Doanh nghiệp lo “lộ bí mật” nếu giảm tỷ lệ cổ phần có quyền tiếp cận thông tin
Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp (DN) có đưa ra đề xuất giảm tỷ lệ cổ phần có quyền tiếp cận thông tin nội bộ từ 10% xuống 1% đang gây nhiều tranh luận từ DN và chuyên gia.
1% cổ phần của một DN niêm yết là rất lớn, không ai chịu mạo hiểm quyền lợi của mình để gây khó dễ DN. Ảnh: Internet
Đối thủ cạnh tranh gây khó dễ
Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư và Luật DN đề xuất sửa đổi khoản 2, điều 114 Luật Danh nghiệp theo hướng giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 1% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty có các quyền như: yêu cầu xem xét và trích lục sổ biên bản và các nghị quyết của Hội đồng quản trị, báo cáo tài chính giữa năm và hằng năm theo mẫu của hệ thống kế toán Việt Nam và các báo cáo của Ban kiểm soát; yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông bất thường; yêu cầu Ban kiểm soát kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết… Đồng thời, Dự thảo Luật cũng bãi bỏ điều kiện sở hữu cổ phần trong thời hạn liên tục ít nhất 6 tháng.
Theo ông Phan Lê Hoàng, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Thái Bình Dương (Pacific Corpration), việc bỏ điều kiện sở hữu cổ phần trong thời hạn liên tục ít nhất 6 tháng là phù hợp, vì đã là cổ đông của công ty thì đương nhiên cổ đông phải được thực hiện ngay các quyền của mình mà không phân biệt cổ đông cũ hay cổ đông mới.
Tuy nhiên, vị này lại bày tỏ, quy định về giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% xuống còn 1% thì không phù hợp, không đảm bảo được môi trường cạnh tranh cho DN.
Theo ông Hoàng, bảo vệ quyền lợi cho cổ đông nhỏ là việc làm đúng, nhưng để ổn định công ty thì vẫn cần phải có một tỷ lệ nhất định để biểu quyết theo số đông, đảm bảo cho quyền lợi cũng như trách nhiệm cổ đông lớn.
Video đang HOT
Vì thế, đại diện Pacific Corpration đề nghị giữ nguyên tỷ lệ sở hữu 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên của cổ đông hoặc nhóm cổ đông như quy định tại Khoản 2 Điều 114 Luật DN hiện hành.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Thanh Việt, Tổng giám đốc Intracom bày tỏ sự lo ngại về vấn đề bảo vệ bí mật kinh doanh.
“Trong quản trị DN, việc quản lý chuyên nghiệp và bảo vệ bí mật kinh doanh rất quan trọng. Nếu không suy nghĩ cẩn thận thì đối thủ cạnh tranh sẽ mua 1% và gây khó dễ cho DN”, ông Việt nêu rõ.
Không ai mạo hiểm để quấy phá DN
Nhưng dưới góc nhìn chuyên gia, theo ông Phan Đức Hiếu, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), quản trị công ty là một trong những nội dung cần đặc biệt chú ý trong lần sửa đổi luật này. Trong đó, bảo vệ cổ đông là một nội dung quan trọng nhất của khung pháp luật về quản trị công ty. Quy định về bảo vệ cổ đông tốt sẽ đóng góp quan trọng làm cho DN trở thành một công cụ kinh doanh an toàn và thông qua đó sẽ thúc đẩy và huy vốn động đầu tư.
Do đó, ông Hiếu cho rằng, việc sửa đổi nêu trên sẽ giúp mở rộng quyền tiếp cận thông tin của cổ đông về tình hình hoạt động của công ty, tạo thuận lợi hơn cho cổ đông thực hiện quyền của mình.
“Ở Nhật Bản, chỉ cần 1 cổ phiếu là có quyền yêu cầu cung cấp thông tin DN. Ở Hàn Quốc áp dụng tỷ lệ 3%. Do đó chúng tôi thấy mức 1% là hợp lý. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát với hơn 300 DN trên sàn HoSE, và kết luận rằng 1% cổ phần của một DN niêm yết là rất lớn, không ai chịu mạo hiểm quyền lợi của mình liên quan đến 1% cổ phần để quấy phá DN cả”, ông Hiếu nêu rõ.
Đồng quan điểm, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp (VCCI) cho hay, quản trị công ty ở các nước đề rất cao quyền cổ đông. Xu hướng các nước là làm sao để người dân bỏ vốn vào ít vốn nhưng được bảo đảm quyền lợi. Tuy nhiên, theo ông Tuấn, việc giảm tỷ lệ nắm giữ cổ phần là bao nhiêu, 1%, 2% hay 3% thì còn phải xem xét kĩ nhưng tỷ lệ 1% là hợp lý, do 1% là một tỷ lệ không hề nhỏ đối với một nhà đầu tư nên bản thân họ phải hành động dựa trên lợi ích của 1% đó.
Hương Dịu
Theo haiquanonline.com.vn
Cổ phiếu "lạ" tăng giá sốc, gần nghìn doanh nghiệp "lên sàn cho vui"?
974 mã cổ phiếu không hề có giao dịch nào xảy ra, đồng nghĩa cả nghìn doanh nghiệp "lên sàn" nhưng cổ phần lại "tê liệt" hoàn toàn. BTV - một mã cổ phiếu thanh khoản kém, nhưng lại tăng sốc hơn 72% trước khi bị điều chỉnh sáng nay.
Không còn giữ được sức mua như các phiên giao dịch trước, sáng nay (15/10), chỉ số trên các sàn đều đã đổi chiều và sắc đỏ áp đảo trên toàn thị trường chung.
VN-Index giảm 2,25 điểm tương ứng 0,23% còn 991,32 điểm và HNX-Index giảm 0,15 điểm tương ứng 0,15% còn 105,89 điểm. Chỉ số UPCoM-Index cũng đánh mất 0,44 điểm tương ứng 0,78% còn 56,34 điểm.
Thanh khoản sụt giảm đáng kể so với trước. Khối lượng giao dịch trên HSX đạt 89,23 triệu cổ phiếu tương ứng 1.735,23 tỷ đồng. Trên HNX cũng chỉ có 15,12 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 157,6 tỷ đồng. Con số này tại sàn UPCoM chỉ hơn 4 triệu cổ phiếu tương ứng 82,6 tỷ đồng.
Thanh khoản kém nhưng cổ phiếu BTV lại tăng sốc trước khi điều chỉnh vào sáng nay
Có đến 974 mã cổ phiếu hoàn toàn tê liệt thanh khoản, không hề có giao dịch nào xảy ra trong sáng nay. Trong khi đó, số mã giảm giá là 299 mã và 20 mã giảm sàn; 197 mã tăng, 22 mã tăng trần.
Trong khi VIC quay trở lại và hỗ trợ VN-Index tăng 0,59 điểm thì VHM lại xoá hết những nỗ lực nói trên với mức giảm mạnh, lấy đi của chỉ số tới 2,07 điểm. Ngoài ra, GAS, VNM, SAB, VCB, BHN cũng giảm giá, ngược lại với sự bền bỉ của BID, HVN, VPB, TCB, MSN...
Sáng nay, cổ phiếu BTV của Công ty cổ phần Dịch vụ Du lịch Bến Thành trên sàn UPCoM đã điều chỉnh giảm 2.400 đồng tương ứng giảm tới 10,26% còn 21.000 đồng. Mã này chỉ diễn ra một lệnh duy nhất 100 cổ phiếu ở mức giá nói trên.
Trước phiên sáng nay, BTV đã có diễn biến tăng cực mạnh với mức tăng lên tới 10.100 đồng từ phiên 7/10 đến 14/10, tương ứng tăng 72,66%. Tuy vậy, thanh khoản tại mã này lại thường chỉ ở mức 100 đến 200 cổ phiếu mỗi phiên, rất hạn chế.
Một phần nguyên nhân khiến cổ phiếu BTV của Dịch vụ Du lịch Bến Thành có thanh khoản thấp là do cơ cấu cổ đông cô đặc ở doanh nghiệp này. Bốn cổ đông lớn của công ty nắm tới 97,23% vốn điều lệ (trong đó Tổng Công ty Bến Thành nắm 49%, Công ty cổ phần Đầu tư Toàn Việt nắm 23,73%; Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Phát triển Chợ Lớn nắm 13,83% và Công ty cổ phần An Phú nắm 10,66%).
Công ty này hoạt động trong lĩnh vực du lịch, nhà hàng - khách sạn, thương mại và bất động sản với vốn điều lệ 250 tỷ đồng, quy mô vốn hoá trên thị trường chứng khoán hơn 524 tỷ đồng. Trong nửa đầu năm nay, Dịch vụ Du lịch Bến Thành ghi nhận đạt 401 tỷ đồng doanh thu và 6,2 tỷ đồng lãi sau thuế, lần lượt giảm 2% và 40% so với cùng kỳ.
Về triển vọng của thị trường, các chuyên gia phân tích tại SHS cho rằng, VN-Index có khả năng sẽ thử thách lại ngưỡng tâm lý 1.000 điểm trong một vài phiên tiếp theo nhưng sự thận trọng từ nhà đầu tư là cần thiết để tránh khỏi các bull trap (bẫy tăng giá) như đã từng xảy ra trước đó.
SHS dự báo, trong phiên giao dịch 15/10, VN-Index có thể sẽ tiếp tục giằng co và đi ngang với biên độ trong khoảng 991-1.000 điểm.
Nhà đầu tư trung và dài hạn được khuyến nghị có thể tiếp tục nắm giữ danh mục đã mua trước đó. Nhà đầu tư ngắn hạn có thể áp dụng chiến lược mua thấp (buy low) khi chỉ số lùi về gần ngưỡng hỗ trợ 980 điểm và bán cao (sell high) khi chỉ số tiến đến gần ngưỡng kháng cự 1.000 điểm trong giai đoạn tích lũy đi ngang hiện tại.
Trong khi đó, Công ty chứng khoán MBS đánh giá, về kỹ thuật, xu hướng tăng của thị trường càng được củng cố, kịch bản khả dĩ lúc này là tích lũy vài phiên ở vùng cản mạnh trước khi bứt phá qua ngưỡng cản tâm lý 1.000 điểm, mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý 3 có thể là nhân tố giúp thị trường thành công ở lần vượt cản này
Theo Dân trí
NHNN: Đã xử lý được 236,8 nghìn tỷ đồng nợ xấu, sẽ cổ phần hóa Agribank Tính trung bình từ 15/8/2017 đến 31/8/2019, mỗi tháng toàn hệ thống xử lý được khoảng 9,6 nghìn tỷ đồng, cao hơn 4,7 nghìn tỷ đồng so với kết quả xử lý nợ xấu trung bình từ 2012-2017 trước khi Nghị quyết 42 có hiệu lực. Ngày 15/10/2019, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã tổ chức Hội nghị trực tuyến sơ...