Doanh nghiệp nhận tin dữ trước ngày chào sàn HoSE
Gần 2 tuần trước ngày giao dịch chính thức đầu tiên tại Sở giao dịch chứng khoán TP. HCM (HoSE), Công ty cổ phần Xây dựng Phục Hưng Holdings (PHC) bị xử phạt vi phạm về thuế 716 triệu đồng.
Ngày 3/10 tới đây, hơn 20 triệu cổ phiếu PHC của Công ty cổ phần (CTCP) Xây dựng Phục Hưng Holdings, trị giá hơn 208 tỷ đồng sẽ chính thức giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) với giá tham chiếu 16.300 đồng/cổ phiếu.
Cổ phiếu PHC của CTCP Xây dựng Phục Hưng Holdings sẽ chuyển sang giao dịch tại sàn HoSE từ 3/10.
Trước đó, toàn bộ số cổ phiếu trên đã bị hủy đăng ký giao dịch trên Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) từ 25/9 để chuyển sàn giao dịch sang HoSE. Phiên giao dịch cuối cùng trên HNX vào 24/9, giá đóng cửa PHC là 16.100 đồng/cổ phiếu.
Tuy nhiên, ngày 21/9 vừa qua, Phục Hưng Holdings đã bị Cục thuế TP Hà Nội xử phạt vi phạm kê sai thuế tổng số tiền 716 triệu đồng. Theo quyết định, doanh nghiệp này phải nộp tiền phạt khai sai mức phạt 20% trên số thuế tăng thêm qua thanh tra, kiểm tra vì kê khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp gần 60 triệu đồng.
Phục Hưng Holdings cũng bị phạt thuế gần 169 triệu đồng do hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp.
Ngoài ra, doanh nghiệp phải nộp hơn 468 triệu đồng tiền truy thu thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp qua thanh tra.
Video đang HOT
Đồng thời, phải nộp gần 19 triệu đồng tiền chậm nộp, tương ứng với mức 0,03% theo quy định.
Riêng số tiền chậm nộp thuế nêu trên được tính đến hết ngày 20/09, Phục Hưng Holdings sẽ phải tự tính và nộp số tiền chậm nộp thuế kể từ ngày 21/9 đến ngày nộp đủ tiền thuế truy thu vào ngân sách theo quy định.
Trong thời hạn quá 10 ngày, nếu doanh nghiệp không chấp hành quyết định của Cục thuế TP Hà Nội thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo quy định.
CTCP Xây dựng Phục Hưng Holdings tiền thân là Công ty TNHH Xây dựng Phục Hưng được thành lập 4/7/2001. Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là xây dựng dân dụng, công nghiệp, cơ sở hạ tầng; trang trí nội ngoại thất, buôn bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng, sản xuất buôn bán vật liệu xây dựng…
Ngày mới thành lập, công ty có vốn điều lệ 120 tỷ đồng, trải qua 5 lần tăng vốn, vốn điều lệ hiện tại của PHC gần 209 tỷ đồng. Tính đến thời điểm hiện tại, công ty đang thực hiện đầu tư tại 5 công ty con.
Báo cáo tài chính bán niên của Phục Hưng Holdings ghi nhận lợi nhuận sau thuế tại ngày 30/6 là 28,6 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với cùng kỳ 2017. Doanh nghiệp đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất dự kiến đạt 3.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 60 tỷ đồng trong 2018.
HOÀNG HƯNG
Theo vtc.vn
Báo cáo in SGK lỗ, lãnh đạo NXB Giáo dục vẫn nhận lương khủng
Trong 3 năm qua, quỹ lương cán bộ cũng như quản lý Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam liên tục tăng, có năm tăng 33% và 37%. 13 cán bộ lãnh đạo NXB này nhận lương trung bình 523 triệu đồng/năm.
Gian hàng của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam tại Hội sách mùa thu 2018
Lương lãnh đạo hơn nửa tỷ đồng/năm
Báo cáo đánh giá về kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm và 3 năm gần nhất (2015, 2016 và 2017) mới được Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGD) công bố cho thấy, quỹ lương của đơn vị liên tục tăng trong 3 năm qua. Cụ thể, tổng quỹ lương đã thực hiện chi trả năm 2015 là 59,3 tỷ đồng cho 292 lao động, mỗi lao động nhận trung bình 16,9 triệu đồng/tháng. Năm 2016, tổng quỹ lương của NXBGD tăng lên 71,8 tỷ đồng. Quỹ lương tăng mạnh nhưng số lao động lại giảm còn 285 người. Do đó, trung bình mỗi lao động tại đây nhận 21 triệu đồng/tháng. Đến năm 2017, tổng quỹ lương tăng lên 78 tỷ đồng, lao động tiếp tục giảm còn 257 người, trung bình mỗi lao động nhận 25,3 triệu đồng. Mức lương này cao hơn gấp nhiều lần thu nhập trung bình của nhân viên các đơn vị sự nghiệp công lập, thậm chí còn hơn cả thu nhập trung bình nhân viên một số ngành "hot" hiện nay như ngân hàng.
Trong số các công ty NXBGD đầu tư thì chỉ có 2 đơn vị lỗ năm 2014. Đến năm 2017 tất cả các công ty ngành Giáo dục này đều có lãi, lãi lớn nhất là Công ty CP Sách và thiết bị trường học TPHCM với 13,8 tỷ đồng lợi nhuận. Hàng năm, NXBGD đều nhận tiền cổ tức từ các công ty này từ 10-20%. Riêng Công ty CP In - phát hành sách và thiết bị trường học Quảng Trị 4 năm liên tiếp có báo cáo thì đều chia cổ tức 0% dù năm 2016 và 2017 đã kinh doanh có lãi.
Tương tự, lương lãnh đạo của NXBGD cũng liên tục tăng và ở mức cao. Đơn cử năm 2015, quỹ lương dành cho các chức danh quản lý chỉ 4,5 tỷ đồng thì năm 2016 tăng mạnh lên 6,2 tỷ đồng và 2017 tăng lên 6,8 tỷ đồng. Với 5 thành viên HĐTV, 6 người ban Tổng giám đốc, 1 kế toán trưởng và 1 kiểm soát viên, tổng số lãnh đạo của NXBGD là 13 người. Chỉ tính riêng năm 2017, mỗi thành viên trong ban quản lý nhận trung bình hơn 523 triệu đồng/năm, tương đương 43,6 triệu đồng/tháng.
Để trả được lương cao như trên, trong 3 năm qua, hầu hết các chỉ số kết quả kinh doanh của NXBGD đều rất "đẹp" với tổng doanh thu liên tục tăng từ 1.041 tỷ đồng năm 2015 lên 1.147 tỷ đồng 2016 và 1.203 tỷ đồng năm 2017. Dù sản lượng sản xuất sách giáo khoa có năm trồi, năm sụt (2016 tăng rất mạnh, năm 2017 lại giảm nhẹ) song doanh thu vẫn tăng đều, tăng chắc qua các năm. Đáng chú ý nhất là chỉ tiêu lợi nhuận. Nếu năm 2015, lợi nhuận trước thuế của NXBGD mới 32 tỷ đồng thì năm 2016 đã tăng mạnh hơn 2 lần lên 72,1 tỷ đồng và năm 2017 tiếp tục tăng hơn hai lần nữa lên 150,8 tỷ đồng.
Dù mảng kinh doanh chính là sách giáo khoa gây lỗ hàng chục tỷ đồng mỗi năm nhưng thu nhập của lãnh đạo, CBCNV NXB Giáo dục Việt Nam vẫn tăng đều (Trong ảnh: Gian hàng của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam tại Hội sách mùa thu 2018)
Lợi nhuận từ đâu đến?
Ngành nghề kinh doanh của NXBGD gồm in ấn, dịch vụ hỗ trợ giáo dục, xuất bản các loại xuất bản phẩm như SGK, giáo trình, sách, tài liệu... Theo Báo cáo Công bố Thông tin gửi Bộ GD&ĐT, năm 2016 NXBGD xuất bản hơn 101 triệu bản, năm 2016 gần 109 triệu, 2017 hơn 107 triệu và 2018 là 110 triệu bản. SGK chiếm 60% doanh thu và gây lỗ hàng chục tỷ đồng/ năm do nguyên, nhiên vật liệu, nhân công, tiền in ấn, vận chuyển đều tăng. Cụ thể, năm 2015 mảng này lỗ 43,8 tỷ đồng, năm 2016 lỗ 43,3 tỷ đồng và năm 2017 lỗ 38,14 tỷ đồng.
Lỗ ở mảng kinh doanh chính song lợi nhuận vẫn tăng mạnh và tăng nhanh hơn cả tốc độ tăng của doanh thu. Lý giải về "thắng lợi" này, lãnh đạo NXBGD cho biết: Đơn vị này "ngoài thực hiện các giải pháp nâng cao năng suất lao động, tăng cường hiệu quả sử dụng vốn thì nhờ hoạt động thoái vốn đầu tư đem lại lợi nhuận cao đột biến. Theo báo cáo của NXBGD, lợi nhuận năm 2017 đến từ hoạt động kinh doanh và cung cấp dịch vụ 240,9 tỷ đồng, từ doanh thu thuần hơn 1.111 tỷ đồng. Những khoản mang lại doanh thu và lợi nhuận bao gồm sách bài tập, sách tham khảo, giáo trình, từ điển...
Đáng chú ý, theo Đề án tái cơ cấu NXBGD giai đoạn 2014-2016, định hướng tới 2020 đã được Bộ GD&ĐT phê duyệt, năm 2015 NXBGD đã thoái toàn bộ vốn đầu tư tại một công ty thu về 1,1 tỷ đồng. Tiếp đó, năm 2016, NXBGD tiếp tục thoái toàn bộ vốn đầu tư tại 2 công ty, thu về 14,97 tỷ đồng. Năm 2017, NXBGD tiếp tục thoái toàn bộ vốn tại 2 công ty nữa, thu về 32,18 tỷ đồng. Được biết, trong năm 2018, NXBGD tiếp tục thoái vốn tại các công ty cổ phần khi Đề án tái cơ cấu giai đoạn 2018 - 2023 được Bộ GD&ĐT phê duyệt. Tính đến 20/6/2018, NXBGD có 10 công ty con còn nắm giữ trên 50% vốn điều lệ và đầu tư vào 11 công ty khác với số vốn chiếm hơn 50% vốn điều lệ.
Cao Sơn
Theo baogiaothong.vn
Đức Long Gia Lai nợ nghìn tỷ, giá cổ phiếu thấp kỷ lục Đức Long Gia Lai tiếp tục có tình hình kinh doanh không mấy sáng sủa. Lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2018 chỉ 1,2 tỷ đồng, nợ đọng hàng nghìn tỷ đồng. Mới đây, dự án bất động sản lớn tại TP.HCM là Đức Long Golden Land bị UBND TP.HCM yêu cầu thanh tra toàn diện. Một số sai phạm bị tố của...