Doanh nghiệp không tin Mỹ, EU đạt được thỏa thuận cắt giảm thuế quy mô lớn
Doanh nghiệp không tin Mỹ, EU đạt được thỏa thuận cắt giảm thuế quy mô lớn
Gần 3/4 số doanh nghiệp đang hoạt động tại Đức và Mỹ tỏ ý nghi ngại về việc thỏa thuận tạm ngừng áp thuế quan đối với ô tô nhập khẩu mà Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đạt được trong tháng 7/2018 sẽ được tiếp nối bằng một thỏa thuận kéo dài về cắt giảm thuế quan quy mô lớn giữa đôi bên.
Ô tô mới tại một kho bãi ô tô ở gần cảng Richmond, California, Mỹ, ngày 24/5. Ảnh: AFP/TTXVN
Cụ thể, theo một cuộc khảo sát của Phòng Thương mại Mỹ ở Đức (AmCham), 71% số lãnh đạo các doanh nghiệp “ở cả hai bờ Đại Tây Dương” đang tỏ ý băn khoăn về việc liệu hai bên có đạt được một thỏa thuận cắt giảm thuế quan kéo dài hay không.
Hơn 40% số doanh nghiệp Đức đang hoạt động tại Mỹ cho rằng thị trường Mỹ đã trở nên kém quan trọng hơn đối với họ kể từ khi xung đột thương mại giữa Mỹ và châu Âu cùng với các nước khác leo thang. Trong khi đó, 20% số doanh nghiệp Mỹ đang hoạt động tại Đức cho rằng thị trường Đức đã kém quan trọng hơn đối với họ.
Video đang HOT
Cũng theo cuộc khảo sát trên, tình trạng xung đột thương mại cũng đang tác động tới các quyết định đầu tư của các lãnh đạo doanh nghiệp. Khoảng 18% số doanh nghiệp Đức và 6% số doanh nghiệp Mỹ thông báo đã ngừng các kế hoạch đầu tư của họ.
Trước đó, hồi tháng 7/2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhất trí với Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker về việc hoãn áp thuế quan đối với ô tô nhập khẩu từ châu Âu trong khi hai bên đàm phán về việc cắt giảm thuế quan đối với các mặt hàng khác.
Thỏa thuận tạm thời này đã giảm bớt rủi ro của một cuộc xung đột thương mại xuyên Đại Tây Dương toàn diện, mang lại sự hỗ trợ cho các nhà sản xuất ô tô Đức và nâng cao niềm tin của giới doanh nghiệp ở nền kinh tế lớn nhất châu Âu này trong tháng 8/2018.
Theo Nhà Trắng, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Mỹ Donald Trump, trong cuộc điện đàm ngày 27/8 (giờ địa phương), đã nhất trí về việc ủng hộ mạnh mẽ các cuộc thảo luận giữa Washington và Brussels nhằm dỡ bỏ các rào cản để tăng cường quan hệ thương mại giữa đôi bên.
Anh Quân (theo Reuters)
Theo baotintuc
Ngoại trưởng Anh tức tốc sang Mỹ ngăn Trump làm Iran "nổi giận"
Ngoại trưởng Anh Boris Johnson hôm nay (6.5) vội vàng lên đường tới Washington DC để nỗ lực thuyết phục Tổng thống Mỹ Donald Trump không từ bỏ thỏa thuận hạt nhân với Iran.
Ngoại trưởng Anh Boris Johnson
Theo Express, ông Johnson đã bay tới Washington DC và có cuộc hội đàm ngay với Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence trong bối cảnh hạn chót vào ngày 12.5 mà Tổng thống Mỹ Donald Trump yêu cầu các đồng minh châu Âu Anh, Pháp, Đức để sửa đổi những gì ông xem là "sai lầm" trong thỏa thuận hạt nhân giữa Iran và nhóm P5 1 ký năm 2015 ngày càng đến gần.
"Anh, Mỹ và các đối tác châu Âu của chúng tôi cũng thống nhất trong việc giải quyết kiểu hành vi của Iran khiến Trung Đông ít an toàn hơn", Ngoại trưởng Anh nói thêm. Trước chuyến đi, ông Johnson nhấn mạnh: "Với rất nhiều thách thức về chính sách đối ngoại của thế giới, Anh và Mỹ đang sát cánh bên nhau. Gần đây, chúng tôi đã thể hiện điều đó với phản ứng trong vụ đầu độc cựu điệp viên Nga ở Salisbury cũng như phản ứng mạnh mẽ của chúng tôi trước việc Tổng thống Assad sử dụng vũ khí hóa học ở Syria và nỗ lực phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên".
Trong lịch trình 2 ngày ở Washington của mình, ông Johnson cũng sẽ gặp cố vấn an ninh quốc gia của ông Trump, John Bolton. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Anh không có lịch gặp chính thức với Tổng thống Trump -người sẽ quyết định xem có tiếp tục duy trì thỏa thuận hạt nhân với Iran hay không vào ngày 12.5 tới.
Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đưa cho các đồng minh châu Âu Anh, Pháp, Đức hạn chót vào ngày 12.5 để sửa đổi những gì ông xem là "sai lầm" trong thỏa thuận hạt nhân giữa Iran và nhóm P5 1 ký năm 2015.
Theo đó, chuyến đi của ông Johnson được cho là sẽ có rất ít ảnh hưởng đến quyết định của ông Trump.
Trước Ngoại trưởng Anh, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng đã đến thăm Nhà Trắng với mong muốn thuyết phục ông Trump suy nghĩ lại về thỏa thuận hạt nhân với Iran.
Về phần mình, các quan chức Iran cáo buộc chính quyền Trump đang chơi bài "bắt nạt" họ trong thỏa thuận hạt nhân năm 2015 và mạnh mẽ đe dọa sẽ rút khỏi thỏa thuận nếu chính quyền Trump muốn sửa đổi các điều khoản đã ký.
Ngoài việc thảo luận các vấn đề liên quan đến Tehran, mục đích chuyến thăm Mỹ của ông Boris Johnson còn là thảo luận về vấn đề Triều Tiên và tình hình hiện tại ở Syria.
Theo Danviet
Bà Merkel tái đắc cử nhiệm kỳ 4 Bà Angela Merkel đã tuyên thệ nhậm chức với tư cách là thủ tướng Đức sau cuộc bỏ phiếu hôm 14-3 (giờ địa phương). Đài CNN cho biết trong cuộc bỏ phiếu kín, 364/709 thành viên Quốc hội Đức đã ủng hộ bà Merkel tiếp quản nhiệm kỳ 4, nhiều hơn 9 phiếu so với yêu cầu 50%. Tổng cộng 315 nghị sĩ...