Doanh nghiệp lao đao vì quy định lãi vay, chuyên gia ‘hiến kế’ gỡ vướng
Các chuyên gia, doanh nghiệp (DN) đã cùng nhau “hiến kế” các giải pháp để Hiệp hội Bất động sản (BĐS) Việt Nam tổng hợp, kiến nghị Chính phủ và các cơ quan hữu trách xem xét chỉnh sửa những bất cập liên quan đến chi phí lãi vay quy định tại Nghị định số 20/2017/NĐ-CP.
Phiên tọa đàm đề xuất những giải pháp tháo gỡ bất cập tại Nghị định 20/2017/NĐ-CP
Quy định lãi vay ảnh hưởng quyền tự chủ của DN
Như Báo Pháp luật Việt Nam đã thông tin trong bài “Quy định khống chế chi phí lãi vay: DN mất chủ động trong sản xuất?” số 344 ra ngày 10/12/2018, tại khoản 3 Điều 8 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP (quy định về quản lý thuế đối với các DN có giao dịch liên kết) nêu rõ: “Tổng chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ của DN được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập DN không vượt quá 20% tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, công với chi phí lãi vay, chi phí khấu hao của DN”.
Quy định này dẫn đến những bất cập khiến DN nhiều lĩnh vực nói chung, DN lĩnh vực BĐS nói riêng “kêu cứu” vì ảnh hưởng đến quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh của DN, nhất là DN tổ chức hoạt động theo mô hình Tập đoàn công ty mẹ – công ty con.
Ông Trương Anh Tuấn – Chủ tịch Cty TVTMDV Địa ốc Hoàng Quân cho hay, những bất cập của Nghị định 20/2017/NĐ-CP ảnh hưởng đến rất nhiều DN trong nước. “Trên thị trường BĐS, các DN làm nhà ở xã hội (NOXH) thì ảnh hưởng còn lớn hơn nhiều DN làm nhà ở thương mại. Đối với các DN NOXH, sau khi gói 30.000 tỷ đồng hết, các DN phải vay với lãi suất thương mại nhưng lại bị khống chế trần lãi vay 20%, khống chế mức lợi nhuận 10% vô tình sẽ làm hạn chế sự phát triển đầu tư dự án NOXH” – ông Trương Anh Tuấn cho hay – “Ở góc độ ngân hàng, họ sẽ hạn chế các DN làm NOXH. Với các cổ đông, họ bị hạn chế do vốn liên kết. Vậy, có nên chăng cần sửa đổi là đối với DN làm NOXH nên có những quy định riêng”.
Hơn nữa, hầu hết các tập đoàn về BĐS đều có công ty liên kết. Việc liên kết này còn diễn ra ở cá nhân, ở một dự án hay một sản phẩm. Vì vậy, các cá nhân cũng bị ảnh hưởng bởi Nghị định này. Chưa kể, một dự án cũng được tính vào quy định này. Khi hợp tác, DN bỏ vốn vào dự án cũng sẽ bị ảnh hưởng, điều đó khiến không ai dám bỏ vốn vào đầu tư dự án. “Chúng ta rất mừng là Chính phủ đã khuyến khích các startup. Nhiều hộ gia đình, cá thể đã chuyển sang mô hình startup. Nhưng việc áp dụng Nghị định 20/2017/NĐ-CP sẽ khiến việc kêu gọi vốn gặp khó khăn vì các nhà đầu tư phải đặt cược rất lớn” – ông Tuấn nhận định.
Ông Tuấn và nhiều DN mong quy định này nhanh chóng được sửa đổi và có thể áp dụng sửa đổi ngay trong kỳ quyết toán thuế 2018, để các DN thật sự sống được, tồn tại được và hợp tác được với các DN FDI, đặc biệt có quy định, chính sách riêng cho những dự án NOXH.
Sửa hay bỏ?
Video đang HOT
Trong một hội thảo chuyên sâu về vấn đề này diễn ra sáng 14/12 tại Hà Nội, TS. Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính – tiền tệ Quốc gia, đã đưa ra các giải pháp sửa đổi quy định giới hạn chi phí lãi vay, như xác định chi phí để tính thuế trong một số trường hợp cụ thể đối với DN có giao dịch liên kết đặc thù, làm rõ chi phí lãi chỉ áp dụng đối với giao dịch liên kết hay tất cả các khoản vay; Nâng tỷ lệ chi phí lãi từ 20% lên ngưỡng 30% có xem xét đặc thù một số ngành sử dụng vốn vay lớn như BĐS, điện lực, cơ sở hạ tầng…
Khẳng định quy định về quản lý thuế đối với DN có giao dịch liên kết là cần thiết nhưng Luật sư Trương Thanh Đức – Chủ tịch Hội đồng thành viên Cty Luật Basico – cho rằng, cơ sở pháp lý và nội dung đang được quy định tại Nghị định số 20/2017/NĐ-CP còn những điểm chưa hợp lý.
“Thứ nhất, trường hợp DN thật sự phải chi trả chi phí lãi vay cao hơn tỷ lệ khống chế nói trên, thì quy định của Nghị định là trái luật, vi phạm quyền huy động vốn từ mọi nguồn một cách hợp pháp để phục vụ nhu cầu kinh doanh. Thứ hai, quy định “tổng chi phí lãi vay” “không vượt quá 20% của tổng lợi nhuận thuần…” không phù hợp với một số DN, chưa tính đến yếu tố có hay không có “giao dịch liên kết”. Vì nhìn chung, DN Việt Nam rất thiếu vốn nên phải đi vay, nếu “tổng chi phí lãi vay” trên 20%, thậm chí 50% mà là chi phí thật, hợp lý, hợp lệ thì cũng cần phải được chấp nhận” – Luật sư Đức nói.
Bà Nguyễn Thị Cúc – Chủ tịch Hội tư vấn thuế Việt Nam – cho rằng, việc sửa Nghị định là khả thi: “Chúng tôi cũng cố gắng nỗ lực để kiến nghị lên trên để vừa chống chuyển giá, vừa để các DN thuận lợi hơn trong hoạt động”. Còn TS. Lê Xuân Nghĩa – chuyên gia kinh tế – khẳng định, Nghị định 20/2017/NĐ-CP chỉ nên áp dụng cho DN xuyên biên giới, không nên phân biệt đối xử theo ngành nghề, quy mô, càng gây rắc rối.
“Đây là một bài học đắt giá với Bộ Tài chính, các cơ quan của Chính phủ, là bất cập rất lớn trong bối cảnh Việt Nam đang ngày càng hội nhập, minh bạch hơn. Cần có những nội dung sửa đổi căn cơ, căn bản” – TS Võ Trí Thành, nguyên Viện phó Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương nói.
Ông Nguyễn Trần Nam – Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam – cho hay, Hiệp hội sẽ tổng hợp các ý kiến để tiếp tục kiến nghị Chính phủ xem xét. “Kiến nghị đầu tiên là bỏ khoản 3 Điều 8 Nghị định 20/2017/NĐ-CP. Thứ hai là kiến nghị hoãn, lùi thời hạn thực hiện, hoặc kiến nghị quy định giao dịch liên kết là chỉ tính cho giao dịch xuyên biên giới” – ông Nam cho biết.
Bách Nguyễn
Theo baophapluat.vn
Vì sao đây là thời điểm nhà đầu tư "đi săn" bất động sản phía Tây Hà Nội?
Hơn 2 năm chuyển mình, một vùng kinh tế sầm uất, sôi động ngày càng hiện rõ nét ở phía Tây Hà Nội. Hàng loạt dự án, khu đô thị có quy mô, đầu tư đồng bộ đã đang tiếp tục được triển khai, hoàn thiện.
Theo giới chuyên môn, nguồn cung BĐS tại khu vực được dự báo tiếp tục tăng trưởng về số lượng và đa dạng về loại hình sản phẩm, đặc biệt ở loại hình liền kề, biệt thự.
Nguồn cung tiếp tục bùng nổ
Báo cáo mới nhất của Savills Việt Nam cho thấy: Từ năm 2017 đến nay, phía Tây vẫn luôn là một trong các khu vực dẫn đầu thị trường Hà Nội về nguồn cung phân khúc liền kề và biệt thự. Từ Quý IV/2017 và Quý I/2018, quận Hà Đông dẫn đầu với con số lần lượt trong hai quý chiếm 24,3% và 24% thị phần, theo sau là huyện Hoài Đức. Tỷ lệ hấp thụ liền kề, biệt thự trong quý đạt 25%, tăng 4,7 điểm % theo năm.
Còn theo CBRE, giá thứ cấp trong quý II/2018 của biệt thự cũng ghi nhận tăng 4% so với quý trước, đạt mức 3.644 USD/m2. Các dự án tăng giá chủ yếu đến từ phía Tây tại một số khu vực như Hà Đông, Nam Từ Liêm. Trong các quý sắp tới, thị trường sẽ sôi động với hàng loạt các dự án bao gồm cả mở bán lần đầu và giai đoạn sau của các dự án khu đô thị quy mô lớn.
Cũng theo đơn vị này, tại phân khúc chung cư, Hà Nội có tổng cộng 6.534 căn hộ chung cư được chào bán từ 19 dự án, chủ yếu ở khu vực phía Tây và phía Bắc Thành phố. Tính riêng khu vực phía Tây đã chiếm tới 53%.
Hàng loạt dự án mới đang mọc lên ở phía Tây
Theo chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam - Nguyễn Trần Nam, quy hoạch của Hà Nội thực chất là quy hoạch về hướng Tây, Tây Nam, lấy trục Thăng Long là chính, vì thế địa ốc phía Tây sẽ vẫn là nguồn cung chính trong các năm tới.
Đồng quan điểm, bà Đỗ Thị Thu Hằng - Phó Giám đốc bộ phận nghiên cứu của Savills nhận định, quỹ đất các quận nội thành như Ba Đình, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Tây Hồ... hầu như không còn, đặc biệt là đối với mảng biệt thự nhà liền kề và những dự án có quy mô lớn.
Trong khi đó, quỹ đất đang còn rất nhiều tại các quận vùng ven phía Tây như: huyện Hoài Đức, Quốc Oai, Thạch Thất... Mặt khác, người mua đang có xu hướng dịch chuyển ra ngoại ô để hưởng không khí trong lành, hạ tầng tiện ích mới hiện đại. Sự hiện hữu của khu Tây như hiện nay sẽ tiếp tục là điểm đến của nhiều nhà đầu tư BĐS lớn trong năm 2018.
Hạ tầng bứt phá, nhà đầu tư đến thời "săn" nhà đất phía Tây
Giai đoạn trầm lắng của thị trường BĐS, nhiều dự án tại khu vực phía Tây nằm "án binh bất động" một thời gian dài. Tuy nhiên, gần đây tín hiệu thị trường trở lại, nhiều đại gia địa ốc rục rịch khởi động lại các dự án khu vực này. Nhiều dự án mới được triển khai nhằm đón đầu nhu cầu ở thực và đầu tư thứ cấp tăng cao thời gian tới.
Những khu nhà phố Shophouse Geleximco Lê Trọng Tấn là một trong những nơi được nhiều nhà đầu tư quan tâm.
Thực tế cho thấy, sự chuyển mình của các dự án đang tạo cho khu vực phía Tây một diện mạo mới và mang tới cho các nhà đầu tư, người mua nhà nguồn cung phong phú với nhiều lựa chọn. Hơn nữa, sự phát triển rõ nét về cơ sở hạ tầng đồng bộ, quy mô, bài bản cũng là một điểm nhấn ấn tượng với các nhà đầu tư.
Theo ông Vũ Kim Giang, Tổng giám đốc Công ty CP BĐS Hải Phát, đơn vị có thâm niên phân phối BĐS phía Tây cho biết: "Thị trường chuyển mình, tính thanh khoản tăng, đồng nghĩa với sự cạnh tranh ở phía Tây Hà Nội sẽ gay gắt hơn. Các chủ đầu tư theo đó, phải chú trọng hơn đến dự án, không chỉ là chất lượng sản phẩm mà còn các giá trị sống và gia tăng lợi nhuận. Hơn hết, chính khách hàng mua nhà sẽ là người hưởng lợi".
"Dự án Nhà phố thương mại Geleximco Lê Trọng Tấn, Hải Phát Land đang phân phối là một ví dụ điển hình. Do nằm tại khu vực tập trung rất nhiều dự án có quy mô hiện đại nên Geleximco dùng chiêu hoàn thiện hạ tầng, đầu tư dịch vụ tiện ích và cảnh quan nội khu đồng bộ để kích thích nhà đầu tư", ông Giang phân tích.
Với sự cộng hưởng của hạ tầng như giai đoạn hiện nay, khi hàng loạt các tuyến đường đã được đầu tư, mở rộng cùng với các hạ tầng khác đang triển khai, BĐS phía Tây chắc chắn sẽ là điểm nóng đầu tư trong thời gian tới. Giới chuyên môn cho rằng đây là thời điểm nhiều nhà đầu tư "săn" bất động sản phía Tây bởi cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện, giá trị BĐS sẽ gia tăng trong thời gian tới.
Nhật Minh
Theo Trí thức trẻ
Xuất siêu 2,47 tỷ USD trong nửa cuối tháng 8, NHNN có thêm "dư địa" điều hành tỷ giá Trạng thái xuất siêu trong kỳ 2 tháng 8/2018 góp phần hỗ trợ hoạt động điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nhằm ổn định kinh tế vĩ mô trong bối cảnh hiện nay. Số liệu thống kê sơ bộ trong kỳ 2 tháng 8/2018 (từ ngày 16/8 - 31/8) của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng giá trị...