Doanh nghiệp lao đao về phí, tần suất xét nghiệm COVID-19
Phương pháp, thời hạn tính kết quả xét nghiệm COVID-19 đối với lái xe chở hàng đang được nhiều địa phương áp dụng không đồng nhất, thậm chí có nơi còn yêu cầu lái xe phải xét nghiệm tới 3 lần cho cùng một chuyến hàng lưu thông.
Điều này đã trở thành gánh nặng lớn cho doanh nghiệp và gây áp lực cho người được lấy mẫu test.
Lái xe được lấy mẫu test nhanh tại thành phố Móng Cái, Quảng Ninh. Ảnh: TTXVN phát
Mỗi tỉnh một yêu cầu xét nghiệm; lái xe phải test tới 3 lần
Anh Nguyễn Quang Hiếu (phố Hàng Bún, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) than thở: “Đoàn xe của anh di chuyển từ Hà Nội vào Thành phố Hồ Chí Minh, dù có giấy xét nghiệm PCR âm tính COVID-19 nhưng cứ đến tỉnh nào, cả đoàn cũng bị yêu cầu phải test. Thậm chí đêm hôm trước mọi người đã lấy mẫu có kết quả âm tính rồi, sáng hôm sau di chuyển sang địa bàn khác lại bị lôi ra xét nghiệm”.
Theo ông Trần Đức Nghĩa, Giám đốc Công ty TNHH Quốc tế Delta, vấn đề xét nghiệm lái xe đang được các địa phương áp dụng không đồng nhất về phương pháp cũng như công nhận mốc thời gian có kết quả xét nghiệm. “Chi phí test COVID-19 cho lái xe chở hàng đang là gánh nặng rất lớn cho doanh nghiệp. Với khoảng 200.000 đồng/lần xét nghiệm kháng nguyên hoặc xét nghiệm bằng phương pháp PCR mẫu gộp có giá trị trong 72 giờ, phí xét nghiệm cho một lái xe mất khoảng 2.000.000 đồng/tháng, lớn hơn mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên mức lương tối thiểu theo vùng”.
Với một đội xe khoảng 150 đầu xe như tại Công ty TNHH Quốc tế Delta, chi phí xét nghiệm lái xe hiện là 300 triệu đồng/tháng. Và ròng rã 18 tháng nay, Delta vẫn phải gánh chi phí phát sinh này.
Một doanh nghiệp ở tỉnh Trà Vinh hoạt động “ba tại chỗ” từ ngày 28/7 cũng mệt mỏi vì mỗi tuần, công ty phải dừng sản xuất nửa ngày để xét nghiệm COVID-19, doanh thu giảm 4 tỷ đồng/tháng. Trung bình mỗi tuần, doanh nghiệp này mất hơn 4 giờ để tập trung tất cả nhân viên từ các bộ phận cho việc lấy mẫu. Mỗi tháng tốn phí xét nghiệm là 240 triệu đồng. Chưa kể tổng chi phí phát sinh cho việc thực hiện ‘ba tại chỗ’ mỗi tháng cũng tăng gần 30% so với trước”.
Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp phản ánh, xe ngoại tỉnh đến Móng Cái giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu với Trung Quốc, lái xe phải xét nghiệm liên tục. “Đối với xe ngoại tỉnh đến Cửa khẩu quốc tế Móng Cái giao nhận hàng xuất nhập khẩu với Trung Quốc, lái xe phải xét nghiệm COVID-19 đến 3 lần, trong đó có 2 lần xét nghiệm PCR và một lần xét nghiệm nhanh kháng nguyên”, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) cho biết. Nhiều doanh nghiệp cho rằng: Các quy định của Quảng Ninh và Móng Cái về xét nghiệm PCR cho lái xe thực hiện không đúng chỉ đạo của Chính phủ và các quy định của Bộ Y tế, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT).
Theo đó lần thứ nhất, theo chỉ đạo tại Công văn số 5630/UBND-DL1 ngày 19/8 của UBND tỉnh Quảng Ninh, khi đi vào địa bàn tỉnh Quảng Ninh, lái xe phải xuất trình kết quả xét nghiệm bằng phương pháp PCR ở tỉnh khác có giá trị trong vòng 48 giờ tính từ giờ lấy mẫu.
Video đang HOT
Lần thứ hai, theo Công văn số 4227/UBND-VP ngày 6/9/2021 của UBND thành phố Móng Cái, lái xe phải xét nghiệm nhanh bằng phương pháp kháng nguyên trước khi được phép đi vào khu vực cửa khẩu Móng Cái.
Lần thứ ba, theo Công văn số 3577/UBND-BQLCK ngày 3/8/2021 của UBND thành phố Móng Cái, lái xe tiếp tục phải xét nghiệm bằng phương pháp PCR và phải chờ đến khi có kết quả mới được ra khỏi khu vực cửa khẩu.
“Việc yêu cầu lái xe phải xét nghiệm đến 3 lần cho cùng một chuyến hàng là quá nhiều, tạo gánh nặng cho doanh nghiệp và lái xe. Đặc biệt, yêu cầu xét nghiệm lần thứ 3 bằng phương pháp PCR trước khi lái xe được phép rời khu vực Cửa khẩu Móng Cái dù đã giao nhận xong hàng hóa nhưng vẫn phải chờ đến tối muộn hoặc hôm sau mới được rời đi, phát sinh chi phí rất lớn cũng như tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh. Doanh nghiệp đã khó khăn vì COVID-19, nay càng kiệt quệ khi buộc phải xuất nhập khẩu qua Cửa khẩu Móng Cái”, VLA nhấn mạnh.
Chủ tịch VLA Lê Duy Hiệp kiến nghị lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh không áp dụng xét nghiệm lần thứ 3 đối với lái xe theo Công văn số 3577/UBND-BQLCK của UBND thành phố Móng Cái. Quy định này gây ra rất nhiều phiền hà cho lái xe, doanh nghiệp vận tải vì phải lưu giữ hàng hóa, phương tiện và người lái tại khu vực cửa khẩu để chờ kết quả xét nghiệm rồi mới được rời đi. Điều này làm gia tăng rủi ro lây nhiễm dịch bệnh vì phải tụ tập đông người tại khu vực cửa khẩu. Nếu kết quả xét nghiệm âm tính COVID-19 của lái xe vẫn còn trong thời giạn 72 giờ, VLA kiến nghị không yêu cầu xét nghiệm lần thứ 2 theo Công văn số 4227/UBND-VP của UBND thành phố Móng Cái.
Theo các doanh nghiệp dịch vụ logistics, Chính phủ, Bộ Y tế, Bộ GTVT, Bộ Công thương cũng như các địa phương cần thống nhất chấp nhận việc lái xe chỉ cần xét nghiệm PCR một lần/tháng nếu tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19. Đối với lái xe chưa tiêm đủ, cần có kết quả test nhanh trong vòng 72 giờ để giảm thiểu chi phí, thời gian cho doanh nghiệp.
Tự xét nghiệm, doanh nghiệp sẽ tiết giảm lớn về chi phí
Công nhân làm việc tại Công ty TNHH New Wing Interconnect Technology (Khu Công nghiệp Vân Trung, Bắc Giang). Ảnh: Danh Lam/TTXVN.
Doanh nhân, nhà khoa học, ông Nguyễn Thanh Mỹ mong mỏi với cách tiếp cận mới của Chính phủ là “sớm bình thường mới” được các địa phương, Bộ, ngành hiểu đúng để mở thêm cánh cửa “sống” cho doanh nghiệp. Theo đó, cho phép doanh nghiệp có thể tự đề xuất, lựa chọn phương thức xét nghiệm virus Sars-CoV-2 hiệu quả nhất trong điều kiện của doanh nghiệp với sự giám sát của nhân viên y tế.
Để giải quyết vấn đề này, Nghị quyết số 105/NQ-CP của Chính phủ ban hành mới đây về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch COVID-19 có nội dung được nhiều người quan tâm, đó là yêu cầu Bộ Y tế ban hành văn bản hướng dẫn việc doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh mua sinh phẩm, thiết bị xét nghiệm, thực hiện việc tự xét nghiệm và công nhận kết quả xét nghiệm.
“Nếu quy định này được thực hiện, các doanh nghiệp sẽ tiết giảm được khoảng 70% chi phí xét nghiệm cho nhân viên. Với khoảng 800,000 lái xe đang tham gia vận chuyển hàng hóa và hàng triệu công nhân ở các vùng trọng điểm công nghiệp trên cả nước đang phải xét nghiệm với tần suất 3 – 5 ngày/lần thì chính sách này có ý nghĩa với doanh nghiệp không kém bất kỳ một gói hỗ trợ nào mà Chính phủ đã thực hiện cho đến nay”, ông Trần Đức Nghĩa cho biết.
Mô hình này không quá xa lạ bởi trong thực tế, Bắc Giang đã hướng dẫn cho công nhân tự xét nghiệm kháng nguyên và công nhận kết quả xét nghiệm để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh. Tương tự, Thành phố Hồ Chí Minh cũng đồng ý người dân tự xét nghiệm.
Nhiều ý kiến cho rằng: Trong bối cảnh đại dịch phức tạp, đặc biệt biến thể siêu lây nhiễm Delta, không cá nhân và tổ chức nào có động cơ che giấu trình trạng sức khỏe của mình và nhân viên của mình. Với những kinh nghiệm đã có, Bộ Y tế hoàn toàn đủ dữ liệu để triển khai thành công chính sách quan trọng của Chính phủ trên phạm vi toàn quốc, đúng thời hạn đã được quy định trong Nghị quyết 105/NQ-CP.
Quân đội chế tạo 5 xe labo xét nghiệm Covid-19
Sau 25 ngày thiết kế, chế tạo, cải hoán thành công, 5 xe labo xét nghiệm Covid-19 đã được Bộ Quốc phòng nghiệm thu, chuẩn bị đưa vào sử dụng ở vùng dịch.
Trao đổi với VnExpress chiều 20/9, trung tướng Trần Duy Giang, Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần cho biết, cùng với xe xét nghiệm cơ động của các bệnh viện quân y, Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga, 5 xe labo sẽ tham gia phục vụ công tác xét nghiệm Covid-19 cơ động ở các địa phương có dịch. "Sáng 22/9, hai xe sẽ lên đường vào TP HCM", tướng Giang cho hay.
Xe xét nghiệm phòng chống dịch do quân đội thiết kế, chế tạo, cải hoán. Ảnh: Hữu Lý
Viện Kỹ thuật cơ giới quân sự - Tổng cục Kỹ thuật (Bộ Quốc phòng) nhận nhiệm vụ thi công 5 labo xét nghiệm vào ngày 11/8, thời gian hoàn thành trong 30 ngày. Tuy nhiên, quá trình triển khai, do nhiệm vụ cấp bách, thời gian được rút ngắn thêm 5 ngày để kịp qua hội đồng nghiệm thu nhiều cấp, nhanh chóng đưa vào sử dụng.
Viện trưởng, đại tá Trần Hữu Lý cho biết, tất cả thiết bị nhập khẩu, cấu hình labo do Viện và Cục Quân y thống nhất. Các xét nghiệm đảm bảo an toàn sinh học cấp 2 và đủ điều kiện để xét nghiệm sinh học phân tử. Vì thời gian hạn chế, đơn vị được phép thực hiện hợp đồng theo hình thức vừa thiết kế vừa thi công (hợp đồng EPC: Engineering - Procurement - Construction).
Ba đầu mối cùng thực hiện nhiệm vụ là Phòng ôtô quân sự (phụ trách thiết kế); Trung tâm Ứng dụng khoa học công nghệ cơ giới (phối hợp cùng đối tác liên doanh để mua sắm thiết bị); và Xưởng chế thử (đảm nhiệm khâu gia công sản xuất). Với mỗi hạng mục thiết kế hoàn thành, Trung tâm ứng dụng khoa học công nghệ cơ giới và Xưởng chế thử sẽ phối hợp triển khai ngay.
"Trong điều kiện Covid-19 diễn biến phức tạp, chúng tôi phải làm việc ba tại chỗ. Lực lượng được chia thành các tổ và làm theo ca để xưởng hoạt động liên tục, không ngừng nghỉ, làm đến đâu nghiệm thu đến đấy", đại tá Lý chia sẻ.
Mỗi lần xét nghiệm trên một xe labo lưu động được 96 mẫu đơn; nếu mẫu gộp 10 sẽ được 960 mẫu. Mỗi lô xét nghiệm mất khoảng 3 giờ. "Năng suất này lớn và hiện đại nhất so với các xe labo xét nghiệm Covid-19 cơ động ở Việt Nam hiện nay".
Xe labo xét nghiệm có nhiều buồng khác nhau. Ảnh: Đức Tâm
Xe labo xét nghiệm có 4 khu vực, gồm: buồng để các thiết bị điện; buồng chiết tách và xử lý mẫu bệnh phẩm; buồng trung gian ở giữa; buồng xét nghiệm sinh học phân tử (Realtime RT - PCR) và đọc kết quả.
Các buồng chuyên dùng được lắp đặt thiết bị hiện đại như tủ an toàn sinh học cấp 2, tủ bảo quản, máy ly tâm, tủ lạnh âm, máy Realtime PCR... Buồng chiết tách là buồng áp lực âm đảm bảo virus từ mẫu không truyền ra môi trường. Giữa khoảng chiết tách và khoang đọc kết quả có khoá từ liên động, không cho phép mở hai cửa cùng lúc.
Mẫu sau chiết tách có thể đưa sang đọc kết quả qua cửa, khi làm nhiều thì nhân viên không ra ngoài mà đưa mẫu sang khoang đọc kết quả thông qua một đường máng được chiếu khử trùng liên tục. Xe được trang bị máy phát điện 10KW nên có thể hoạt động được ở cả những khu vực không có lưới điện.
"Theo đánh giá của Cục Quân y, xe còn hiện đại, rộng rãi, thuận tiện hơn xe nhập khẩu từ nước ngoài", đại tá Lý cho hay.
Thượng tá Đặng Nhật Tân, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng khoa học công nghệ cơ giới, cho hay labo xét nghiệm Covid-19 là một "ngôi nhà di động đặc biệt". Labo dài 7 m, rộng 2,5 m và được đặt trên xe cơ sở Mitsubishi Fuso. Vách của labo xét nghiệm được thiết kế dày 5cm, gồm 5 lớp vật liệu.
Độ dày của vỏ labo bảo đảm sự chắc chắn khi xe cơ động dài ngày, đồng thời có thể tích hợp các loại đường ống dẫn nước, dây điện, thiết bị lọc khí... mà không bị không khí môi trường xâm nhập.
Đặc biệt, labo này có máy tạo áp lực âm. Thân xe được thiết kế tích hợp thùng đựng nước sạch và nước thải bằng inox, máy phát điện, hệ thống nạp bình ác quy dự phòng và có chỗ lấy điện lưới cấp cho labo hoạt động.
Xe còn có 4 "chân voi" để đỡ toàn bộ labo, giảm tải cho lốp và giữ cân bằng. Nước thải trong quá trình sử dụng sẽ được lọc bằng các thiết bị hiện đại và có thể đưa ra ngoài qua hệ thống ống và van xả.
Anh Tân cho biết, đến kiểm tra sản phẩm, sau khi đo kiểm bằng các thiết bị chuyên dùng, các chuyên gia Bộ Y tế đã khẳng định, thông số của năm chiếc labo này đều đạt và vượt tiêu chuẩn khắt khe do WTO ban hành.
TPHCM: "Vùng đỏ", "vùng cam" test nhanh Covid-19 hai ngày một lần Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 TPHCM yêu cầu tiếp tục xét nghiệm Covid-19 tại địa bàn dân cư. Đối với từng vùng, TP sẽ có phương án xét nghiệm khác nhau. Hiện TP còn 500.000 hộ còn thuộc "vùng đỏ". Tại buổi họp báo cung cấp thông tin về tình hình dịch Covid-19 chiều 20/9, ông Nguyễn Hữu Hưng, Phó Giám đốc...