Doanh nghiệp lữ hành nối lại tour quốc tế sau 2 năm ‘ngủ đông’
Sau hơn 2 năm “ngủ đông” vì dịch bệnh COVID-19, khi hàng không quốc tế được phép mở trở lại, các doanh nghiệp lữ hành cũng đã bắt đầu nối lại các tour quốc tế để đáp nhu cầu đi du lịch của người dân.
Khi các đường bay quốc tế được mở cửa trở lại, ngành du lịch cũng bắt đầu khôi phục lại các tour du lịch nước ngoài trong điều kiện thích ứng an toàn với dịch bệnh.
Nhu cầu mua tour nước ngoài tăng
Ngay sau khi Chính phủ đồng ý với đề xuất của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc mở cửa hoàn toàn hoạt động du lịch từ ngày 15/3, trong đó có cả hoạt động đón khách quốc tế (inbound) và đưa khách Việt Nam đi nước ngoài (outbound), ngay lập tức, nhiều doanh nghiệp lữ hành đã lên kế hoạch, chuẩn bị sản phẩm để sẵn sàng đưa, đón khách trong tình hình mới.
Theo ghi nhận của phóng viên báo Tin tức, hiện lượng khách đến tham khảo và đăng ký tour nước ngoài tại các công ty du lịch lớn ở TP Hồ Chí Minh tăng đáng kể. Nhiều công ty đã mở bán tour đi Campuchia, Thái Lan, Dubai, Maldives, Mỹ, châu Âu…
Là doanh nghiệp mở bán các tour nước ngoài khá sớm, bà Nguyễn Nguyệt Vân Khanh, Phó Giám đốc Ban Tiếp thị Vietravel cho biết: “Dựa vào tình hình mở cửa đón khách du lịch trở lại của các nước, công ty đang dần hoàn thiện bộ sản phẩm tour outbound. Sau khi mở bán, chúng tôi đã nhận được khá nhiều sự quan tâm của du khách. Ngay cuối tháng 2 này, Vietravel sẽ có đoàn charter (bay thuê bao nguyên chuyến) 180 khách đi hành hương Ấn Độ, khởi hành từ Hà Nội vào ngày 26/2 và đoàn khoảng 45 khách đi Dubai khởi hành từ TP Hồ Chí Minh vào ngày 4/3. Đây là 2 đoàn khách outbound khởi hành đầu tiên của công ty trong năm 2022″.
Các khách sạn tại TP Hồ Chí Minh thường xuyên phun khử khuẩn để đảm bảo phòng dịch khi đón khách quốc tế trở lại.
Tương tự, Công ty lữ hành Saigontourist đã tái khởi động thị trường outbound với 2 tour chính vốn rất hút khách trước khi xảy ra đại dịch COVID-19, đó là hành trình bờ Tây nước Mỹ kết hợp thăm thân 5 ngày 4 đêm, khởi hành từ TP Hồ Chí Minh với mức giá gần 90 triệu đồng/khách và tour đến đảo quốc Maldives 5 ngày 3 đêm, khởi hành từ TP Hồ Chí Minh với giá gần 66 triệu đồng/khách. Trong khi đó, tại Công ty BenThanh Tourist, các tour khách lẻ và tour khách đoàn MICE (du lịch kết hợp sự kiện, hội nghị, teambuilding) đến Maldives, Dubai, Mỹ và các nước Đông Nam Á (Thái Lan, Campuchia, Philippines…) cũng đã sẵn sàng, khách có thể khởi hành từ tháng 3/2022. Công ty du lịch VietFoot Travel cũng đã thông báo mở lại tất cả dịch vụ du lịch châu Âu từ ngày 21/2.
Ông Nguyễn Hữu Y Yên, Tổng Giám đốc Lữ hành Saigontourist cho biết, quan điểm của doanh nghiệp là nơi nào mở, thị trường nào sẵn sàng đón khách Việt Nam, thì sẽ đưa khách đến, nhất là ở những thị trường không yêu cầu quá chặt về phòng, chống dịch nhằm tạo thoải mái cho du khách.
“Hiện nay, tất cả các đường tour trong nước cũng đã sẵn sàng để đón khách nước ngoài đến Việt Nam. Đối với các đường tour đưa khách Việt đi nước ngoài đã có nhiều khách hàng quan tâm và đăng kí tour. Tất cả đều trong tư thế sẵn sàng, chỉ cần các điểm đến chấp thuận đón khách và du khách đồng tình là chúng tôi sẵn sàng phục vụ với những chất lượng dịch vụ tối ưu nhất”, ông Nguyễn Hữu Y Yên cho biết.
Video đang HOT
Trong khi đó, ông Nguyễn Trần Hoàng Phương, Chủ tịch HĐQT Công ty Golden Smile Travel cho biết, công ty đã bán tour Dubai, Thái Lan hằng tuần và đang mở rộng thêm các thị trường khác, dự kiến hệ thống tour Đông Nam Á sẽ mở cửa hầu hết trong tháng 3 và tour đi Úc, Mỹ thì đã mở bán từ cuối tháng 2 này.
“Nhu cầu đi tour quốc tế đang rất cao, nhưng vì giá tour và chính sách đón khách của nhiều quốc gia chưa rõ ràng, nên du khách Việt Nam còn dè dặt và có xu hướng đặt tour cận ngày, đi theo nhóm thay vì đi lẻ như trước khi có dịch bệnh. Dù vậy, đây là cơ hội đầu tiên sau 2 năm nghỉ ngơi do đại dịch. Để phục vụ du khách tốt nhất, công ty đã và đang làm việc với hãng hàng không, đối tác ở các quốc gia để cùng khai thác tour trở lại”, ông Nguyễn Trần Hoàng Phương cho biết thêm.
Du lịch khôi phục mạnh mẽ
Theo thống kê của các công ty lữ hành, tour du lịch nước ngoài luôn là sản phẩm được du khách Việt Nam đón chờ; đặc biệt là sau 2 năm du khách Việt chưa thể đi du lịch nước ngoài. Vì vậy, ngay khi dịch bệnh được kiểm soát và Việt Nam mở cửa du lịch quốc tế từ 15/3 đã tạo thêm nhiều cơ hội cho ngành du lịch.
Du khách nước ngoài rất thích trải nghiệm ẩm thực, văn hóa, lịch sử… của người Việt Nam.
Vừa đặt tour đi Thái Lan trong tháng 5, chị Võ Thanh Tuyền, ngụ Quận 3 cho biết, đã rất lâu chị chưa được “xuất ngoại”, vì vậy ngay khi có thông tin các công ty du lịch đang mở bán các tour du lịch nước ngoài chị đã đăng kí mua tour 4 ngày 3 đêm đến Thái Lan. “Hiện tôi đã có “thẻ xanh” COVID-19, nơi tôi đến người dân và các nhân viên khách sạn cũng đã tiêm đủ các liều vaccine phòng bệnh, vì vậy tôi muốn nối lại cuộc sống bình thường và được du lịch nước ngoài như trước kia. Điểm khác là lần này đi du lịch tôi cần tuân thủ 5K để bảo vệ mình”, chị Võ Thanh Tuyền nói.
Đang nhận nhiều đăng kí đi tour nước ngoài, bà Trần Thị Bảo Thu, Giám đốc Tiếp thị – Truyền thông Công ty Lữ hành Fiditour – Vietluxtour cho biết, hiện du khách đăng kí tour nước ngoài đang tăng trở lại. Theo thống kê, các tuyến du lịch outbound đang được du khách quan tâm nhất hiện nay là châu Âu, Mỹ, Nhật, Hàn, Đài Loan, Úc. Hiện nay, đơn vị cũng tuân thủ theo lộ trình mở cửa hoàn toàn đối với hàng không và du lịch của Chính phủ để xây dựng các đường tour nước ngoài phù hợp theo nhu cầu và túi tiền của du khách. Thực tế, các sản phẩm tour mới đi nước ngoài cũng được đơn vị cập nhật liên tục trong suốt 2 năm qua để chuẩn bị cho thời gian “tái sinh” sắp tới.
Đánh giá về thị trường outbound, ông Nguyễn Hữu Y Yên cũng cho biết, hiện nay, việc khôi phục thị trường du lịch nước ngoài sẽ đóng góp rất lớn đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó cũng giúp ngành du lịch Việt Nam khôi phục mạnh mẽ hơn trong điều kiện thích ứng linh hoạt với dịch bệnh.
Các tỉnh, thành phố trong cả nước cũng đã sẵn sàng đón khách quốc tế trở lại trong năm 2022.
Tương tự, bà Nguyễn Nguyệt Vân Khanh cũng cho biết, định hướng kế hoạch hoạt động kinh doanh trong năm nay, bên cạnh đa dạng hóa sản phẩm du lịch trong nước dành cho khách Việt, công ty sẽ tăng cường công tác tiếp thị, thu hút khách quốc tế và từng bước khôi phục thị trường du lịch nước ngoài với kỳ vọng tour outbound sẽ khởi sắc vào giai đoạn hè 2022. Trong tháng 1, công ty cũng đã gặp gỡ đại diện Tổng cục Du lịch Nhật Bản, Thái Lan và Philippines để bàn thảo về kế hoạch xúc tiến đẩy mạnh thị trường outbound.
Đóng góp ý kiến để mở cửa du lịch quốc tế an toàn, bền vững, ông Nguyễn Trần Hoàng Phương cho rằng, để phát triển du lịch outbound trở lại, Tổng cục Du lịch, Bộ Ngoại giao cần làm “ông mai, bà mối” tích cực trong hoạt động liên kết du lịch tại nhiều quốc gia. Hiện nay, phần lớn việc mở lại du lịch nước ngoài vẫn là tự phát và tự chủ động dựa theo mối quan hệ doanh nghiệp; chưa có nhiều đoàn khảo sát hay chương trình liên quốc gia hay hội chợ quốc tế trong thời gian này. Mặt khác, khi mở lại du lịch quốc tế, các doanh nghiệp cũng cần chủ động kết nối, liên kết cơ quan quản lý nhà nước về du lịch để tạo ra nhịp cầu phát triển, kích cầu cũng như tạo ra động lực toàn diện cho thị trường phát triển. Việc liên kết là cực kỳ quan trọng, vừa giảm rủi ro vừa tăng cơ hội trong giai đoạn đầu phục hồi.
“Đối với các nhà quản lý cũng cần có những chương trình giới thiệu, quảng bá, thông tin quốc tế để cung cấp thông tin rộng rãi đến doanh nghiệp lữ hành để họ có sự chuẩn bị trước. Một khi tất cả được thực hiện đồng bộ và chủ động thì việc khôi phục phát triển du lịch quốc tế sẽ rất nhanh. Ngoài ra, các đơn vị quản lý cũng cần kiểm tra, kiểm soát chất lượng dịch vụ của các công ty dịch quốc tế để hướng đến xây dựng phát triển các tour quốc tế an toàn và bền vững trong điều kiện có dịch bệnh”, ông Nguyễn Trần Hoàng Phương cho biết thêm.
Vì sao hàng không "cầm chừng", đường sắt đường bộ ế chỏng ế chơ?
So với lịch bay mùa Đông năm 2019, tần suất khai thác nội địa hiện giảm hơn 200 chuyến bay/tuần, mạng quốc tế mới khôi phục được 20/28 đường bay.
Đường sắt, đường bộ cũng rất ít khách đi lại.
Vấn đề nói trên là một trong những nội dung đáng chú ý trong công tác triển khai, thực hiện việc mở lại hoàn toàn hoạt động vận tải, đặc biệt là vận tải hành khách nội địa và quốc tế bằng đường hàng không, đường bộ, đường biển của Bộ Giao thông vận tải (GTVT).
Đại diện Vụ Vận tải - Bộ GTVT cho biết, các loại hình vận tải hành khách đã hoạt động trở lại từ ngày 13/10/2021 và tăng dần về tần suất hoạt động đáp ứng được nhu cần đi lại của hành khách, song vẫn có các biện pháp quản lý trong hoạt động vận tải đảm bảo thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 chặt chẽ đúng chỉ đạo của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Y tế.
Về vận tải hàng không, lượng hành khách đi lại bằng đường hàng không nội địa đã tăng đáng kể, một số thời điểm như dịp lễ Tết còn gây ách tắc cục bộ tại một số sân bay. Bộ GTVT đã giao Cục Hàng không Việt Nam chủ động quyết định tần suất khai thác trên các đường bay nội địa đảm bảo nguyên tắc thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.
Vận tải hành khách bằng đường hàng không vẫn chưa khôi phục được như kỳ vọng (Ảnh: Tiến Tuấn).
Theo thống kê, đến thời điểm hiện nay có 6 hãng hàng không là Vietnam Airlines, Vietjet Air, Pacific Airlines, Bamboo Airways, Vietravel Airlines và Vasco khai thác 56 đường bay nội địa, với tổng tần suất 2.570 chuyến/tuần/chiều (tương đương 367 chuyến/chiều/ngày), giảm tương ứng 2 đường bay và giảm 217 chuyến/tuần/chiều (tương đương với 31 chuyến bay/chiều/ngày) so với lịch bay mùa Đông năm 2019.
Việc "hổng" số chuyến và tần suất khai thác được thể hiện rõ nhất trong hoạt động bay quốc tế. Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã mở lại các đường bay quốc tế đi/đến 20 quốc gia và vùng lãnh thổ (so với lịch bay mùa Đông năm 2019 - thời điểm trước dịch là 28 quốc gia và vùng lãnh thổ), bao gồm: Campuchia, Hongkong, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Philipine, Qatar, Singapore, Đài Loan, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Lào, Trung Quốc, Pháp, Đức, Anh, Úc, Nga và Mỹ; còn 8 quốc gia chưa mở lại các đường bay là Brunei, Ấn Độ, Indonesia, Myanmar, Macao, Phần Lan, Ý, Thụy Sỹ.
"Tần suất khai thác các đường bay quốc tế đi/đến Việt Nam là 370 chuyến/tuần/chiều, tương đương 53 chuyến bay/chiều/ngày, trong khi tần suất khai thác các đường bay quốc tế theo lịch bay mùa Đông năm 2019 là 4.185 chuyến/tuần/chiều, tương đương 598 chuyến/chiều/ngày" - đại diện Vụ Vận tải dẫn chứng.
Đối với vận tải đường bộ, đường sắt, đến nay cơ bản đã trở về trạng thái bình thường mới, tuy nhiên do tâm lý phòng chống dịch nên lượng hành khách chưa hồi phục. "Một số tuyến vận tải đường bộ, đặc biệt là các tỉnh miền núi rất ít hành khách đi lại, dẫn đến một số tuyến các doanh nghiệp vận tải hành khách không thể tổ chức hoạt động bình thường" - đại diện Vụ Vận tải thông tin.
Được biết, dù ngành đường sắt liên tiếp giảm giá vé nhưng lượng khách đi tàu cũng không đạt được như kỳ vọng. Thậm chí, đơn vị vận tải đường sắt buộc phải cắt chuyến, dừng chạy một số đôi tàu do không có khách...
Hành khách đi tàu vẫn vắng vẻ do tâm lý ngại dịch bệnh (Ảnh: Mạnh Quân).
Đối với vận tải đường thủy nội địa, hàng hải, Bộ GTVT cho hay đã cơ bản trở lại bình thường, việc quyết định về tần suất hoạt động trên các tuyến đường thủy nội địa, bờ ra đảo do các địa phương chủ động thực hiện phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Đơn cử như hiện đã có 4 chuyến/ngày kết nối đảo Lý Sơn với Quảng Ngãi; Từ Rạch Giá ra Phú Quốc hoạt động bình thường với bình quân 16 chuyến/ngày, vận chuyển khoảng 3.600 hành khách/ngày...
Bộ GTVT cho biết, thời gian tới vận tải hàng không sẽ tiếp tục duy trì và tăng tần suất đối với các tuyến bay nội địa, từng bước khôi phục và tiếp tục mở lại hoạt động bình thường đối với các đường bay quốc tế. Đối với vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải sẽ tăng cường phương tiện và nâng cao chất lượng dịch vụ để thu hút hành khách sử dụng các loại hình vận tải này qua đó khôi phục trở lại hoạt động bình thường.
Nhu cầu bay tăng mạnh, cấp phép hãng bay mới? Cục Hàng không Việt Nam (CHKVN - Bộ GTVT) vừa có công điện thông báo tới các hãng hàng không, nhà khai thác máy bay trên toàn thế giới việc Việt Nam dỡ bỏ toàn bộ các hạn chế về việc vận chuyển hàng khách bằng đường hàng không. Nhu cầu tăng đột biến Theo công điện, các hãng hàng không Việt Nam...