Doanh nghiệp muốn tồn tại phải quan tâm đến bảo vệ môi trường
Đây là chia sẻ của PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường với Báo Công Thương, xoay quanh vấn đề phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường – xu thế tất yếu trong tăng trưởng kinh tế nhằm đạt được thịnh vượng toàn diện cho các quốc gia.
Dưới góc độ nghiên cứu, ông nhìn nhận hoạt động của doanh nghiệp (DN) tác động như thế nào tới môi trường?
Khi nói về DN tác động tới môi trường thì cần hiểu trên hai khía cạnh là tác động tiêu cực và tác động tích cực. Đối với những tác động tiêu cực, có thể kể đến việc xả thải gây ô nhiễm môi, khai thác tài nguyên không tuân thủ theo đúng quy định, không có báo cáo đánh giá môi trường… Về nguyên nhân, do bản thân các DN chưa nhận thức được một cách đúng đắn và đầy đủ về mối quan hệ giữa hoạt động kinh doanh sản xuất của mình với vấn đề môi trường. Hơn thế, giải quyết môi trường là bài toán kinh tế lớn, đòi hỏi DN phải có vốn đầu tư, thế nhưng tiềm lực hạn chế khiến không ít DN “lực bất tòng tâm”.
Tuy nhiên, qua nghiên cứu, đánh giá chúng tôi nhận thấy, số những DN đầu tư nước ngoài gây ô nhiễm môi trường họ không phải trong nhóm các nước phát triển. Vì thực tế, DN từ các nước phát triển như Nhật Bản hay EU, khi đầu tư họ đã tính toán rất kỹ cả chi phí đầu tư môi trường trong đó.
Với DN trong nước, trước đây, nói đến môi trường dường như là nói đến một vấn đề gì đó không liên quan đến họ, nhất là những DN nhỏ và vừa, hay DN ở các làng nghề. Nhưng thời gian gần đây, nhiều DN trong nước đã quan tâm hơn đến môi trường, họ sẵn sàng đầu tư vào môi trường để cho sản xuất sạch hơn, chất lượng lao động tăng lên. Ví dụ điển hình ở phía Bắc, có thể kể đến Khu công nghiệp xanh Nam Cầu Kiền (Hải Phòng), họ lấy bảo vệ môi trường làm cốt lõi cho sự phát triển. Hay trên cả nước cũng có không ít DN thực hiện tốt Nghị định 82/2018, tham gia vào khu công nghiệp sinh thái và đã mang lại hiệu quả kinh tế lớn.
PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh – nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường
Mặc dù pháp luật đã có quy định, song trên thực tế còn không ít DN vẫn vi phạm về môi trường, theo ông, vì sao tồn tại nghịch lý này?
Phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường là mối quan hệ ràng buộc với nhau, không xem nhẹ vấn đề nào, nhưng trong bối cảnh như đất nước ta đang hoàn thiện dần thể chế kinh tế thị trường, sự cạnh tranh, cũng như các quy định, quá trình thực thi còn một số vấn đề… thì việc DN gây ô nhiễm môi trường cũng khó tránh khỏi. Tình trạng này ở nước nào cũng vậy không riêng gì Việt Nam.
Hơn thế, trong điều kiện nước ta đang phát triển, trình độ công nghệ còn thấp, trong khi bảo vệ môi trường đòi hỏi trình độ công nghệ cao thì việc chúng ta có những DN gây ra ô nhiễm môi trường là điều khó tránh khỏi. Chính vì vậy, trong quản lý, chúng ta đang sửa đổi, hoàn thiện dần các quy định để phù hợp với tính thực tiễn, nhưng cũng phải nhìn vào tăng trưởng của nền kinh tế chứ không thể nhìn một phía được.
Để đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường, ngoài khuôn khổ pháp lý là cần thiết thì ý thức tự giác của DN đóng vai trò rất quan trọng. Quan điểm của ông về vấn đề này?
Video đang HOT
So với trước đây, ý thức bảo vệ môi trường của các DN đã nâng cao hơn, nhất là sau sự cố formosa thì nhận thức của người dân, các cấp lãnh đạo đã thay đổi, đó cũng là bước ngoặt. Nói như thế không có nghĩa là thay đổi hoàn toàn. Thực tế vẫn còn DN gây ô nhiễm, nhất là DN vừa và nhỏ, DN trong các làng nghề mà chúng ta chưa quản lý được. DN lớn thì đã có quy chế quy định, hơn nữa, công tác thanh tra, kiểm tra đã chặt chẽ hơn.
Nhiều sản phẩm được tái chế từ nhựa
Như tôi đã nói, bản chất của DN là lợi nhuận. Nếu họ thấy việc đầu tư cho môi trường đem lại lợi nhuận, lợi ích lớn hơn so với chi phí khắc phục thì họ sẽ tự có ý thức khôi phục hơn, để tránh được pháp luật và pháp lý. Quan điểm của tôi là làm thế nào để DN cùng đồng hành với Chính phủ là tốt nhất. Nhà nước tạo ra những cơ chế để họ có trách nhiệm, đó là cách làm hài hòa giữa hoạt động sản xuất kinh doanh với bảo vệ môi trường.
Đánh giá của ông về mức độ sẵn sàng của DN trong chuyển đổi sang công nghệ xanh? Theo ông, cần có giải pháp gì để khuyến khích DN thực hiện hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường?
Bảo vệ môi trường là vấn đề của nhiều bên liên quan: Về quản lý nhà nước là của nhiều bộ, ngành; còn về xã hội là của người dân, DN, các tổ chức chính trị xã hội thì mới tạo ra được một động lực chung. Bài học kinh nghiệm những nước đi trước chúng ta đều thấy chuyện đó, gần ta nhất là Hàn Quốc hay Nhật Bản là ví dụ điển hình.
Tôi cho rằng, thực chất để có chiến lược về kinh doanh lâu dài thì DN nên quan tâm sớm (trong khả năng của mình) và thay đổi dần, vì không sớm muộn gì DN trên thương trường cũng khó bán trên thương trường. Ví dụ, cùng là 1 hãng sơn nhưng nếu hãng này được dán nhãn sinh thái vào đảm bảo sức khỏe, đảm bảo an toàn thì người tiêu dùng sẽ lựa chọn thay vì không có dãn nhãn. Hay đơn giản là chuyện ra chợ mua rau, nếu cửa hàng nào sản phẩm có mã vạch thì chắc chắn người tiêu dùng sẽ tin tưởng lựa chọn. Đó là thực tế, những DN đã có ý thức, đầu tư công nghệ thì sản phẩm sẽ có thương hiệu trên thị trường, còn những DN không đảm bảo an toàn, không đáp ứng được cơ chế thị trường thì sẽ tự đào thải là lẽ tất yếu.
Một lần nữa tôi muốn nhấn mạnh, nhận thức là vấn đề quan trọng của DN, khi nhận thức của chủ DN tốt sẽ có hành động đúng. Khi DN quan tâm đến hoạt động môi trường, đến chi phí môi trường, chuyển đổi hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp hơn với môi trường, đầu tư vào công nghệ sản xuất xanh, sạch, chắc chắn sẽ thu nhận được sản phẩm thân thiện hơn với môi trường, số lượng sản phẩm bán ra sẽ cao hơn, qua đó, tạo lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm, cho DN. DN muốn tồn tại lâu dài phải quan tâm đến môi trường, không nên làm ăn theo kiểu “ăn xổi ở thì”, đầu tư ngắn hạn mà cần có chiến lược đầu tư theo hướng dài hạn.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Kinh tế xanh sẽ là tiền đề để phát triển bền vững
Phát triển kinh tế xanh để đạt được tăng trưởng xanh, đã trở thành xu hướng tất yếu của kinh tế thế giới hiện đại.
Việt Nam đang tiếp tục đà đổi mới, đẩy mạnh chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, đề cao chất lượng và hiệu quả, đồng thời nỗ lực hết sức mình để phục hồi hậu Covid-19.
Kinh tế xanh, xu thế tất yếu
Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 được Chính phủ ban hành thể hiện cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong thực hiện phát triển bền vững, thông qua các hành động thiết thực, cụ thể. Tại hội nghị Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu năm 2021 (COP26), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nêu cam kết của Việt Nam trong việc "sẽ xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ hơn nữa bằng nguồn lực của mình, cùng với sự hợp tác và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, cả về tài chính và chuyển giao công nghệ, trong đó có thực hiện các cơ chế theo Thỏa thuận Paris, để đạt mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050".
Qua đó, Việt Nam có thể thu hút được nguồn tài chính xanh từ gói tài chính được cam kết từ các quốc gia với 100 tỉ USD mỗi năm cho phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và năng lượng tái tạo. Đồng thời, Việt Nam chủ trương kết hợp hài hòa, chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường, thực hiện có trách nhiệm các cam kết quốc tế về tăng trưởng xanh, bền vững.
Cuộc sống ngập tràn hơi thở thiên nhiên tại Aqua City
Trong Diễn đàn Doanh nghiệp phát triển bền vững Việt Nam (VCSF) 2021 với chủ đề "Hướng tới thập kỷ phát triển bền vững tốt đẹp hơn: Không để ai bị bỏ lại phía sau" cũng đã thảo luận những những nội dung trọng điểm liên quan quan đến sự phát triển bền vững của Doanh nghiệp gắn với kinh tế tuần hoàn. Từ đó cho thấy, để vừa phát triển kinh tế nhưng vẫn bảo vệ được môi trường, xu thế thế giới đã chuyển sang tiếp cận giải pháp mô hình kinh tế tuần hoàn thay thế cho mô hình kinh tế tuyến tính truyền thống; hướng tới phát triển sản xuất và tiêu dùng bền vững, tái tạo tài nguyên theo chu trình khép kín, nhằm giảm thiểu tối đa phát thải ra môi trường, mang lại giá trị kinh tế - xã hội.
Nhận thức rõ vấn đề này, cộng đồng doanh nghiệp xác định là nhân tố đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ môi trường. Việc thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường không chỉ là trách nhiệm của doanh nghiệp mà còn giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, đảm bảo phát triển bền vững.
Là một trong những doanh nghiệp nằm trong Top 10 doanh nghiệp phát triển bền vững của Việt Nam, Tập đoàn Novaland đã và đang triển khai định hướng tập trung phát triển bền vững hướng đến kinh tế xanh, áp dụng hiệu quả các chính sách của Chính phủ gắn với tăng trưởng xanh.
Tập đoàn Novaland là một trong số ít các doanh nghiệp bất động sản đi đầu trong việc áp dụng hệ thống công trình Xanh EDGE của tổ chức IFC - World Bank trong thiết kế và thi công dự án. Nguồn nguyên liệu sử dụng được đội ngũ nghiên cứu và phát triển lựa chọn những sản phẩm thân thiện môi trường, mang đến giá trị bền vững và sức khỏe cho cộng đồng dân cư không chỉ tại các công trình của Novaland, mà các cộng đồng lân cận.
Bên cạnh đó, Novaland còn ứng dụng giải pháp công nghệ hiện đại vào vận hành như sử dụng năng lượng xanh, phân loại rác thải tại nguồn, nỗ lực phát triển đô thị sinh thái thông minh bền vững. Theo Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, gia tăng dân số, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ đã làm gia tăng khối lượng và chủng loại chất thải rắn sinh hoạt. Những khó khăn trong việc phân loại, thu gom, vận chuyển và quản lý chất thải đang tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái và các hoạt động kinh tế - xã hội.
Trước thực trạng đó, dự án "Phân loại Rác thải Tái chế tại các Chung cư do Tập đoàn Novaland phát triển" được xây dựng dựa trên Thỏa thuận Hợp tác được ký kết giữa Tập đoàn Novaland và Liên minh Tái chế Bao bì Việt Nam (PRO VN), sẽ góp phần nâng cao nhận thức của người dân về việc thực hiện lối sống xanh, bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Vì một Việt Nam xanh
Trong hơn 2 thập kỷ qua, Việt Nam phải chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu, suy thoái đất canh tác, bão lũ và một trong những nguyên nhân căn bản đó đến từ thực trạng tỉ lệ rừng suy giảm.
Trong bối cảnh đó, Tết trồng cây - một truyền thống đẹp lại được "khởi động" bằng sáng kiến trồng một tỷ cây xanh của Thủ tướng Chính phủ, đã đề ra mục tiêu trồng mới 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025, riêng năm 2021, chỉ tiêu trồng cây xanh cao hơn 1,5 lần và từ năm 2022 đến 2025 cao gấp 2 lần so với kết quả thực hiện năm 2020.
Novaland tiên phong trồng cây phủ xanh Việt Nam
Để tham vọng phủ xanh tại các địa phương sớm thành công, phong trào "Tết trồng cây" được các địa phương, doanh nghiệp đồng loạt hưởng ứng, xây dựng kế hoạch hành động cụ thể về trồng rừng, bảo vệ rừng và trồng cây phân tán để bảo vệ thiên nhiên, môi trường sinh thái.
Theo GS.TSKH Lê Huy Bá, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý môi trường (Trường đại học Công nghiệp TP.HCM), nhận xét có khá nhiều địa phương triển khai chương trình trồng cây với số lượng lớn trong thời gian qua, nhận được sự đóng góp đáng quý từ các doanh nghiệp góp phần hiện thực hóa mục tiêu trồng 1 tỷ cây xanh của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, ông đặc biệt chú ý đến chương trình Green Up của Tập đoàn Novaland tài trợ trồng đến 50 triệu cây xanh tại Lâm Đồng, 10 triệu cây xanh tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Thuận...
Được biết, chương trình "Green Up Việt Nam - Triệu cây xanh cho cuộc sống bừng sáng" mà Tập đoàn Novaland khởi xướng với sự chung tay của đối tác, khách hàng, nhân viên đã và đang triển khai tại nhiều tỉnh thành trên cả nước.
Hàng loạt hoạt động được tổ chức thành công như: cùng các tỉnh ĐBSCL chống xâm nhập mặn và hạn hán; chương trình nước sạch học đường; trao tặng giếng nước sạch, xây dựng đường nông thôn...
Có thể nói, đối với các tỉnh thành ngoài lợi ích hữu hình là những mảng xanh được hình thành mà ý nghĩa lớn nhất mà chương trình mang lại chính là sự lan tỏa tình yêu thiên nhiên và hình thành ý thức, trách nhiệm về bảo vệ môi trường của cộng đồng. Theo đánh giá của nhiều nhà khoa học, đề án 1 tỷ cây xanh chính là một trong những tiền đề quan trọng để Việt Nam hướng đến phát triển bền vững, mang lại lợi ích môi trường và kinh tế.
Quy hoạch điện VIII: Điểm nhấn cho phát triển năng lượng tái tạo Để ngành năng lượng có thể góp phần đáp ứng cam kết của Việt Nam tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc năm 2021 (COP 26) vừa qua, Việt Nam đang quyết liệt các giải pháp thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi năng lượng, hướng đến xây dựng một nền năng lượng xanh, sạch...