Doanh nghiệp ngoại rộng cửa bán lẻ tại Việt Nam
VN chưa xóa bỏ hoàn toàn các hạn chế cho doanh nghiệp nước ngoài hoạt động bán buôn, bán lẻ ngay sau khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực, nhưng việc nới rào cản sẽ khiến các doanh nghiệp trong nước phải cạnh tranh khốc liệt hơn.
Siêu thị ngoại thu hút người tiêu dùng trong nước ẢNH: ĐỘC LẬP
Xóa rào cản sau 5 năm
Theo Tổng cục Thống kê, bán lẻ cũng thuộc 1 trong 6 ngành nghề thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất. Các nghiên cứu dự báo, tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng VN sẽ đạt 180 tỉ USD vào năm 2020.
Theo cam kết trong Hiệp định CPTPP, VN bỏ hạn chế đối với việc “mở thêm điểm bán lẻ” sau 5 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực. Tuy nhiên VN tiếp tục được bảo lưu không cho phép nước ngoài tham gia phân phối xăng dầu, dược phẩm và sản phẩm ghi hình.
Quy định hiện hành yêu cầu các doanh nghiệp (DN) nước ngoài muốn mở thêm điểm bán lẻ thứ hai trở đi phải xin phép cơ quan quản lý, phải trải qua tiêu chí kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT) như quy mô của khu vực thị trường; số lượng các cơ sở bán lẻ đang hoạt động tại khu vực; tác động của cơ sở bán lẻ tới sự ổn định của thị trường và hoạt động kinh doanh của các cơ sở bán lẻ, chợ truyền thống trong khu vực… Riêng việc mở cơ sở bán lẻ mới có diện tích dưới 500 m2, được lập trong trung tâm thương mại và không thuộc loại hình cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini thì không bị buộc phải xin phép. Như vậy chúng ta vẫn còn giữ được hàng rào kỹ thuật để bảo vệ ngành bán lẻ trong nước.
Video đang HOT
Th.S Vũ Quốc Chinh, Khoa Kinh doanh quốc tế – Marketing (Trường đại học Kinh tế TP.HCM), nói rằng việc xóa bỏ hoàn toàn rào cản trong lĩnh vực bán lẻ sau này sẽ khiến thị trường có thể chuyển sang giai đoạn bùng nổ với sự tham gia của nhiều DN ngoại. Để đẩy hàng vào một thị trường tốt nhất chính là qua kênh phân phối của chính mình. Các nước thường tổ chức theo ngành hàng, hiệp hội và luôn tạo ra sức mạnh tập thể khi muốn đẩy mạnh xuất khẩu sang một thị trường nào đó. Vì vậy, thời hạn 5 năm sẽ là một bước chuyển quan trọng nhằm giúp các DN VN có thêm thời gian để chuẩn bị thích ứng và ứng phó trước làn sóng mới. Một điểm phân phối cần đáp ứng các tiêu chuẩn cơ bản như “nhất cận thị, nhị cận giang, tam cận lộ”, hiện một số hệ thống phân phối của VN đang có lợi thế đó. Ngoài ra là hệ thống các nhà sản xuất hàng hóa trong nước với giá cả cạnh tranh. Đây cũng là ưu thế cần được duy trì. Tuy nhiên, những hệ thống bán lẻ của nước ngoài có lợi thế về công nghệ logistics, công nghệ trưng bày, chất lượng dịch vụ… ” Khi chúng ta vào một siêu thị nước ngoài, có thể cảm nhận được việc họ tạo ra cho khách hàng cảm xúc mua hàng tốt hơn. Điều quan trọng là các doanh nghiệp VN cần nâng cấp chất lượng dịch vụ tốt hơn, mạnh dạn nghiên cứu áp dụng các tiêu chuẩn, xu hướng mới của thế giới nhằm hướng đến tạo thêm cảm xúc mua hàng cho khách hàng”, ông Chinh khuyến nghị.
“Lá chắn” kỹ thuật không còn quan trọng
Ngày 17.1 vừa qua, chuỗi bán lẻ về mỹ phẩm Watsons của Hồng Kông khai trương tại TP.HCM. Vào những ngày cuối năm 2018, Tập đoàn BRG của VN và Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản) đã chính thức khai trương siêu thị FujiMart tại Hà Nội… Thời gian qua, hàng loạt thương hiệu ngoại đã có mặt ở hầu hết các phân khúc bán lẻ tại VN, từ các đại siêu thị, trung tâm thương mại đến cửa hàng tiện lợi. Nhiều chuyên gia dự báo sẽ tiếp tục có thêm nhiều thương hiệu bán lẻ mới vào VN. Các tập đoàn thương mại điện tử lớn như Amazon, Alibaba cũng sẽ nhanh chóng có mặt trực tiếp bởi thị trường VN có tốc độ tăng trưởng về tiêu dùng đứng đầu trong khu vực. Trong đó thị trường nông thôn hầu như chưa khai phá. Bán lẻ hiện đại, bán hàng qua mạng chỉ mới chiếm khoảng 5% tổng doanh số…
Ông Vũ Vinh Phú, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội, nhận xét: Nhiều khách hàng khi vào siêu thị FujiMart mới khai trương đều cho biết sẽ quay lại, trong khi đó có nhiều siêu thị đã hoạt động từ lâu nhưng vẫn vắng khách. Hay Trung tâm thương mại Parkson tọa lạc ở những vị trí đắc địa tại Hà Nội và TP.HCM nhưng ế ẩm và đóng cửa gần hết. Vì vậy, dù vẫn còn giữ hàng rào kỹ thuật bằng ENT nhưng thị trường bán lẻ VN phần lớn đang nằm trong tay các DN ngoại, nhất là kênh bán hàng hiện đại. Thời gian qua, hàng loạt tập đoàn nước ngoài nhanh chóng mở hàng trăm điểm bán lẻ, cửa hàng tiện lợi trên khắp cả nước. Đó là chưa kể các tập đoàn lớn gần đây đều thông qua việc mua bán, sáp nhập để thâm nhập nhanh thị trường. Chuyên gia bán lẻ này cho rằng điều kiện kỹ thuật như ENT đã không còn là “lá chắn” quan trọng và hiệu quả cho DN bán lẻ trong nước.
“Trong lĩnh vực bán lẻ hiện nay, địa điểm, vị trí chỉ còn chiếm một phần trong quyết định sự thành công của các DN. Thực tế có những siêu thị ở rất xa nhưng luôn đông khách. Vì vậy quan trọng nhất là kinh doanh trung thực, không có hàng nhái, hàng dỏm, không ép chiết khấu cao đối với nhà cung cấp. Nếu vi phạm các điều đó thì dù siêu thị ở ngay đường Đồng Khởi (TP.HCM) khách hàng cũng không ai vào. Hơn nữa, không chỉ cạnh tranh với nhau mà các cửa hàng còn phải cạnh tranh với việc bán hàng qua mạng nên cần phải xây dựng uy tín, thương hiệu ngay từ đầu với khách hàng”, ông Vũ Vinh Phú nhấn mạnh.
Theo TNO
Vốn ngoại rót 6,6 tỷ USD vào bất động sản Việt Nam
Khoảng 6,6 tỷ USD vốn FDI đổ vào bất động sản năm 2018. Số liệu trên vừa được Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch & Đầu tư) đưa ra trong báo cáo tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2018.
Trong năm nay, cả nước có 3.046 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký câp mơi gần 18 tỷ USD, bằng 84,5% so với cùng kỳ năm 2017. Đồng thời có 1.169 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm 7,59 tỷ USD, bằng 90,3% so với cùng kỳ năm 2017.
Cung trong 12 tháng năm 2018, cả nước có 6.496 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị vốn góp 9,89 tỷ USD, tăng 59,8% so với cùng kỳ 2017. Tính chung trong năm 2018, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài là 35,46 tỷ USD, bằng 98,8% so với cùng kỳ năm 2017.
Phân theo lĩnh vực, công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đạt 16,58 tỷ USD, chiếm 46,7% tổng vốn đầu tư đăng ky. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 6,6 tỷ USD, chiếm 18,6% tổng vốn đầu tư đăng ký. Đứng thứ ba là lĩnh vực bán buôn, bán lẻ với tổng vốn đầu tư đăng ký là 3,67 tỷ USD, chiếm 10,3% tổng vốn đầu tư đăng ký...
Nhât Ban đứng đầu trong danh sách các quốc gia, khu vực có dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đầu tư là 8,59 tỷ USD, chiếm 24,2% tổng vốn đầu tư. Han Quôc đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký 7,2 tỷ USD, chiếm 20,3% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Singapore đứng vị trí thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký là 5 ty USD.
Trong số các dự án lớn được cấp giấy nhận đăng ký đầu năm trong năm 2018, có hai dự án ở lĩnh vực bất động sản đó là dự án Thanh phô thông minh tai xa Hai Bôi, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ngày 14/7/2018 tại Vinh Ngoc, Đông Anh Ha Nôi, tông vôn đâu tư 4,138 ty USD do Sumitomo Corporation (Nhật Bản) đâu tư vơi muc tiêu xây dưng khu đô thi thông minh, đông bô vê ha tâng ky thuât va ha tâng xa hôi...
Dự án Công ty TNHH Laguna (Viêt Nam), câp giây chưng nhân đăng ky đâu tư ngay 07/03/2007 do nha đâu tư Singapore đâu tư tai Thưa Thiên Huê đa điêu chinh tăng vôn đâu tư thêm 1,12 ty USD vao ngay 25/5/2018.
Giải ngân vốn FDI trong năm nay ước đạt 19,1 tỷ USD, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2017
Nói về làn sóng vốn FDI "chảy" vào thị trường bất động sản, GS. Đặng Hùng Võ, Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, cho rằng bất động sản công nghiệp, bất động sản thương mại là yếu tố mới, triển vọng rất lớn trong năm 2019. Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung cũng có thể chính là cơ hội tuyệt vời cho Việt Nam. Điều chúng ta phải làm là thu hút các nhà đầu tư nước ngoài thay vì để họ đến Trung Quốc hay các nước khác. Phải chuẩn bị đủ điều kiện để các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
'Dòng vốn FDI đầu tư vào bất động sản đang tăng mạnh trong 2018 và dự báo tiếp tục đà tăng tốt trong 2019, trong bối cảnh nhiều nhà đầu tư dịch chuyển dòng vốn của mình vào ASEAN, trong đó có Việt Nam do lo ngại chiến tranh thương mại Mỹ - Trung", SG. Võ cho biết.
Còn theo bà Hương Nguyễn, Tổng giám đốc Đại Phúc Land, câu chuyện vốn ngoại đổ vào thị trường bất động sản không mới mà đã từ vài năm nay, mạnh nhất là dòng vốn đến từ các nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, gần đây có thêm Hồng Kông (Trung Quốc).
Nguyên nhân chủ yếu là do Việt Nam luôn ổn định về kinh tế cũng như chính trị - xã hội. Mặt khác, căng thẳng về thương mại giữa Mỹ - Trung Quốc cũng khiến dòng vốn của các tập đoàn đa quốc gia dịch chuyển từ Trung Quốc đi, mà Việt Nam là điểm đến lý tưởng. Bên canh la nhờ chính sách khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài, sự ổn định chính trị và tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của nước ta.
Cũng theo bà Hương, lơi ich đem lai la cac thương vu nay giup cho thi trương bất động sản trơ nên tiêm năng hơn va nhiêu dư đia phat triên; Thanh khoan cua thi trương bất động sản gia tăng manh me Thach thưc lơn nhât la cach quan ly va sư dung nguôn vôn đâu tư môt cach hơp ly, đung hương, định giá, tuân thủ pháp lý và rủi ro nhân sự.
Nam Phong
Theo Trí thức trẻ
Đầu tư công trung hạn: Điều chỉnh tăng vốn nước ngoài, giảm trong nước Tổng vốn đầu tư nước ngoài trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020 đã được điều chỉnh tăng thêm 60 ngàn tỉ đồng so với kế hoạch trước đó, cho dù tỷ lệ giải ngân năm 2018 đến nay rất chậm, theo Nghị quyết 71/2018 của Quốc hội. Các dự án vay vốn nước ngoài giải ngân chậm, sẽ chỉ được...