Doanh nghiệp muốn lớn phải được Bộ đồng ý (?!)
Sau 5 năm kể từ ngày doanh nghiệp (DN) được cấp giấy phép kinh doanh vận tải hàng không, việc phát triển đội tàu bay của DN phải được sự chấp thuận của cơ quan quản lý theo định kỳ 5 năm.
Quy định này được nêu tại dự thảo Nghị định quy định về các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng đang được Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) trình Chính phủ.
Đội tàu bay dân dụng của các hãng nội địa mới chỉ hơn 100 chiếc nhưng tình trạng các sân bay đã quá tải
Bộ giành quyền phê duyệt kế hoạch phát triển của doanh nghiệp
Với 8 chương, 31 điều, dự thảo Nghị định quy định về các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng đang được Bộ GTVT trình Chính phủ là sự tổng hợp các điều kiện gia nhập thị trường hàng không cho các nhà đầu tư vốn nằm rải rác tại Luật Hàng không dân dụng 2014; Nghị định số 30/2013/NĐ-CP về kinh doanh vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung; Nghị định số 102/2015/NĐ – CP về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay… đồng thời có tham khảo thông lệ quốc tế trong lĩnh vực hàng không.
Thế nhưng qua rà soát, dự thảo Nghị định này vẫn để lộ ra hàng loạt những “hạt sạn” mà nếu như được thông qua thì mục tiêu nhằm tạo điều kiện cho DN kinh doanh hàng không phát triển không những không thực hiện được mà còn bóp nghẹt tiềm năng phát triển của thị trường.
Đơn cử, liên quan đến phương án kinh doanh và chiến lược phát triển của các hãng hàng không, tại điều 9, khoản 2 dự thảo Nghị định quy định sau 5 năm kể từ ngày DN được cấp giấy phép kinh doanh vận tải hàng không, việc phát triển đội tàu bay của DN phải được sự chấp thuận của cơ quan quản lý theo định kỳ 5 năm.
Video đang HOT
Cơ quan soạn thảo giải thích rằng, quy định này được thiết kế để việc phát triển đội tàu bay của các hãng hàng không phù hợp với quy hoạch phát triển vận tải hàng không, sự đáp ứng của kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay.
Tuy nhiên, việc cơ quan quản lý nhà nước giành quyền phê duyệt mục tiêu phát triển, đội tàu bay khai thác của DN dường như đã đi ngược lại với tinh thần coi DN là đối tượng hỗ trợ, phục vụ thay vì đối tượng để quản lý.
Trên thực tế, phương án kinh doanh và phát triển 5 năm của DN chỉ mang tính định hướng và cần phải điều chỉnh linh hoạt cho phù hợp với diễn biến của thị trường có thể khác với kế hoạch mà cơ quan quản lý phê duyệt.
Như vậy, nếu như quy định như tại dự thảo Nghị định thì sẽ hạn chế sự chủ động, đột phá của DN. Quy định này cũng được cho bất cập khi kế hoạch phát triển đội tàu bay của hãng hàng không còn phục vụ cho các liên doanh hàng không ở nước ngoài nên việc này rất khó khả thi để phê duyệt tại Việt Nam.
Hiện Việt Nam chỉ có 21 sân bay thương mại trong đó có 8 sân bay quốc tế, tuy nhiên, đội tàu bay dân dụng của các hãng nội địa mới chỉ hơn 100 chiếc. Việc kiểm soát tốc độ tăng trưởng để phù hợp với phát triển hạ tầng như trong giải thích của Bộ chủ quản đã phần nào cho thấy sự bất hợp lý, bởi kiềm chế được DN nội nhưng liệu rằng có hạn chế được các hãng bay quốc tế tới khai thác các sân bay Việt Nam hay không? Điều này vô hình chung đang đặt các hãng bay nội vào tình thế phải nhường sân cho các hãng bay nước ngoài.
Do đó, đang có những ý kiến cho rằng, quy định tại dự thảo nên chỉ dừng lại ở yêu cầu DN có báo cáo kế hoạch 5 năm và kế hoạch điều chỉnh cập nhật định kỳ hàng năm cho Bộ GTVT về phương án kinh doanh và kế hoạch phát triển đội tàu bay của mình.
Bộ GTVT muốn kiểm soát quy mô các hãng bay phù hợp với hạ tầng cảng hàng không
Nhiều quy định thừa
Ngoài ra, một số quy định khác được đưa vào dự thảo Nghị định cũng đang được kiến nghị cần bãi bỏ do không phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Chẳng hạn, yêu cầu DN đang hoạt động có nhu cầu bổ sung ngành nghề kinh doanh có điều kiện quy định tại Nghị định này có thể sử dụng báo cáo tài chính đã được kiểm toán của kỳ báo cáo liền trước với thời điểm đề nghị hoặc văn bản bảo lãnh của ngân hàng làm văn bản xác nhận vốn.
Bởi, báo cáo tài chính không phản ánh DN đó có đủ vốn đảm bảo dành cho hoạt động kinh doanh hàng không do các tài sản hoặc vốn của DN đó đã dùng cho hoạt động kinh doanh khác và không còn vốn đảm bảo cho hoạt động kinh doanh hàng không.
Đồng thời, bảo lãnh của ngân hàng làm văn bản xác nhận vốn cũng chưa phù hợp và không thể thay thế cho vốn chủ sở hữu của DN đầu tư vào hoạt động hàng không.
Bên cạnh đó, dự thảo Nghị định còn ràng buộc việc các hãng hàng không chỉ được tham gia góp vốn, sở hữu tối đa đến 30% vốn điều lệ của DN đầu tư kinh doanh cảng hàng không
Trong khi đó, hãng hàng không là đối tượng khai thác chính tại các cảng hàng không. Trên thế giới, có không ít hãng hàng không phát triển và khai thác cảng hàng không, nhà ga hành khách như Bangkok Airway có sân bay Koh Samui; các hãng hàng không Qatar, Emirates British Airway, Lufthansa, American Airlines, AirAsia… có các nhà ga ở Qatar, Dubai, London, Frankrurt, New york, Kuala Lumpur KLIA2… Như vậy, quy định này cũng được cho là không phù hợp với thông lệ quốc tế.
Hiện chỉ còn 1 tuần làm việc để các cơ quan soạn thảo hoàn thiện các dự thảo nghị định trước thời hạn 1/7, khi mà các điều kiện kinh doanh ở cấp thông tư sẽ mặc nhiên vô hiệu lực. Tuy nhiên, nếu các nghị định này được ban hành vội vã trong khi vẫn để lọt những quy định không phù hợp thì công tác “sửa chữa” sau này sẽ phức tạp hơn rất nhiều.
Chính vì vậy, trong phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật vừa mới diễn ra, Thủ tướng đã yêu cầu các bộ ngành, các đơn vị soạn thảo không đánh đổi chất lượng lấy tiến độ, nhấn mạnh yêu cầu rà soát, cắt giảm các điều kiện đầu tư kinh doanh, các giấy phép con bất hợp lý và đặc biệt, không đặt ra các quy định mới gây khó khăn cho sản xuất kinh doanh. Đáng chú ý là các Bộ trưởng được yêu cầu sẽ phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng nếu các văn bản sau này ban hành có sai sót, phải sửa đổi.
Bích Diệp
Theo Dantri
Thu hồi giấy phép của công ty có nhiều sai phạm trong đón khách Trung Quốc
Ngày 21-6-2016, Tổng cục Du lịch đã ra Quyết định số 377/QĐ-TCDL về việc thu hồi Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế của Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Silent Bay, có trụ sở tại Nha Trang, Khánh Hòa.
Trong hai ngày 17-6 và 18-6-2016, Đoàn kiểm tra của Tổng cục Du lịch đã làm việc và phát hiện nhiều sai phạm nghiêm trọng trong hoạt động kinh doanh lữ hành của Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Silent Bay, có trụ sở tại Nha Trang, Khánh Hòa.
Trong đó công ty này đã không làm thủ tục đổi Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế khi thay đổi người đại diện của pháp luật; sử dụng giấy tờ, tài liệu giả mạo khi lập hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế; sử dụng người nước ngoài làm việc tại công ty không tuân thủ những quy định của pháp luật...
Công ty Silent Bay đón khách tại Nha Trang
Trước đó, như Báo An ninh Thủ đô đã phản ánh, một công ty lữ hành của Trung Quốc có tên Chengdu đã gửi một lá đơn tới UBND tỉnh Khánh Hòa tố cáo công ty Silent Bay đòi một khoản tiền "bảo kê" lớn để công ty này được quyền đưa du khách Trung Quốc đến Nha Trang. Số tiền theo lá đơn này tố cáo lên đến 500.000 USD.
Sau vụ việc này, Tổng cục Du lịch đề nghị các cơ quan chức năng của tỉnh, tiếp tục kiểm tra làm rõ những sai phạm liên quan đến việc sử dụng người nước ngoài làm việc tại Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Silent Bay và tiếp tục rà soát, kiểm tra hoạt động kinh doanh trái phép của người nước ngoài và các doanh nghiệp Việt Nam trên địa bàn để ổn định hoạt động kinh doanh lữ hành tại Khánh Hòa.
Theo_An ninh thủ đô
Kiểm tra nhà xe gây tai nạn thảm khốc đèo Prenn Ông Khuất Việt Hùng đề nghị các cơ quan liên quan kiểm tra thông tin liên quan đến giấy phép kinh doanh của Công ty Du lịch Lê Mỹ (xe mang BKS 60B-02968). Hiện trường vụ tai nạn Liên quan đến vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng làm 7 người chết và hàng chục người bị thương trên đường đèo Prenn, vào...