Doanh nghiệp muốn xây thương hiệu phải ‘xây nhà từ móng’
Có thể gọi thương hiệu là “linh hồn” của doanh nghiệp (DN). Đánh mất “linh hồn” đồng nghĩa với việc DN tự vạch ra đường “chết” cho mình.
Nốt thăng trầm trong xây dựng thương hiệu
Trải qua hơn ba thập kỷ đổi mới, cộng đồng DN Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội, làm thay đổi tầm vóc và diện mạo của nền kinh tế đất nước.
Nhiều thương hiệu Việt không những đã chinh phục, chiếm lĩnh niềm tin của người tiêu dùng trong nước, mà còn vươn lên cạnh tranh với các tập đoàn xuyên quốc gia cả ở thị trường trong nước và nước ngoài. Bên cạnh những thương hiệu được hình thành từ khu vực kinh tế Nhà nước như Viettel, Vietnam Airlines, Vinamilk, Vietcombank… nhiều thương hiệu danh giá được hình thành và trỗi dậy từ khu vực kinh tế tư nhân như: Vin Group, Sun Group, Tân Hiệp Phát, Thaco, Vietjet Air, TH True milk, Techcombank…
Với khát khao cháy bỏng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã xây dựng nên thương hiệu xe Việt đầu tiên tại Việt Nam.
Tuy nhiên, ở chiều ngược lại chúng ta cũng đang chứng kiến những thương hiệu Việt từng vang bóng một thời bị biến mất do những thăng trầm của tiến trình phát triển và sau những thương vụ sáp nhập, mua bán, hợp nhất như Nước giải khát Tribeco, Kem đánh răng Dạ Lan…
Lại có những thương hiệu Việt danh tiếng trở thành sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài sau các thương vụ M&A như Bia Sài Gòn…
Vậy, đâu là những yếu tố quyết định sự hình thành và phát triển của một thương hiệu?
Video đang HOT
“Xây nhà từ móng”
Theo TS. Võ Trí Thành, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), muốn có thương hiệu mạnh phải “xây nhà từ móng”, gắn vào sự sáng tạo và công nghệ, DN cần phải có sự kết nối, tương tác với khách hàng.
TS. Võ Trí Thành, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM).
Trong nền kinh tế thị trường hội nhập, khu vực đầu tư nước ngoài, nhất là FDI, có thể đóng vài trò rất quan trọng, song nhìn về dài hạn, sự phát triển không thể bền vững. Sẽ không có một khu vực kinh tế tư nhân năng động cũng như các DNtư nhân lớn mạnh nếu thiếu sự phát triển lành mạnh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV-SMEs) và các DN khởi sự ( Startup).
Chính DNNVV là khu vực đóng góp lớn nhất cho cạnh tranh trên thị trường, nếu không có sự cạnh tranh thì sẽ không còn thị trường. Họ là khơi nguồn của hoạt động kinh doanh.
“Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, đã tạo dựng một khuôn khổ pháp lý thích hợp cùng sự quyết liệt của thực thi. Đặc biệt là liên quan đến sở hữu trí tuệ, chính sách cạnh tranh công nghệ, là trọng tâm cần ưu tiên. Công nghệ là chất xúc tác hết sức mạnh mẽ cho khởi nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo”, ông Võ Trí Thành nhận định.
Ở một góc độ khác, TS. Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho hay muốn ra nước ngoài, DN Việt phải được hỗ trợ bằng chính sách thị trường thế giới nhìn vào một DN dựa trên hình ảnh quốc gia của DN đó.
Bản thân quốc gia đã là một thương hiệu có giá trị rất lớn, như chúng ta hay nói “Made in Japan” chẳng hạn. DN Việt trước nay rất khó vươn mình ra thế giới, bởi hình ảnh của Việt Nam trong mắt các bạn chủ yếu vẫn gắn liền với cuộc chiến tranh, hoặc tích cực hơn cũng mới chỉ dừng lại ở phở, áo dài.
“Bởi vậy, nếu muốn các DN Việt vươn xa thì điều kiện cần là chính bản thân các DN phải mạnh, rất mạnh, nhưng cần thêm điều kiện đủ là sự hỗ trợ về mặt chính sách, mà việc thay đổi hình ảnh về đất nước trong con mắt quốc tế là rất quan trọng”.
Còn đứng ở góc độ DN bà Trần Uyên Phương, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát chia sẻ, Tân Hiệp Phát chứng minh bằng hành động và thành công ngày hôm nay cho thấy bước đi đúng đắn của Tân Hiệp Phát một thập kỷ trước. Chất lượng chính là nền tảng và giá trị cốt lõi của Tân Hiệp Phát, khi sản phẩm của chúng tôi không có chất bảo quản song vẫn có thể giữ được 12 tháng, giúp tạo ra sự vượt trội, bên cạnh sự đa dạng trong cơ cấu sản phẩm.
Dù đóng vai trò rất lớn, song nếu chỉ phụ thuộc vào máy móc, công nghệ thì chưa đủ, mà phải là quản trị, là kiểm soát được quy trình sản xuất, kinh doanh, phân phối, mà để làm chủ được cần phải có yếu tố con người mang tư duy sáng tạo, đột phá.
Hiện nay, Tân Hiệp Phát đang áp dụng các quy chuẩn đào tạo nguồn nhân lực tiên tiến hàng đầu, và chúng tôi khao khát với đội ngũ nhân sự chất lượng cao, Tân Hiệp Phát có thể là thương hiệu và DN Việt vững mạnh suốt hàng trăm năm.
Thanh Minh
Theo VietQ.vn
Công ty mẹ và thành viên HĐQT muốn bán gần 20 triệu cổ phiếu Masan MEATLife trước thời điểm lên sàn
Công ty mẹ Masan cùng thành viên HĐQT sẽ bán ra tổng số gần 20 triệu cổ phiếu Masan MEATLife theo phương thức thỏa thuận vào thời điểm cuối tháng 10 này.
Ông Yew Kean Lai, thành viên HĐQT Masan MEATLife (MML) vừa công bố muốn bán toàn bộ gần 17,8 triệu cổ phiếu của doanh nghiệp này theo phương thức thỏa thuận, tương đương 5,49% vốn. Giao dịch thực hiện từ ngày 15/10 đến 31/10.
Trước đó, Tập đoàn Masan (HoSE: MSN), công ty mẹ của Masan MEATLife, cũng công bố bán 1,7 triệu cổ phiếu của theo phương thức thỏa thuận trong thời gian từ 11-31/10. Nếu giao dịch thành công, Masan giảm sở hữu từ 79,85% xuống 79,32%, tương đương gần 257,2 triệu cổ phiếu Masa MEATLife.
Như vậy, hai cổ đông này sẽ bán ra tổng số gần 20 triệu cổ phiếu Masan MEATLife.
Hồi tháng 7/2019, CTCP Masan Nutri Science (MNS) chính thức đổi tên thành Masan MEATLife và chuyển đổi mô hình kinh doanh sản phẩm nông nghiệp sang mô hình kinh doanh thịt đóng gói có thương hiệu.
Cho đến thời điểm đó, Masan MEATLife đã có hơn 125 điểm bán tại Hà Nội và có kế hoạch chính thức giới thiệu sản phẩm tại TPHCM vào tháng 9/2019.
MEATDeli dự kiến đạt doanh thu từ 500 - 1,000 tỷ đồng trong năm 2019 với hơn 500 điểm bán tại miền Bắc và miền Nam. Masan MEATLife kỳ vọng đến năm 2022, các sản phẩm thịt có thương hiệu sẽ đóng góp 50% - 70% doanh thu của Công ty.
Ngoài ra, Masan cũng có kế hoạch đưa Masan MEATLife lên sàn UPCoM trong năm nay để đạt mục tiêu IPO theo tiêu chuẩn quốc tế trên sàn HoSE vào năm 2022 - 2023.
Theo báo cáo thường niên 2018, Masan MEATLife có 3 công ty con với tỷ lệ sở hữu 99,99% là Công ty TNHH MNS Feed, Công ty TNHH MNS Meat và CTCP Dinh dưỡng Nông nghiệp Quốc tế (ANCO). Trong đó, ANCO sở hữu sở hữu gần 25% vốn của CTCP Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (Vissan), MNS Feed sở hữu 75,15% vốn của CTCP Việt - Pháp Sản xuất Thức ăn Gia súc Proconco, MNS Meat sở hữu 2 công ty con khác là MNS Meat Processing và MNS Farm.
Năm 2018, Masan MEATLife đạt doanh thu thuần 13.976 tỷ đồng, giảm 25% so với 2017. Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ gần 95,6 tỷ đồng, giảm 75%.
Minh An
Theo Vietnamdaily.net.vn
BIDV - Thương hiệu Việt Nam mạnh nhất năm 2019 Theo Bảng xếp hạng Top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2019 được Brand Finance kết hợp với công ty Tư vấn thương hiệu Mibrand Việt Nam chính thức công bố ngày 24/9, BIDV là thương hiệu có chỉ số sức mạnh thương hiệu đứng đầu và nằm trong top 10 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm thứ...