty, có dấu hiệu vi phạm quy định tại Điều 22 Nghị định 42.
Về chế độ báo cáo, công ty không thực hiện nghĩa vụ báo cáo định kỳ vào tháng 1-2016 theo quy định; có dấu hiệu không kê khai, ghi nhận đầy đủ thông tin về số lượng hàng bán và số tiền bán hàng, sử dụng chứng từ không phù hợp, vi phạm quy định pháp luật về thuế.
Đoàn kiểm tra còn thấy chênh lệch giữa số lượng hàng hóa đầu vào do công ty cung cấp và số lượng hàng hóa bán ra nhà do nhà sản xuất cung cấp.
Cục Quản lý cạnh tranh cho biết, đối với các phát hiện nêu trên, tùy theo tính chất của hành vi có dấu hiệu vi phạm, Cục Quản lý cạnh tranh đã chuyển cho các cơ quan liên quan để xử lý, hoặc tiến hành điều tra để xử lý, theo thẩm quyền.
Cũng liên quan đến việc quản lý hoạt động bán hàng đa cấp, ngày 16/8 vừa qua, Bộ Công Thương đã ký Quyết định số 3371/QĐ-BCT thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng Dự thảo Nghị định sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 42/2014/NĐ-CP về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp .
Ban soạn thảo do Ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ Công Thương làm Trưởng ban. Thành phần tham gia Ban soạn thảo, Tổ biên tập bao gồm đại diện nhiều Bộ, ngành liên quan như Bộ Công an, Bộ Tài Chính, Bộ Y tế, Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Tư pháp... và đại diện Văn phòng Chính phủ./.
Nguyễn Quỳnh
Theo_VOV
Hà Nội có hơn 1.000 nữ luật sư Đại hội đại biểu phụ nữ Đoàn luật sư TP. Hà Nội lần thứ nhất nhiệm kỳ 2016 - 2021 đã bầu BCH với 15 đồng chí. Chiều 30/7, Đại hội đại biểu phụ nữ Đoàn luật sư thành phố Hà Nội lần thứ nhất, nhiệm kì 2016 - 2021 được tổ chức tại hội trường Bộ Tư lệnh Lăng Chủ tịch Hồ...