Doanh nghiệp nhà nước và ‘bóng ma’ nợ nần

Theo dõi VGT trên

Các doanh nghiệp Nhà nước ( DNNN) đang nắm giữ số tài sản lên tới hơn 3 triệu tỷ đồng. Tổng tài sản của các DNNN tăng 3% so với năm 2016 nhưng tổng gánh nặng nợ phải trả của khối DN này cũng lên tới hơn 1,5 triệu tỷ đồng, chiếm đến 56,5% tổng nguồn vốn của các tập đoàn, tổng công ty. Việc sử dụng vốn của các DNNN không hiệu quả, theo các chuyên gia, do thiếu cơ chế giám sát hiệu quả.

Doanh nghiệp nhà nước và bóng ma nợ nần - Hình 1

PVN là tập đoàn có khoản nợ khó đòi lớn nhất. ảnh: hồng vĩnh

Những ‘chúa chổm’ nợ hơn 1,5 triệu tỷ đồng

Báo cáo mới nhất về hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn Nhà nước tại doanh nghiệp năm 2017 vừa được Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng thừa ủy quyền của Chính phủ gửi tới Quốc hội cho thấy, tổng tài sản của 526 doanh nghiệp Nhà nước đến hết năm tài chính 2017 tăng 3%, đạt hơn 3 triệu tỷ đồng. Trong đó các tập đoàn, tổng công ty, công ty mẹ – con có tổng tài sản gần 2,8 triệu tỷ đồng; còn lại trên 239.000 tỷ đồng thuộc về số công ty TNHH MTV.

Theo báo cáo, tổng nợ phải trả của các tập đoàn, tổng công ty hơn 1,53 triệu tỷ đồng, tăng 1,3% so với 2016 và chiếm hơn một nửa tổng tài sản của các đơn vị. Tại nhiều doanh nghiệp, hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu lên tới hơn 3 lần. Đơn cử, Tổng Công ty Xuất nhập khẩu tổng hợp Vạn Xuân có hệ số nợ lên tới 45,56 lần; Tổng công ty Đầu tư và Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) là 8,07 lần; Tổng công ty Xăng dầu quân đội 7,88 lần; Tổng công ty Truyền hình cáp Việt Nam (VTVCab) 3,3 lần…

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, một số tập đoàn, tổng công ty có số nợ vay từ các ngân hàng lớn. Cụ thể: PVN nợ hơn 146.580 tỷ đồng; EVN hơn 132.000 tỷ đồng; TKV gần 48.700 tỷ; Viettel gần 43.500 tỷ; Vinachem gần 28.420 tỷ đồng. Ngoài vay từ các ngân hàng trong nước, các DNNN cũng vay từ các tổ chức tài chính nước ngoài gần 616.000 tỷ đồng.

Cùng với nợ phải trả lớn, các DNNN cũng có những khoản nợ phải thu tăng 13% so với 2016, khoảng 409.000 tỷ đồng. Trong đó, PVN là tập đoàn có khoản nợ khó đòi lớn nhất, 6.956 tỷ đồng. Kế đến là Tập đoàn Cao su Việt Nam (1.557 tỷ đồng); Tập đoàn Viễn thông quân đội (1.406 tỷ đồng); Tổng Công ty Lương thực Miền Nam (655 tỷ đồng); Tập đoàn Công nghiệp Than, Khoáng sản Việt Nam (458 tỷ đồng); Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (437 tỷ đồng); Tổng Công ty Cà phê Việt Nam (303 tỷ đồng); Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (298 tỷ đồng); Tổng Công ty Xi măng Việt Nam (208 tỷ đồng);…

Báo cáo gửi Quốc hội cũng cho thấy, tình hình “sức khoẻ” của nhiều đơn vị đang kinh doanh thua lỗ rất xấu. Riêng lỗ luỹ kế của 10 tập đoàn, tổng công ty lên tới hơn 12.074 tỷ đồng. Theo báo cáo của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, doanh nghiệp này có mức lỗ lũy kế 1.967,8 tỷ đồng. Tập đoàn Viễn thông quân đội 5.589 tỷ đồng; Tổng Công ty Cà phê Việt Nam 44,67 tỷ đồng; Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (14,98 tỷ đồng); Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn (14,61 tỷ đồng); Công ty TNHH MTV Duyên Hải (11,994 tỷ đồng).

Riêng phần lỗ phát sinh theo báo cáo của 3 đơn vị là Công ty mẹ – Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (287,61 tỷ đồng) do trích lập dự phòng tổn thất đầu tư tại các đơn vị thua lỗ tại Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình, Công ty CP Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc và Công ty CP DAP số 1 – Vinachem, Công ty CP DAP số 2 – Vinachem. Lỗ phát sinh tại Công ty mẹ – Tổng công ty Lương thực Miền Nam lên tới 119,18 tỷ đồng. Lỗ phát sinh tại Công ty mẹ – Công ty TNHH MTV Duyên Hải cũng đạt 14,67 tỷ đồng.

“Hiệu quả sản xuất kinh doanh và đóng góp của một số DNNN còn hạn chế, chưa tương xứng với nguồn lực Nhà nước đầu tư. Chưa kể, một số dự án còn thua lỗ, thất thoát vốn lớn”, báo cáo Chính phủ nhận xét.

DNNN thua lỗ: Khó xử lý triệt để vì lợi ích nhóm

Video đang HOT

Trao đổi với PV Tiề.n Phong, Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng, tình trạng các DNNN và các dự án đầu tư chậm tiến độ, hoạt động thua lỗ, kém hiệu quả…đã diễn ra lâu nay nhưng không được giải quyết triệt để. Nguyên nhân đến từ hai phía, cả phía DNNN và các cơ quan quản lý nhà nước.

“Ở đây, rõ ràng có lợi ích nhóm. Khi chưa vượt qua được lợi ích nhóm đó thì chưa thể giải quyết triệt để vấn đề. Người ta sẽ không muốn đụng chạm đến lợi ích đang có, còn nếu làm tung tóe, bung bét ra sẽ có ông A, bà B phải chịu trách nhiệm chứ không chỉ mình doanh nghiệp”, TS Lê Đăng Doanh nói.

Theo ông Doanh, Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước phải quyết tâm cao độ, chỉ rõ trách nhiệm cũng như có các biện pháp đủ mạnh để giải quyết dứt điểm tồn tại. “Chẳng hạn, phải quy rõ trách nhiệm cá nhân, công khai tại sao đề án này anh A ký đến nay vẫn thua lỗ, trách nhiệm của anh ra sao? Quốc hội phải có thái độ rõ ràng, gay gắt mới có thể chuyển biến được tình hình”, TS Lê Đăng Doanh nói.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, quản lý rủi ro tại các DNNN chưa được quan tâm, thậm chí bị “bỏ quên”. Trong khi đó theo bà Lan, ở khối doanh nghiệp tư nhân, quản lý rủi ro là yếu tố tiên quyết. “Sở dĩ như vậy bởi doanh nghiệp nhà nước làm việc theo tư duy lời thì ăn, lỗ thì Nhà nước chịu, nên rủi ro không phải là vấn đề lớn với họ”- bà Phạm Chi Lan nhấn mạnh.

Ngoài ra, theo bà Lan, tình trạng hoạt động chưa hiệu quả của các DNNNN còn có lý do là phạm vi giám sát của cơ quan đại diện vốn chủ sở hữu chưa rõ. Chưa kể, một số bộ, UBND cấp tỉnh là cơ quan đại diện vốn chủ trong DN, quản lý hàng trăm ngàn tỷ đồng nhưng chưa có cơ chế đán.h giá và công bố công khai hiệu quả, trách nhiệm quản lý của chính các cơ quan đại diện này.

Lỗi do cơ chế giám sát?

Chuyện các DNNN làm ăn thua lỗ, sử dụng vốn của Nhà nước không hiệu quả đã được các bộ ngành, Chính phủ báo cáo tại hầu hết các cuộc họp của Quốc hội. Tuy nhiên, sau nhiều năm, tình trạng sử dụng hàng nghìn tỷ đồng vốn Nhà nước không hiệu quả tại nhiều tập đoàn, tổng công ty vẫn không được xử lý dứt điểm. Số người phải chịu trách nhiệm vì những quyết định sai lầm khiến hàng chục nghìn tỷ đồng tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước bốc hơi sau mỗi phi vụ đầu tư dự án nghìn tỷ đến nay chỉ đếm được trên đầu ngón tay.

Tại hội thảo “Đổi mới cơ chế giám sát của cơ quan đại diện chủ sở hữu trong tiến trình cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước” do Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức cách đây ít lâu, một số chuyên gia cho rằng, vốn nhà nước bốc hơi nhiều do cơ chế giám sát không hiệu quả.

Theo ông Phạm Đức Chung – Trưởng ban Đổi mới doanh nghiệp (CIEM), hiện hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cơ quan đại diện chủ sở hữu, kiểm soát nội bộ chưa hiệu quả. Đây là những kẽ hở và cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến vi phạm trong quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước tại nhiều DNNN.

Thực tế cho thấy, đầu tư ngoài ngành của hàng loạt các DNNN đã lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, đến nay chưa thu hồi được và giá trị thực tế của nhiều dự án đang ở mức dưới giá trị đã đầu tư. Bên cạnh đó, các bộ, ngành đã có nhiều nỗ lực để xử lý các dự án thua lỗ, kém hiệu quả nhưng phục hồi chậm.

“Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, nhưng trong đó có lý do là phạm vi giám sát của cơ quan đại diện vốn chủ sở hữu chưa rõ”- ông Phạm Đức Chung đán.h giá.

Theo ước tính của ngành Tài chính, chỉ trong năm 2017, mức hụt thu ngân sách do DNNN làm ăn thua lỗ lên tới khoảng 12.000- 14.000 tỷ đồng. Còn nếu tính cả phần thất thoát, không thu hồi được từ các dự án đầu tư nghìn tỷ đắp chiếu, thiệt hại của Nhà nước còn lớn hơn nhiều.

TUẤN NGUYỄN – PHẠM TUYÊN

Theo tienphong.vn

Cổ phiếu doanh nghiệp nhà nước, vì sao ế?

Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp nhà nước (DNNN) chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) không thành công. Số lượng cổ phiếu được nhà đầu tư mua quá ít so với dự kiến. Theo các chuyên gia, sự thất bại do các DNNN này có số nợ lớn, tỷ lệ kiểm soát của nhà nước vẫn còn lớn.

Cổ phiếu doanh nghiệp nhà nước, vì sao ế? - Hình 1

Vinalines là một trong những DNNN có thương vụ IPO không thành công. Ảnh: Minh Châu

Ế tràn lan

Theo Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, tại phiên chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) ngày 5/9, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) chào bán 488,8 triệu cổ phần, tương đương 34,8% lượng cổ phần của công ty. Giá khởi điểm được Vinalines đưa ra 10.000 đồng/cổ phần. Với số cổ phần chào bán lớn như trên nhưng phiên đấu giá chỉ có 42 nhà đầu tư đăng ký tham gia, trong đó chủ yếu là nhà đầu tư cá nhân.

Kết thúc phiên đấu giá, số cổ phần đấu giá thành công gần 5,44 triệu cổ phần với giá trung bình 10.002 đồng/cổ phần. Tổng giá trị cổ phần bán thành công hơn 54 tỷ đồng. Sau IPO, Vinalines mới chỉ bán thành công 0,38% vốn tương ứng với 1,1% lượng cổ phần chào bán và có thể gọi là phiên IPO "ế nặng".

Một thương vụ khác cũng không được như ý muốn là phiên chào bán cổ phần IPO của Tập đoàn Cao su Việt Nam (VRG) vào tháng 2/2018. Số lượng cổ phần đăng ký trong phiên đấu giá chỉ chiếm 1/5 khối lượng nhà nước muốn bán. Phiên IPO chỉ thu hút 499 nhà đầu tư đăng ký mua với khối lượng gần 101 triệu cổ phần, trong khi có tới 475,1 triệu cổ phần đưa ra đấu giá. Trong đó, các cá nhân trong nước đăng ký mua 34,2 triệu cổ phần, cá nhân nước ngoài đăng ký mua 507.200 cổ phần, tổ chức trong nước sẽ gom 39,4 triệu cổ phần và tổ chức nước ngoài mua 26,6 triệu cổ phần.

Kết thúc phiên đấu giá, nhà đầu tư trúng đấu giá đúng khối lượng đã đăng ký. Với mức giá khởi điểm 13.000 đồng cho mỗi cổ phần, các nhà đầu tư đặt mua trúng giá cao nhất là 20.800 đồng/cổ phần. Số tiề.n nhà nước thu về trong đợt đấu giá này là 1.311 tỷ đồng, chỉ hoàn thành 21% kế hoạch.

Một thương vụ IPO thất bại khác của Tổng Công ty Phát điện 3 (EVNGenco3), bán đấu giá công khai 267 triệu cổ phần, chiếm 12,8% trên tổng vốn điều lệ 20.809 tỷ đồng ra công chúng. Với mức giá khởi điểm được xác định là 24.600 đồng/cổ phần, nhà nước dự kiến thu về 6.569 tỷ đồng theo giá khởi điểm. Tuy nhiên, chỉ có 336 nhà đầu tư tham gia đấu giá; tổng khối lượng đặt mua chỉ hơn 7,5 triệu cổ phần, chiếm chưa đầy 3% lượng cổ phần chào bán ra công chúng.

Một chuyên gia tài chính cho rằng, một trong những nguyên nhân khiến nhiều thương vụ IPO DNNN chưa thành công là số lượng cổ phiếu DNNN chào bán quá ồ ạt. Lượng cổ phiếu bán ra thị trường lớn, trong khi các doanh nghiệp này cũng không phải quá tên tuổ.i đình đám và lợi nhuận từ kinh doanh chưa thực sự nổi bật, do đó "ì ạch" ế cổ phần là điều đương nhiên.

DN thua lỗ, tỷ lệ vốn nhà nước lớn khiến NT e ngại

Nhà đầu tư (NĐT) chưa mặn mà với các thương vụ IPO DNNN kể trên còn bởi e ngại tình trạng thua lỗ của DN trong những năm trước đó. Tiêu biểu như Vinalines, hầu hết các công ty vận tải biển thuộc tập đoàn này đều thua lỗ, thậm chí âm vốn chủ sở hữu. Báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2017 cho thấy, Vinalines vẫn còn lỗ lũy kế 3.253 tỷ đồng. Tổng tài sản và vốn chủ sở hữu đạt lần lượt là 28.137 tỷ đồng và 7.969 tỷ đồng. Thậm chí, trước đó, Vinalines đã từng có thời điểm lỗ lũy kế tới 22.000 tỷ đồng và Nhà nước từng cân nhắc việc cho Vinalines phá sản.

"ể tránh "vết xe đổ" những thương vụ IPO không thành công trong năm 2018, cơ quan chức năng sẽ bán vốn DNNN đúng kế hoạch, lựa chọn thời điểm phù hợp để đạt giá trị cao nhất".

Ông Phan ức Hiếu,

Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương

Bên cạnh lỗ luỹ kế, Vinalines còn vướng số nợ phải trả. Tại buổi giới thiệu cơ hội đầu tư vào tổng công ty trước thềm IPO, lãnh đạo Vinalines cho biết, nợ của công ty mẹ hiện còn 2.000 tỷ đồng do đã tái cơ cấu.

Hơn nữa, trên sàn chứng khoán, các công ty con hoặc liên kết của Vinalines như Vosa, Đông Đô, vận tải Biển Bắc... đang giao dịch với thị giá cổ phiếu dưới 2.000 đồng, thậm chí vài trăm đồng. Những lí do trên khiến NĐT e ngại cổ phiếu của DN này.

Đối với Tập đoàn Cao su Việt Nam, theo phương án cổ phần hóa đã được duyệt, vốn điều lệ của VRG sau cổ phần hóa dự kiến là 40.000 tỷ đồng, tương đương 4 tỷ cổ phần. Nhà nước sẽ vẫn giữ 75% cổ phần và hạn chế nhà đầu tư nước ngoài tham gia làm cổ đông chiến lược cũng được xem là nguyên nhân khiến đợt IPO trở nên kém sức hút.

Đán.h giá về câu chuyện DNNN thất bại trong thương vụ IPO, ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, thời gian qua số lượng DNNN bán nhiều nhưng số vốn thu về còn ít. Vốn nhà nước cổ phần hóa chào bán vào thời điểm nhà đầu tư không quan tâm chắc chắn không bán được.

"Bán vốn nhà nước cần khôn ngoan và có chiến lược hơn. Không phải ra chiến lược cổ phần hóa DNNN hôm trước, hôm sau ồ ạt quẳng hết vốn ra thị trường để bán", ông Hiếu nói.

Ông Hiếu cũng cho rằng, để tránh "vết xe đổ" những thương vụ IPO không thành công trong năm 2018, cơ quan chức năng sẽ bán vốn DNNN đúng kế hoạch, lựa chọn thời điểm phù hợp để đạt giá trị cao nhất.

QUỲNH NGA

Theo Trí Thức Trẻ

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Lúc bố chia đất, anh cả đưa ra tờ xét nghiệm ADN, tôi sốc nặng nhưng bố lại vo tròn mảnh giấy và giao cả gia tài cho anh ấy
05:36:27 30/09/2024
Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai cũng mắc sai lầm giống Anh Trai Say Hi, giới thiệu thiếu 1 nghệ sĩ tại concert?
07:56:08 30/09/2024
Sốc visual mỹ nhân cổ trang Việt một thời, đẹp đến mức 34 năm vẫn chưa có ai sánh bằng
05:54:56 30/09/2024
Top phim Hoa ngữ được xem nhiều nhất tháng 9, bất ngờ với 'Phàm Nhân Ca'
05:54:13 30/09/2024
Biết vợ cũ tái hôn với anh chàng nghèo, tôi chuyển 100 triệu mừng cưới và định tặng con gái 1 căn nhà nhưng con từ chối
05:23:50 30/09/2024
Sạt lở ở Hà Giang: Tạm dừng tìm kiếm các nạ.n nhâ.n mất tích
07:04:15 30/09/2024
Vụ cô giáo "dỗi" vì không được ủng hộ laptop: Nhiều phụ huynh tạm dừng cho con đến lớp
07:16:37 30/09/2024
Bình An kéo lê Á hậu Phương Nga khắp nhà chỉ để vợ... đu trend
06:57:24 30/09/2024

Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

17:03:21 25/02/2023
Ngày 25/2, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đông Anh đã tiến hành bắt khẩn cấp 5 đối tượng và ra lệnh khám xét khẩn cấp Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D, có địa chỉ tại xã Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội...

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

18:51:58 04/08/2021
NCB có Quyền Tổng giám đốc mới và 2 Phó Tổng giám đốc, cả 3 đều là nữ.

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

10:40:01 24/12/2020
Sáng 24/12, thông tin tại họp báo triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2021, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết tính đến ngày 21/12/2020, tín dụng tăng 10,14% so với cuối năm 2019 và tăng 11,62% so với cùng kỳ năm trước.

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

10:33:03 24/12/2020
Giá cà phê hôm nay 24/12 trong khoảng 32.400 - 32.800 đồng/kg. Trên thế giới, giá cà phê Arabica quay đầu tăng nhẹ.

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

10:24:19 24/12/2020
Giá tiêu hôm nay 24/12 trong khoảng 52.000 - 54.000 đồng/kg, tiếp tục giảm. Trên thế giới, giá tiêu Ấn độ tăng giảm đan xen.

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

10:18:32 24/12/2020
Thị trường chứng khoán Việt Nam 2020 trải qua nhiều biến động mạnh, trong đó có không ít phiên giao dịch ấn tượng.

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

10:09:33 24/12/2020
Bitcoin giảm 2,64%, xuống 23.083 USD, trong bối cảnh loạt tiề.n ảo hàng đầu lao dốc, thị trường phủ kín sắc đỏ.

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

10:05:22 24/12/2020
Tỷ giá USD ngày 24/12 diễn biến theo xu hướng tiếp tục giảm mạnh trong bối cảnh kinh tế Mỹ vẫn chưa có gói kích cầu như mong đợi.

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

09:43:12 24/12/2020
Vietinbank Securities và loạt người thân lãnh đạo đăng ký thoái vốn tại CTCP Phát triển nhà Bà Rịa Vũng Tàu (Hodeco, HDC) giữa lúc cổ phiếu lập đỉnh.

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

09:39:26 24/12/2020
Cập nhật giá vàng sáng 24/12 tăng nhẹ do đồng USD suy yếu.Trong nước, giá vàng SJC biến động tăng, giảm trái chiều từ 30.000 - 50.000 đồng/lượng.

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

09:35:34 24/12/2020
VietinBank quyết định trả cổ tức năm 2019 bằng tiề.n mặt cho cổ đông sớm hơn dự định gần 1 tháng.

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?

09:27:48 24/12/2020
Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 24/12.

Có thể bạn quan tâm

Thiên nhiên đặc sắc vùng Castile-Léon

Du lịch

09:20:50 30/09/2024
Tây Ban Nha tự hào là quốc gia có nhiều khu dự trữ sinh quyển được UNESCO công nhận nhất thế giới với 55 khu vực. Chỉ riêng vùng tự trị Castile-Léon đã có tới 10 khu dự trữ sinh quyển với những nét đặc sắc riêng.

Jordan tiếp tục điều máy bay chở hàng viện trợ nhân đạo tới Liban

Thế giới

09:05:52 30/09/2024
Hoạt động viện trợ của Jordan diễn ra trong bối cảnh Israel gia tăng các đợt không kích quy mô lớn nhằm vào lãnh thổ Liban bắt đầu từ ngày 23/9, đán.h dấu chiến dịch quân sự dữ dội nhất tại khu vực kể từ năm 2006.

Cuối tháng 8 âm lịch, 3 con giáp đạp trúng hố kim cương, vận đỏ không ai sánh bằng, tiề.n bạc BỘI THU, dư dả tiêu xài

Trắc nghiệm

08:54:27 30/09/2024
Tham khảo ngay bài viết dưới đây để biết 3 con giáp nào đạp trúng hố kim cương, vận đỏ không ai sánh bằng, tiề.n bạc BỘI THU, dư dả tiêu xài vào cuối tháng 8 âm lịch này nhé!

Hành trình chiến thắng bệnh tật đầy cảm hứng của Kim Woo Bin

Sao châu á

08:23:14 30/09/2024
Hành trình chiến đấu, vượt qua căn bệnh ung thư quái ác của nam diễn viên Kim Woo Bin chính là tấm gương về nghị lực sống kiên cường, khiến nhiều người cảm phục.

10 mẹo chăm sóc giúp giảm tóc gãy rụng

Làm đẹp

08:22:42 30/09/2024
Dầu gội mạnh có thể làm mất đi lớp dầu tự nhiên của tóc, gây khô, giòn, khiến tóc dễ gãy hơn. Sử dụng các loại dầu gội thảo dược dịu nhẹ không chứa hóa chất như sulfat, paraben để duy trì mái tóc khỏe mạnh.

Độc đạo: Vì sao Tuyết hy sinh vì Dũng 'kính' đến vậy?

Phim việt

08:19:55 30/09/2024
Tập 12 phim Độc đạo đã hé lộ lý do vì sao Tuyết (Thanh Huế) lại dành tình cảm và sự trung thành cũng như hy sinh vì Dũng kính .

Đằng sau cảnh Chải chở khách đi bắt gian ở 'Đi giữa trời rực rỡ'

Hậu trường phim

08:15:54 30/09/2024
Ngày đầu Chải đi làm xe ôm đã có tình huống khó quên khhi chở một nữ khách hàng đi đán.h ghe.n. Hậu trường của phân cảnh này càng thú vị hơn nữa.

Sao Việt 30/9: Lệ Quyên bức xúc hỏi anti-fan 'não ở đâu?'

Sao việt

08:05:04 30/09/2024
Thu Quỳnh hạnh phúc khoe loạt ảnh cưa sừng làm nghé nhân dịp sinh nhật tuổ.i mới, nữ ca sĩ Lệ Quyên bức xúc với những người tung tin đồn nhảm về cô.

Hà Nội: Cháy lớn tại nhà xưởng sản xuất trong đêm, xuất hiện nhiều tiếng nổ

Tin nổi bật

08:00:16 30/09/2024
Lực lượng chức năng huyện Hoài Đức (Hà Nội), đang làm rõ nguyên nhân vụ cháy nhà xưởng sản xuất tại xã Di Trạch vào đêm nay.

NÓNG: Trưởng nhóm Cào thông báo rời Da LAB, hé lộ sản phẩm cuối hoạt động cùng nhau trước khi chia tay!

Nhạc việt

07:59:37 30/09/2024
Trưởng nhóm Da LAB xác nhận về sự ra đi của mình, đồng thời cho biết Bầu Trời Mới sẽ là sản phẩm cuối cùng nam rapper đồng hành cùng Da LAB.

Thuố.c trị giun tóc

Sức khỏe

07:56:19 30/09/2024
Chống chỉ định với người có tiề.n sử quá mẫn cảm với các thành phần của thuố.c. Không sử dụng thuố.c cho người mang thai hay nghi ngờ có thai hoặc cho trẻ dưới 1 tuổ.i.