Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ tại sân bay lao đao, cổ phiếu giảm 50%
Dịch Covid-19 bùng phát, hãng bay huỷ chuyến, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ phi hàng không tại các sân bay lớn cũng lao đao.
Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) cho biết Công ty cổ phần Dịch vụ Hàng không Taseco (mã AST) vừa có thông báo phải tạm dừng hoạt động kinh doanh tại các sân bay, khách sạn trong giai đoạn dịch Covid-19. Taseco cho biết, tùy theo tình hình dịch bệnh và yêu cầu của các cơ quan chức năng, AST sẽ tiếp tục đóng hay mở cửa trở lại các cửa hàng trong hệ thống.
Cửa hàng Lucky Gift Shop do Taseco vận hành tại sân bay. (Ảnh: AST)
Taseco hiện đang vận hành 46 cửa hàng bách hóa lưu niệm và 15 điểm kinh doanh nhà hàng, thức ăn nhanh tại các sân bay, khách sạn lớn. Trong đó, dịch vụ tại các sân bay quốc tế là lĩnh vực kinh doanh truyền thống của Taseco, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu AST những năm gần đây.
Taseco hiện có các chuỗi cửa hàng kinh doanh tại sân bay Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Cam Ranh, Phú Quốc… Các lĩnh vực kinh doanh dịch vụ của Taseco tại sân bay quốc tế bao gồm hàng miễn thuế, bách hoá lưu niệm, suất ăn hàng không, ẩm thực, cà phê, giải khát, quảng cáo thương mại, dịch vụ du lịch, viễn thông…
Video đang HOT
AST gần đây tiếp tục mở rộng ngành nghề kinh doanh, tham gia vào lĩnh vực cung cấp suất ăn hàng không và quyết định đầu tư vào Công ty cổ phần Dịch vụ suất ăn hàng không Việt Nam (Vinacs) từ năm 2015.
Không chỉ ảnh hưởng hoạt động kinh doanh tại các sân bay, khách sạn, trên thị trường chứng khoán, mã AST cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Thống kê cho thấy, từ 30/1 – 2/4, cổ phiếu Taseco giảm 52%, từ 87.000 đồng/cổ phiếu xuống 41.500 đồng/cổ phiếu.
Việc mất 45.500 đồng mỗi cổ phiếu khiến Taseco bị thổi bay hơn 2000 tỷ đồng vốn hoá.
Báo cáo tài chính cho thấy 9 tháng đầu năm, Taseco ghi nhận 845 tỷ doanh thu, tăng 31%, lãi sau thuế hơn 210 tỷ đồng, tăng 38%. Ước tính cả năm 2019, AST đạt khoảng 1.137 tỷ đồng doanh thu và 265 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng hơn 30% so với 2018.
Taseco mới đây nhận nhiều ý kiến trái chiều khi bán khẩu trang y tế tại sân bay Nội Bài với giá 35.000 đồng, trong khi giá thị trường rẻ hơn hàng chục lần. Nhiều ý kiến cũng cho rằng doanh nghiệp lợi dụng lúc hành khách lo sợ dịch viêm phổi Vũ Hán để đẩy giá lên cao.
Đại diện công ty này sau đó khẳng định đã niêm yết giá bán 35.000 đồng/2 chiếc từ năm 2018 và không có chuyện lợi dụng mùa dịch để đẩy giá khẩu trang lên cao. Sau khi nhận nhiều phản ứng, công ty này đã gỡ mức giá niêm yết và tiến hành phát khẩu trang miễn phí cho hành khách tại 2 quầy hàng ở khu C nhà ga T1 Nội Bài.
Hoàng Hưng
"Anh cả" trong giới thầu xây dựng trúng thầu hơn 5.000 tỷ đồng trong quý I
Coteccons cho rằng, đây là kết quả đáng khích lệ trong bối cảnh thị trường gặp nhiều khó khăn.
Theo thông tin từ Coteccons (HoSE: CTD), tổng giá trị trúng thầu quý I/2020 của doanh nghiệp này đạt trên 5.000 tỷ đồng.
Trong đó, 2 dự án thi công quy mô lớn là Complex Building và Metropole Thủ Thiêm (giai đoạn 1).
Dự án Complex Building do Công ty cổ phần đầu tư Golden Hill làm chủ đầu tư có vị trí tại trung tâm quận 1, quy mô 8.320 m2 với kết cấu 2 tòa tháp đôi cao 48 tầng, 1.074 căn hộ hạ-ng sang.
Metropole Thủ Thiêm (giai đoạn 1) - khu phức hợp nhà ở - thương mại hạng sang được đầu tư bởi Công ty cổ phần Quốc Lộc Phát cùng đối tác phát triển dự án Sơn Kim Land. Coteccons làm tổng thầu thi công 3 tòa tháp 12 tầng với tổng số 486 căn (456 căn hộ ở, 30 lô văn phòng và thương mại dịch vụ).
Coteccons trúng thầu hơn 5.000 tỷ đồng trong quý I. Ảnh minh họa
Coteccons vốn được gọi là "anh cả" trong các nhà thầu xây dựng. Tuy nhiên, kết quả kinh doanh của Cotecons trong 2 năm trở lại đây suy giảm. Đặc biệt, năm 2019, doanh thu giảm gần 13% xuống 18.720 tỷ đồng sau chuỗi tăng liên tiếp tính từ 2007; lợi nhuận sau thuế 711 tỷ đồng, giảm 53% và là mức thấp nhất trong vòng 4 năm.
Đến cuối năm 2019, quy mô tài sản của Coteccons xấp xỉ 16.200 tỷ đồng, giảm 620 tỷ đồng so với đầu năm. Hơn nửa tài sản của doanh nghiệp xây dựng này là các khoản phải thu. Tuy nhiên, so với đầu năm, số dư phải thu cũng đã thu hẹp đáng kể, từ 9.053 tỷ đồng xuống 8.798 tỷ đồng.
Hơn nữa, Coteccons cũng đang chiếm dụng khá nhiều vốn từ các nhà cung cấp và đối tác khác. Số tiền phải trả người bán và nhận trước từ người mua xấp xỉ 5.400 tỷ đồng, tương đương gần 1/3 nguồn vốn của doanh nghiệp này.
Năm 2019 cũng là một năm khó khăn đối với cổ đông của Coteccons khi giá cổ phiếu CTD giảm hơn 64% trong năm 2019. Từ vùng 156.000 đồng/cổ phiếu hồi tháng 01/2019 xuống chỉ còn 56.000 đồng/cổ phiếu hồi cuối tháng 12/2019.
Vũ Đậu
Từ bài học khủng hoảng 2008, quản lý quỹ đã rút kinh nghiệm để lựa chọn danh mục "sống sót" qua đại dịch Thị trường chứng khoán đã có một năm hỗn loạn và khó khăn vẫn còn ở phía trước, nhưng đó cũng là thời điểm tốt cho những người chọn cổ phiếu. "Nếu bạn có thể giữ những cái đầu lạnh, bạn có thể đánh giá được đâu là cơ hội lớn để đem lại lợi nhuận to lớn". Tiêu điểm trong tuần này...