Doanh nghiệp ngành gỗ thay đổi chiến lược để thích ứng sau đại dịch

Theo dõi VGT trên

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Công Tuấn nhấn mạnh ngành gỗ cần đẩy mạnh liên kết chuỗi, giảm phụ thuộc nguồn cung nước ngoài.

Doanh nghiệp ngành gỗ thay đổi chiến lược để thích ứng sau đại dịch - Hình 1
Sản xuất, chế biến gỗ xuất khẩu. (Ảnh: TTXVN)

Dịch COVID-19 đã khiến các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ thiệt hại khoảng 80% các đơn hàng, đứt gãy chuỗi sản xuất.

Đại dịch rồi sẽ qua đi và ngành công nghiệp chế biến gỗ sẽ vận hành trở lại, nhưng cách thức vận hành sẽ khác bởi ngành cần có những thay đổi chiến lược. Những sáng kiến, cách làm mới này không chỉ giúp các doanh nghiệp tồn tại mà còn phát triển trong tương lai.

Ông Điền Quang Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội chế biến gỗ Bình Dương (BIFA), Tổng Giám đốc Công ty Minh Phát 2 (MIFACO) đánh giá trong bối cảnh dịch COVID-19, doanh nghiệp chỉ có hai sự lựa chọn. Một là cố gắng tìm các giải pháp để tồn tại và chuẩn bị kỹ các bước để khi bệnh dịch qua, doanh nghiệp có thể tăng tốc trở lại. Hai là đóng cửa và phá sản. Tất nhiên, chẳng doanh nghiệp nào muốn lựa chọn phương án thứ hai. Do đó, cộng đồng doanh nghiệp đã và đang thực hiện các sáng kiến để tồn tại và chuẩn bị sẵn sàng bứt phá sau dịch.

Bên cạnh những giải pháp mang tính ngắn hạn, đại dịch đòi hỏi doanh nghiệp phải có những thay đổi mang tính chiến lược. Đó là việc xác định lại chủng loại, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu nhằm phù hợp với xu thế tiêu dùng thế giới, đẩy mạnh liên kết giữa các doanh nghiệp, phát triển ngành công nghiệp phụ trợ trong nước, tạo chuỗi cung hoàn chỉnh tại Việt Nam. Cùng với đó, doanh nghiệp cũng phải thay đổi phương thức bán hàng sang hình thức online và đẩy mạnh phát triển thị trường nội địa.

Việc chuyển đổi phương thức bán hàng theo cách truyền thống (offline) sang hình thức bán hàng online cũng là xu hướng trong thương mại toàn cầu hiện nay.

Theo ông Điền Quang Hiệp, BIFA đang hợp tác với hai công ty thương mại điện tử lớn toàn cầu là Amazon và Alibaba trong việc chuyển đổi hình thức bán hàng. Hai đối tác này đang tiến hành các hoạt động đào tạo cho một số công ty thành viên của hiệp hội và kỳ vọng các bên sẽ phối hợp để hình thành kênh thương mại online.

Video đang HOT

Tuy nhiên, các mặt hàng bán qua hình thức online thông thường là các mặt hàng đơn giản, người mua có thể tự lắp ráp nên chủ yếu phục vụ nhóm khách hàng thu nhập trung bình hoặc thấp. Các sản phẩm phức tạp thường có sự lựa chọn kỹ lưỡng của người mua, vì vậy bán hàng online sẽ còn nhiều trở ngại.

Ông Điền Quang Hiệp cho rằng doanh nghiệp cần bắt đầu từ các sản phẩm đơn giản trước, rồi từng bước đi vào các sản phẩm phức tạp.

Trong tháng Ba vừa qua, BIFA, Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ Thành phố Hồ Chí Minh (HAWA) và Hiệp hội Gỗ và Thủ công mỹ nghệ Đồng Nai (DOWA) đã ký Biên bản ghi nhớ về việc hợp tác đẩy mạnh chuyển đổi số với Tập đoàn FPT. Tập đoàn FPT sẽ tư vấn chiến lược chuyển đổi số cho ngành chế biến gỗ và thủ công mỹ nghệ Việt Nam.

Không chỉ doanh nghiệp, tại các làng nghề với sản phẩm phục vụ thị trường nội địa, một số cơ sở kinh doanh hộ gia đình đã bắt đầu chuyển đổi sang hình thức bán hàng online. Hiệp hội gỗ Đồng Kỵ hiện nay đã thành lập nhóm trên zalo, viber, facebook, bao gồm các hộ gia đình sản xuất, hộ chuyên làm thương mại và hộ cung cấp nguyên liệu đầu vào.

Các thành viên trong nhóm thường xuyên chia sẻ và nhờ các thành viên trong nhóm kết nối với người mua có nhu cầu. Sáng kiến thành nhập nhóm và bán hàng qua mạng cũng xuất hiện tại làng nghề Hữu Bằng.

Theo ông Nguyễn Duy Khiêm, Phó Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoàng Phát, công ty hiện tại hoạt động chủ yếu theo phương thức bán hàng online qua zalo, viber và sản xuất theo các đơn đặt đặt hàng trên các nhóm này.

Khó khăn trong nhập khẩu nguyên liệu đã khiến một số cơ sở sản xuất phải chuyển đổi cơ cấu mặt hàng, sản xuất các mặt hàng thay thế nhập khẩu cho thị trường nội địa. Việc đứt gãy các chuỗi cung, bao gồm cả nhập khẩu các mặt hàng gỗ phục vụ tiêu dùng nội địa đã tạo ra khoảng trống về các mặt hàng này ở trong nước.

Một số cơ sở sản xuất, nhất là các làng nghề đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội thị trường này, thực hiện chuyển đổi cơ cấu dòng sản phẩm nhằm lấp chỗ trống.

Ông Nguyễn Duy Khiêm, Phó Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoàng Phát cho biết công ty đang nghiên cứu các mặt hàng như cũi trẻ em, ghế ăn trẻ em – các mặt hàng trước đó thường nhập khẩu từ Trung Quốc – để chuyển sang tự sản xuất nhằm tạo công việc cho lao động.

Tranh thủ cơ hội khi phải giảm quy mô hoạt động, nhiều doanh nghiệp đã bắt tay tổ chức lại sản xuất. Theo đó, doanh nghiệp nhìn nhận lại hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, tìm ra các khâu còn hạn chế để đưa ra phương án cải thiện, nâng cao hiệu quả sản xuất, năng suất lao động.

Trước khi dịch xảy ra, Công ty Minh Phát 2 (MIFACO) hoạt động hết công suất, thậm chí liên tục tăng ca, giai đoạn này công ty tập trung nâng cao tay nghề công nhân, sẵn sàng chuẩn bị cho các hoạt động sau dịch.

Xác định dòng sản phẩm và thị trường chiến lược có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của ngành chế biến gỗ xuất khẩu, trong đó dòng sản phẩm chiến lược là các sản phẩm có nhu cầu lớn, có độ ổn định cao và cầu liên tục mở rộng, ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho rằng hiện cơ cấu dòng sản phẩm gỗ của Việt Nam chưa đúng. Các sản phẩm không có nhu cầu lớn và nhu cầu không tăng cao trong tương lai vẫn chiếm ưu thế.

Khi dịch bệnh xảy ra, chuỗi cung cấp các loại đồ gỗ chiến lược không bị biến động quá lớn, do nhu cầu về các sản phẩm này vẫn còn tồn tại, trong khi nhu cầu về các nhóm đồ gỗ khác gần như mất hẳn.

Doanh nghiệp ngành gỗ thay đổi chiến lược để thích ứng sau đại dịch - Hình 2
Sản xuất bàn ghế xuất khẩu sang châu Âu. (Ảnh: Thanh Long/TTXVN)

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Công Tuấn cho biết đồ gỗ xuất khẩu sang Mỹ, EU là bàn trang điểm, dụng cụ phòng bếp, phòng tắm chiếm 60% kim ngạch, trong khi đồ ngoại thất, văn phòng chỉ chiếm 40%. Do đó, cơ cấu sản phẩm gỗ cần thay đổi để tận dụng dư địa lớn này.

Thứ trưởng Hà Công Tuấn cũng cho rằng dứt khoát phải cơ cấu lại sản phẩm xuất khẩu. Hiện nay, ngành vẫn phải dùng từ 25-26 triệu m3 gỗ nguyên liệu để sản xuất ra khoảng 13 triệu tấn dăm mà chỉ làm ra kim ngạch xuất khẩu từ 1,5-1,6 tỷ USD và chỉ chiếm hơn 10% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong khi lượng nguyên liệu lại chiếm 60%.

Việc đứt gãy các chuỗi cung trong ngành công nghiệp chế biến gỗ, đặc biệt là việc phụ thuộc nguyên phụ liệu nhập khẩu một lần nữa cho thấy vai trò đặc biệt quan trọng của liên kết để có thể tham gia chuỗi cung ứng, thương mại toàn cầu cũng như thúc đẩy ngành phát triển bền vững.

Theo các chuyên gia, với vai trò là cầu nối giữa các doanh nghiệp, các hiệp hội cần nỗ lực hơn trong việc hiểu rõ, cũng như kết nối các thành viên, doanh nghiệp trong ngành.

Thứ trưởng Hà Công Tuấn nhấn mạnh ngành cần đẩy mạnh liên kết chuỗi, giảm phụ thuộc nguồn cung nước ngoài. Hiện nguyên liệu trong nước đã chủ động được 80%, nhưng trong cơ cấu đồ mộc, tỷ trọng nguyên liệu nhập vẫn còn cao. Để thay đổi được thì cần đẩy mạnh phát triển nguồn nguyên liệu gỗ lớn sản xuất trong nước.

80% phụ liệu vẫn nhập khẩu nhưng nay là điều kiện tốt để phát triển sản xuất trong nước nhờ quy mô sản xuất của ngành ngày càng lớn, nhu cầu cao./.

Thứ trưởng Hà Công Tuấn: Doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ phải năng động 'tìm cơ trong nguy'

Mặc dù đại dịch COVID-19 đang gây những tác động không mấy tích cực tới ngành công nghiệp chế biến gỗ, nhưng theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Công Tuần thì đây cũng là thời điểm các doanh nghiệp phải năng động, sáng tạo với tư tưởng "tìm cơ trong nguy" nhằm ổn định, duy trì, phát triển trong tương lai.

Xung quanh vấn đề này, Thứ trưởng Hà Công Tuấn đã có những chia sẻ với phóng viên Thông tấn xã Việt Nam về những giải pháp ứng phó cần thiết trong tình hình hiện nay.

Thứ trưởng Hà Công Tuấn: Doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ phải năng động tìm cơ trong nguy - Hình 1
Sản xuất sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu sang thị trường EU của Công ty CP WOODSLAND Tuyên Quang. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN

Dịch COVID-19 đã có những tác động mạnh đến các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ. Xin Thứ trưởng cho biết những khó khăn của ngành gỗ hiện nay?
Có thể nói dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế toàn cầu và Việt Nam. Ngành công nghiệp chế biến gỗ cũng không tránh khỏi sự ảnh hưởng tiêu cực với phạm vi ảnh hưởng rất rộng.
Thứ nhất, đối với thị trường xuất khẩu, đến tháng 4, khoảng 80% các đơn hàng bị tạm dừng, tạm ngưng, chưa tìm được đơn hàng mới. Các thị trường xuất khẩu lớn như Hoa Kỳ quý I/2020 chiếm 51% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ, EU khoảng gần 9% đã gần như đóng băng; các thị trường Nhật Bản chiếm 12%, Hàn Quốc 7-8% cũng chỉ có lác đác đơn hàng.
Riêng thị trường Trung Quốc chiếm 10%; trong đó chủ yếu xuất khẩu 90% là sản phẩm dăm gỗ, trong những tháng đầu năm do ảnh hưởng của dịch, giờ mới bắt đầu được phục hồi, nhưng cũng cần một thời gian nữa mới có thể bình thường. Gần gần đây tình hình dịch ở Trung Quốc vẫn có diễn biến khó lường.
Đối với thị trường trong nước, hiện nay có hai sản phẩm chính. Một là sản phẩm của các làng nghề truyền thống có đến 70 - 80% sản phẩm không tiêu thụ được, phải tạm dừng hoạt động sản xuất. Sản phẩm thứ hai là sản phẩm cao cấp cho các công trình lớn (khách sạn, công sở) giảm 90% doanh thu so với cùng kỳ.
Bên cạnh đó, trong quý I/2020 nguyên liệu gỗ, phụ kiện nhập khẩu cũng giảm 70 - 80%. Hiện, doanh nghiệp sản xuất chủ yếu từ nguồn nguyên liệu, phụ kiện dự trữ.
Tình hình sản xuất của ngành chế biến, xuất khẩu gỗ có thể nói là ngừng trệ nghiêm trọng, do không có đơn hàng nên các doanh nghiệp buộc phải tạm dừng sản xuất và cho lao động nghỉ. Hiện đã có nhiều doanh nghiệp cho nghỉ 45 - 80% số lao động hoặc giãn thời gian làm việc.
Qua khảo sát bước đầu ở 130 doanh nghiệp lớn, bình quân mỗi doanh nghiệp trong quý I thiệt hại 25 tỷ đồng; tổng thiệt hại của các doanh nghiệp này từ 3.000 - 5.000 tỷ đồng. Các doanh nghiệp cũng có áp lực về nguồn tín dụng, trả nợ ngân hàng, các loại thuế, bảo hiểm xã hội...
Chúng tôi mong rằng khó khăn này sẽ kết thúc sớm, nhưng mỗi doanh nghiệp sẽ có bản lĩnh khác nhau để xử lý tình huống này.
Vậy Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có định hướng, giải pháp gì để hỗ trợ doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn này?
Hiện chỉ có khoảng 7% doanh nghiệp vẫn hoạt động bình thường, còn lại trên 90% doanh nghiệp phải tạm dừng hoặc luân chuyển một bộ phận lao động, tạo ra sự đứt gãy toàn chuỗi. Chuỗi này bao gồm cả những người cung cấp nguyên, phụ liệu, đặc biệt cả những người trồng rừng do không có người mua.
Nhưng nếu chúng ta không duy trì được các đơn hàng thì khả năng khôi phục sản xuất càng khó khăn hơn. Bộ cũng như các bộ, ngành khác đã theo dõi sát sao tình hình sản xuất. Theo mục tiêu của Chính phủ phải đạt được mục tiêu "kép" là vừa chống dịch vừa đảm bảo duy trì sản xuất. Bộ vẫn duy trì thông tin nắm bắt tình hình với các hiệp hội, địa phương dù trong giai đoạn thực hiện giãn cách xã hội. Bộ đã có nhiều văn bản liên quan tới các bộ, ngành, Chính phủ về các chính sách hỗ trợ ngành công nghiệp chế biến gỗ trong giai đoạn khó khăn này.
Khó khăn hiện nay không chỉ của ngành gỗ mà là khó khăn chung của các lĩnh vực sản xuất nên việc giải quyết chính sách là giải quyết chung cho các lĩnh vực. Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt và đã có những chính sách hỗ trợ vừa kịp thời vừa thể hiện quyết tâm cao khôi phục, hỗ trợ sản xuất. Đây là những chính sách lần đầu tiên được áp dụng. Nhà nước đang phải dùng nguồn tích lũy từ trước đến nay để đầu tư, hỗ trợ cho duy trì sản xuất.
Cụ thể Bộ đã có khuyến cáo gì tới doanh nghiệp trong thời gian này?
Bộ đã có văn bản gửi các hiệp hội, đề nghị các hiệp hội truyền đạt đến doanh nghiệp, trước hết doanh nghiệp phải năng động, sáng tạo, cùng Nhà nước vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Điều quan trọng đầu tiên là nhận thức, đánh giá tình hình không quá bi quan. Bây giờ không phải là lúc doanh nghiệp nghĩ đến chuyện đóng cửa rồi phá sản mà họ phải có tư tưởng "tìm cơ trong nguy", ổn định, duy trì, phát triển trong tương lai.
Dù thị trường chủ chốt khó khăn thì tìm thị trường khác và hướng về thị trường nội địa. Hiện, hàng hóa phục vụ dân sinh đang có nhu cầu cao, nếu doanh nghiệp khai thác được sẽ đáp ứng phần nào việc duy trì sản xuất.
Hiện đang thực hiện giãn cách xã hội, đương nhiên chuỗi cung ứng bị ảnh hưởng. Nhưng các doanh nghiệp khác làm được thì doanh nghiệp chế biến gỗ cũng phải làm được. Doanh nghiệp chuyển sang bán hàng trên các kênh thương mại điện tử. Đây không chỉ là giải pháp cho trước mắt mà cả lâu dài, doanh nghiệp phải ứng dụng công nghệ trong bán hàng.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải gắn bó với người lao động, không được để ai lại phía sau. Doanh nghiệp cần đồng hành, thống nhất với họ, khi dịch khó khăn vận động họ chia sẻ, để khi hết dịch họ sẵn sàng trở lại làm việc với doanh nghiệp.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã giao cho Tổng cục Lâm nghiệp làm việc với các hiệp hội, làng nghề, để ngay sau khi nới lỏng giãn cách xã hội, hoặc hết dịch thì phải khôi phục sản xuất ngay không được kéo dài. Nếu kéo dài tình trạng tạm ngừng như hiện nay sẽ dẫn đến đình trệ. Đây là tình huống phải xử lý ngay.
Về lâu dài Bộ có định hướng phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ như thế nào, thưa Thứ trưởng?
Mặc dù hiện đang rất khó khăn nhưng ngành công nghiệp chế biến gỗ vẫn có dư địa phát triển tốt, có tiềm năng nâng cao chuỗi giá trị. Nếu trong thời gian ngắn, dịch COVID-19 qua đi, nhất là thị trường chủ chốt thì chúng ta vẫn có khả năng đạt được mục tiêu kim ngạch 12 tỷ USD trong năm nay.
Theo tôi, ngành này phải tập trung 4 giải pháp chủ yếu. Thứ nhất, dứt khoát cơ cấu lại sản phẩm xuất khẩu. Hiện nay, chúng ta vẫn phải dùng 25 - 26 triệu m3 gỗ nguyên liệu để sản xuất ra khoảng 13 triệu tấn dăm mà chỉ làm kim ngạch xuất khẩu 1,5 - 1,6 tỷ USD. Con số này rất thấp, chỉ chiếm hơn 10% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong khi lượng nguyên liệu chiếm 60%.
Cơ cấu sản phẩm gỗ cũng phải thay đổi. Chúng ta hiện chủ yếu sang Mỹ, EU là bàn trang điểm, dụng cụ phòng bếp, phòng tắm chiếm 60% kim ngạch, trong khi đồ ngoại thất, văn phòng chỉ chiếm 40%, đây là dư địa lớn.
Đồng thời cơ cấu cho cả chuỗi, từ trồng rừng gỗ lớn, cải tiến về giống, đưa giống tốt có thâm canh, đẩy nhanh việc quản lý rừng bền vừng, thực hiện các cam kết trong Hiệp định đối tác tự nguyện giữa về thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản với EU.
Thứ hai là làm mạnh mẽ hơn liên kết chuỗi, giảm phụ thuộc nguồn cung nước ngoài. Hiện nguyên liệu trong nước đã chủ động được 80%, nhưng trong cơ cấu đồ mộc, tỷ trọng nguyên liệu nhập vẫn còn cao. Để thay đổi được thì cần đẩy mạnh phát triển nguồn nguyên liệu gỗ lớn sản xuất trong nước.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần đẩy mạnh việc sản xuất phụ liệu trong nước, 80% vẫn nhập khẩu, sản xuất trong nước giá thành cao. Hiện đang là điều kiện để phát triển sản xuất phụ liệu trong nước nhờ quy mô sản xuất của ngành lớn, nhu cầu cao.
Vai trò của hiệp hội rất quan trọng, nhưng hiện có nhiều hiệp hội/hội kể cả ở các địa phương. Ngành này cần có một "nhạc trưởng" để có những hoạt động có sự liên kết chặt chẽ hơn.
Thứ ba là đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ vào chuỗi, từ ứng dụng giống đến chế biến, bán hàng online; đổi mới thiết kế, tạo ra mặt hàng phối trộn gỗ với sác sản phẩm khác để phù hợp nhu cầu với thị trường. Đây là điều doanh nghiệp bắt buộc phải làm.
Cuối cùng, đối với tiêu thụ trong nước đã quan trọng giờ càng quan trọng hơn, thị trường này có trị giá 3 tỷ USD và sẽ tăng lên vì người dân đã có điều kiện sử dụng sản phẩm gỗ chất lượng cao. Các doanh nghiệp phải hướng vào thị trường này.
Ngoài ra, ngành gỗ phải chú trọng xuất khẩu tại chỗ. Đó là nhiều doanh nghiệp FDI làm công trình khách sạn, công sở chất lượng cao trong nước, đã có doanh nghiệp trong nước như Công ty cổ phần xây dựng kiến trúc AA đã chiếm lĩnh được một góc của thị trường này. Các doanh nghiệp FDI dù có phục vụ nhu cầu trong nước thì các doanh nghiệp Việt cũng có thể tham gia vào chuỗi cung cho họ.
Xin trân trọng cảm ơn những chia sẻ của Thứ trưởng!

Bích Hồng

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

3 hộ dân Làng Nủ viết đơn xin nhường nhà mới cho người khác, lí do phía sau khiến nhiều người xót xa3 hộ dân Làng Nủ viết đơn xin nhường nhà mới cho người khác, lí do phía sau khiến nhiều người xót xa
20:16:04 18/12/2024
Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi kèm tờ giấy ghi nội dung đầy xót xaBé gái sơ sinh bị bỏ rơi kèm tờ giấy ghi nội dung đầy xót xa
19:59:10 18/12/2024
Đây là gia đình có nhiều thí sinh tham gia Đường Lên Đỉnh Olympia nhất Việt Nam: Từ con trai, con gái đến con rể!Đây là gia đình có nhiều thí sinh tham gia Đường Lên Đỉnh Olympia nhất Việt Nam: Từ con trai, con gái đến con rể!
20:47:36 18/12/2024
Diễn biến gây sốc trong vụ Chung Hân Đồng bị tình trẻ kém 19 tuổi leak ảnh riêng tưDiễn biến gây sốc trong vụ Chung Hân Đồng bị tình trẻ kém 19 tuổi leak ảnh riêng tư
20:43:12 18/12/2024
Bí ẩn lớn nhất showbiz: Vợ chồng diễn viên mất tích giữa hàng loạt camera, 8 năm ròng rã không 1 dấu vếtBí ẩn lớn nhất showbiz: Vợ chồng diễn viên mất tích giữa hàng loạt camera, 8 năm ròng rã không 1 dấu vết
20:34:12 18/12/2024
Ái nữ nhà sao Việt bị thương tới rách mũi, hoảng hốt khi y tá nói 1 câuÁi nữ nhà sao Việt bị thương tới rách mũi, hoảng hốt khi y tá nói 1 câu
20:25:54 18/12/2024
NÓNG: Nghi vấn Lưu Thi Thi - Ngô Kỳ Long ly hôn?NÓNG: Nghi vấn Lưu Thi Thi - Ngô Kỳ Long ly hôn?
22:52:43 18/12/2024
Cặp sao Việt lệch 10 tuổi vẫn đẹp đôi xuất sắc, nhà gái khoe mặt mộc xinh hút hồn khiến netizen nô nức "xin vía"Cặp sao Việt lệch 10 tuổi vẫn đẹp đôi xuất sắc, nhà gái khoe mặt mộc xinh hút hồn khiến netizen nô nức "xin vía"
23:04:51 18/12/2024

Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

17:03:21 25/02/2023
Ngày 25/2, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đông Anh đã tiến hành bắt khẩn cấp 5 đối tượng và ra lệnh khám xét khẩn cấp Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D, có địa chỉ tại xã Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội...
Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

18:51:58 04/08/2021
NCB có Quyền Tổng giám đốc mới và 2 Phó Tổng giám đốc, cả 3 đều là nữ.
Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

10:40:01 24/12/2020
Sáng 24/12, thông tin tại họp báo triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2021, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết tính đến ngày 21/12/2020, tín dụng tăng 10,14% so với cuối năm 2019 và tăng 11,62% so với cùng kỳ năm trước.
Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

10:33:03 24/12/2020
Giá cà phê hôm nay 24/12 trong khoảng 32.400 - 32.800 đồng/kg. Trên thế giới, giá cà phê Arabica quay đầu tăng nhẹ.
Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

10:24:19 24/12/2020
Giá tiêu hôm nay 24/12 trong khoảng 52.000 - 54.000 đồng/kg, tiếp tục giảm. Trên thế giới, giá tiêu Ấn độ tăng giảm đan xen.
Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

10:18:32 24/12/2020
Thị trường chứng khoán Việt Nam 2020 trải qua nhiều biến động mạnh, trong đó có không ít phiên giao dịch ấn tượng.
Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

10:09:33 24/12/2020
Bitcoin giảm 2,64%, xuống 23.083 USD, trong bối cảnh loạt tiền ảo hàng đầu lao dốc, thị trường phủ kín sắc đỏ.
Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

10:05:22 24/12/2020
Tỷ giá USD ngày 24/12 diễn biến theo xu hướng tiếp tục giảm mạnh trong bối cảnh kinh tế Mỹ vẫn chưa có gói kích cầu như mong đợi.
Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

09:43:12 24/12/2020
Vietinbank Securities và loạt người thân lãnh đạo đăng ký thoái vốn tại CTCP Phát triển nhà Bà Rịa Vũng Tàu (Hodeco, HDC) giữa lúc cổ phiếu lập đỉnh.
Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

09:39:26 24/12/2020
Cập nhật giá vàng sáng 24/12 tăng nhẹ do đồng USD suy yếu.Trong nước, giá vàng SJC biến động tăng, giảm trái chiều từ 30.000 - 50.000 đồng/lượng.
VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

09:35:34 24/12/2020
VietinBank quyết định trả cổ tức năm 2019 bằng tiền mặt cho cổ đông sớm hơn dự định gần 1 tháng.
Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?

09:27:48 24/12/2020
Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 24/12.

Có thể bạn quan tâm

"Vũ trụ mỹ nhân" hot tối nay: Thùy Tiên lạ lẫm chưa từng thấy, Thanh Thủy - Ý Nhi đọ visual căng nhưng spotlight thuộc về Midu!

"Vũ trụ mỹ nhân" hot tối nay: Thùy Tiên lạ lẫm chưa từng thấy, Thanh Thủy - Ý Nhi đọ visual căng nhưng spotlight thuộc về Midu!

Sao việt

23:30:31 18/12/2024
Dàn mỹ nhân đình đám Vbiz đã có cuộc đua nhan sắc đầy tưng bừng trên thảm đỏ của Vietnam Beauty Fashion Fest 10.
Phim Hàn quá hay xứng đáng nổi tiếng hơn, cặp chính đẹp đôi xuất sắc còn bùng nổ chemistry

Phim Hàn quá hay xứng đáng nổi tiếng hơn, cặp chính đẹp đôi xuất sắc còn bùng nổ chemistry

Phim châu á

23:02:34 18/12/2024
Joo Ji Hoon lẫn Jung Yoo Mi chỉ chênh nhau 1 tuổi và cả hai đều đã bước vào hàng ngũ U50. Song, tuổi tác cũng không làm khó được bộ đôi diễn viên tạo nên những màn chemistry bùng nổ màn ảnh.
Camera ghi lại cảnh Triệu Lộ Tư bị bạn diễn đụng chạm phản cảm khiến 150 triệu người tranh cãi kịch liệt

Camera ghi lại cảnh Triệu Lộ Tư bị bạn diễn đụng chạm phản cảm khiến 150 triệu người tranh cãi kịch liệt

Hậu trường phim

22:59:27 18/12/2024
Lý Hoành Nghị có hành vi đụng chạm, sờ soạng Triệu Lộ Tư một cách phản cảm. Triệu Lộ Tư khi đó thể hiện thái độ khó chịu.
Bức ảnh "coi thường khán giả" của phim Việt drama nhất hiện nay

Bức ảnh "coi thường khán giả" của phim Việt drama nhất hiện nay

Phim việt

22:55:54 18/12/2024
Bộ phim Tiểu Tam Không Có Lỗi đích thị là tựa phim Việt nhiều drama nhất khi ngay từ tên phim đã gây ra không ít tranh cãi.
Lý do ngôi sao Tom Cruise được Bộ Hải quân Mỹ vinh danh

Lý do ngôi sao Tom Cruise được Bộ Hải quân Mỹ vinh danh

Sao âu mỹ

22:27:52 18/12/2024
Sau nhiều năm vào vai anh hùng quân đội trên màn bạc, Tom Cruise giờ đây đã trở thành một anh hùng quân đội ngoài đời thực.
Beyoncé là nữ nghệ sĩ nhận nhiều danh hiệu nhất mọi thời đại

Beyoncé là nữ nghệ sĩ nhận nhiều danh hiệu nhất mọi thời đại

Nhạc quốc tế

22:22:52 18/12/2024
Beyoncé là nữ nghệ sĩ đoạt nhiều danh hiệu nhất mọi thời - thông tin vừa được Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Mỹ (RIAA) công bố hôm 17.12.
Giáo hoàng Francis tiết lộ từng là mục tiêu của âm mưu ám sát

Giáo hoàng Francis tiết lộ từng là mục tiêu của âm mưu ám sát

Thế giới

22:08:31 18/12/2024
Giáo hoàng Francis tiết lộ rằng ông là mục tiêu của một vụ đánh bom liều chết trong chuyến thăm Iraq cách đây 3 năm, theo Reuters hôm nay 18.12.
Mỹ Mỹ: Tôi mong muốn được mọi người chú ý nhiều hơn

Mỹ Mỹ: Tôi mong muốn được mọi người chú ý nhiều hơn

Nhạc việt

22:02:58 18/12/2024
Khi phát hành ca khúc Her , Mỹ Mỹ mong muốn mình được khán giả quan tâm nhiều hơn về hành trình cô nỗ lực từ một vũ công trở thành ca sĩ chuyên nghiệp.
Lướt cọc đất, lừa đảo 400 triệu đồng rồi chuồn

Lướt cọc đất, lừa đảo 400 triệu đồng rồi chuồn

Pháp luật

21:58:19 18/12/2024
Nguyên thừa nhận hành vi lừa đảo bà O chiếm đoạt số tiền 400 triệu đồng bằng hình thức mua bán lướt cọc đất (đặt cọc xong, bán lại kiếm lời - PV) để trả nợ, tiêu xài cá nhân và chơi tiền ảo.
Mỹ nhân Thư Ký Kim Sao Thế bị quỵt cát xê 2,1 tỷ, tiếp nối bi kịch của người mẹ minh tinh vừa qua đời

Mỹ nhân Thư Ký Kim Sao Thế bị quỵt cát xê 2,1 tỷ, tiếp nối bi kịch của người mẹ minh tinh vừa qua đời

Sao châu á

21:26:10 18/12/2024
Nữ diễn viên này không phải người duy nhất trong gia đình bị quỵt cát xê. Mẹ chồng cô - minh tinh quá cố Kim Soo Mi cũng vướng phải vụ kiện tụng tương tự, dẫn đến qua đời vì căng thẳng.
Đoạn clip cảnh sát thuyết phục cô gái định nhảy lầu khiến hàng triệu cư dân mạng khóc theo

Đoạn clip cảnh sát thuyết phục cô gái định nhảy lầu khiến hàng triệu cư dân mạng khóc theo

Netizen

21:16:11 18/12/2024
Ngày 10 tháng 12 vừa qua, tại thành phố Thành Đô, Tứ Xuyên, Trung Quốc, một cô gái đã trèo lên sân thượng ở tòa nhà cao tầng với ý định tiêu cực.