Doanh nghiệp kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng cần có vốn điều lệ 500 tỷ đồng
Đây là đề xuất của Bộ Tài chính tại đề nghị xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 86/2013/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài.
Ảnh minh họa
Bộ Tài chính cho biết, về điều kiện vốn điều lệ, Nghị định số 175/2016/NĐ-CP quy định điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng là doanh nghiệp có vốn điều lệ tối thiểu 200 tỷ đồng.
Thực tiễn quản lý cho thấy nhiều doanh nghiệp kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng (TCĐTCT) với quy mô vốn nhỏ, thường ít kinh nghiệm trong công tác quản trị công ty, không đủ năng lực để đáp ứng các yêu cầu về tổ chức kinh doanh, quản lý đối tượng chơi, quản lý đối tượng được phép ra, vào, quản lý tài chính và các nghĩa vụ khác của doanh nghiệp kinh doanh TCĐTCT theo quy định.
Do đó, cần nâng mức vốn điều lệ tối thiểu để đảm bảo doanh nghiệp có đủ năng lực tài chính để đầu tư xây dựng, tổ chức kinh doanh và vận hành hoạt động kinh doanh TCĐTCT thông suốt, bảo vệ người chơi.
Xuất phát từ thực tế nêu trên, Bộ Tài chính trình Chính phủ nâng điều kiện về vốn điều lệ từ 200 tỷ đồng lên 500 tỷ đồng.
Video đang HOT
Bộ Tài chính cho biết, theo quy định tại Nghị định 86/2013/NĐ-CP, doanh nghiệp phải bố trí điểm kinh doanh có hệ thống camera với thời gian lưu trữ tối thiểu là 15 ngày hoặc 30 ngày tùy từng vị trí theo dõi, giám sát.
Tuy nhiên, qua kiểm tra thực tế, Bộ Tài chính nhận thấy dữ liệu camera là yếu tố quan trọng để các cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật trong tổ chức kinh doanh và kiểm soát đối tượng chơi. Thời gian lưu trữ là 15 ngày và 30 ngày như hiện nay là ngắn, không đủ thông tin để phục vụ công tác kiểm tra.
Xuất phát từ thực tế nêu trên, Bộ Tài chính trình Chính phủ sửa đổi quy định về thời gian lưu trữ camera theo hướng: Quy định kéo dài thời gian lưu trữ camera lên 6 tháng để nâng cao khả năng quản lý hoạt động kinh doanh TCĐTCT; đồng thời tăng mức xử phạt lên tối đa (từ 180 triệu đồng đến 200 triệu đồng) đối với hành vi bố trí điểm kinh doanh không đúng quy định…
TQ
Theo phapluatxahoi.vn
Tổng cục Thuế: Coca-Cola Việt Nam đã nộp 471 tỷ đồng
Bên lề hội nghị ngành tài chính sáng 10/1, ông Đặng Ngọc Minh - Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế - cho biết Coca-Cola Việt Nam đã nộp số tiền thuế gốc hơn 471 tỷ đồng.
Số tiền 471 tỷ đồng nói trên nằm trong tổng số tiền thuế bị phạt và truy thu hơn 821 tỷ của Công ty TNHH nước giải khát Coca-Cola Việt Nam (Coca-Cola Việt Nam).
Cụ thể, ông Minh cho biết việc Coca-Cola Việt Nam bị phạt và truy thu hơn 821 tỷ tiền thuế là chính xác. Đây là số tiền phạt và truy thu từ nhiều loại sắc thuế khác nhau nên tổng số tiền cộng lại lớn như vậy, và đợt thanh tra kéo dài từ năm 2007 đến 2015.
Lãnh đạo Tổng cục Thuế cũng cho hay hiện tại doanh nghiệp này đã nộp 471 tỷ đồng tiền thuế gốc trong số bị phạt và truy thu nói trên. Trong đó, số thuế giá trị gia tăng bị truy thu là hơn 60 tỷ, thuế thu nhập doanh nghiệp hơn 359 tỷ, thuế nộp thay nhà thầu nước ngoài là gần 52 tỷ đồng.
Với số tiền chậm nộp, tiền phạt chậm nộp còn lại Coca-Cola Việt Nam đang tiếp tục thực hiện.
Tổng Cục Thuế cũng đã yêu cầu trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định là ngày cuối cùng cùng của tháng 12, Coca-Cola Việt Nam phải nộp số tiền phạt và truy thu nói trên vào ngân sách. Nếu đơn vị này thực hiện chậm sẽ phải tiếp tục nộp tiền chậm nộp.
Ông Minh cũng cho hay doanh nghiệp cũng có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện đối với quyết định này.
Coca-Cola Việt Nam là một trong những nhà sản xuất nước giải khát lớn nhất tại thị trường Việt Nam. Ảnh minh họa: Xuân Hải.
Trước đó, Công ty TNHH nước giải khát Coca-Cola Việt Nam (Coca-Cola Việt Nam) cũng cho biết đã nhận được quyết định xử phạt và truy thu thuế số tiền hơn 821 tỷ đồng.
Qua đợt thanh tra, Tổng cục Thuế đã điều chỉnh giảm số lỗ phát sinh trong thời gian thanh tra hơn 762 tỷ đồng của doanh nghiệp nói trên. Coca-Cola Việt Nam cũng đã xác định số lỗ của giai đoạn trước (từ 2002-2006) không được chuyển lỗ là hơn 202 tỷ.
Đại diện Coca-Cola Việt Nam cho biết "sẽ hoàn toàn tuân thủ quy định và pháp luật Việt Nam". Tuy nhiên, công ty này vẫn giữ nguyên quan điểm rằng doanh nghiệp đã hoạt động hoàn toàn tuân thủ theo pháp luật.
Ông Peeyush Sharma - Tổng giám đốc Coca-Cola Việt Nam - cho biết công ty sẽ tiếp tục làm việc cùng các cơ quan chính phủ cho vấn đề này, để phù hợp với cam kết vững chắc của công ty trong việc hoạt động kinh doanh tại Việt Nam với tinh thần trung thực và tuyệt đối tuân thủ pháp luật địa phương.
Trước đó, dù là một trong những "ông lớn" ngành nước giải khát tại thị trường Việt. Nhưng Coca-Cola Việt Nam mới chỉ đóng 20 triệu USD tiền thuế các loại trong năm 2014. Đây cũng là lần đầu tiên công ty nước giải khát này đóng thuế sau 20 năm kinh doanh ở thị trường Việt Nam.
Giải thích về việc này, đại diện Coca-Cola Việt Nam nói doanh nghiệp đã chịu thua lỗ trong thời gian dài, nên không thuộc đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên, dù báo lỗ lớn nhiều năm liền nhưng công ty này vẫn liên tục mở rộng sản xuất kinh doanh.
Theo News.zing.vn
VietinBank xử lý "bóng đen" nợ xấu Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) vừa tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2019, triển khai nhiệm vụ kinh doanh năm 2020. Theo báo cáo của Ngân hàng này, kết thúc năm, VietinBank đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công, năm qua, Nhà băng này cũng đối...