Doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn sau cổ phần hóa
Cả ROE (lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu) và ROA (tỷ suất lợi nhuận trên tài sản)của doanh nghiệp đều tăng trưởng sau khi thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn.
ROA và ROE của doanh nghiệp trước và sau cổ phần hóa, thoái vốn. Nguồn: CTCK Yuanta
Công ty CP Chứng khoán Yuanta Việt Nam vừa công bố báo cáo đánh giá hiệu quả doanh nghiệp sau cổ phần hóa, thoái vốn. Báo cáo được thực hiện dựa trên dữ liệu thu thập 896 doanh nghiệp đã cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước (chiếm khoảng 60-70% tổng số doanh nghiệp đã cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước) từ 2005 – nay. Trong đó 480 doanh nghiệp nhà nước thoái vốn thu về hơn 185.000 tỷ đồng, cổ phần hóa 416 doanh nghiệp với giá trị hơn 181.000 tỷ đồng.
Theo quy định, các doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa 90 ngày phải thực hiện đăng ký giao dịch trên Upcom. Tuy nhiên, thống kê của Công ty chứng khoán Yuanta cho thấy, hiện mới chỉ 64,2% doanh nghiệp sau cổ phần hóa đã thực hiện nêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. Tỷ lệ thoái vốn thành công 100% so với kế hoạch cũng chỉ đạt 53,3%.
Công ty chứng khoán Yuanta đánh giá hoạt động thoái vốn, cổ phần hóa là động lực tăng trưởng của thị trường chứng khoán và là bước đệm tăng quy mô thị trường chứng khoán. Cụ thể, giai đoạn 2007-2008 và 2015-2016 hoạt động thoái vốn, cổ phần hóa được nhà nước đẩy mạnh, khoảng thời gian sau đó thanh khoản thị trường chứng khoán trung bình năm 2009 đạt 1.623 tỷ/phiên (tăng 226% so với 2008), năm 2018 đạt 5.259 tỷ VND/phiên (tăng 28% so với 2017).
Video đang HOT
“Đứng trước vấn đề sở hữu khối ngoại các cổ phiếu hiện tại trên sàn gần như đã kín room, cơ hội để dòng tiền từ nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ dần thu hẹp nếu không xuất hiện các cơ hội đầu tư mới hấp dẫn trên thị trường chứng khoán. Vấn đề thoái vốn, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước được đẩy mạnh sẽ giải được bài toán từ hai chiều về cả tăng quy mô cho thị trường lẫn tạo điều kiện để nguồn vốn ngoại đổ vào thị trường Việt Nam trong thời gian tới” – nhóm nghiên cứu của Công ty chứng khoán Yuanta nhận định.
Báo cáo cũng chỉ ra rằng, sau khi Nhà nước rút vốn khỏi các doanh nghiệp, dù dưới hình thức thoái vốn hay cổ phần hóa để nhà đầu tư ngoài tham gia doanh nghiệp, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cải thiện lên khá nhiều. ROE trung bình 3 năm sau thoái vốn là 15,4% trong khi trước khi thoái vốn là 12,4%. Tương tự ROA trung bình trước thoái vốn là 1,5% trong khi sau thoái vốn ở mức 1,6%.
Trong khi đó, tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, lợi nhuận sau thuế doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng giảm dần sau khi cổ phần hóa. Trước khi thoái vốn tăng trưởng tổng tài sản có xu hướng tăng sau đó chững lại, tới năm thứ 2 mới dần cải thiện. Theo nhóm nghiên cứu của Yuanta, khả năng doanh nghiệp sau thoái vốn mất khoảng 2 năm để tái cơ cấu lại tài sản doanh nghiệp, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế cũng thể hiện rõ hiệu quả thoái vốn doanh nghiệp sau 2 năm.
Công ty chứng khoán Yuanta dự báo năm 2020 hoạt động cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước sẽ diễn ra sôi nổi do Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu 93 doanh nghiệp phải cổ phần hóa trong năm 2020. Trong đó, hai thương vụ lớn được chờ đợi là Mobifone và Agribank. Trong khi đó hoạt động thoái vốn có thể sẽ không sôi động bằng do tình hình thị trường chứng khoán đang còn gặp nhiều rủi ro từ các yếu tố bên ngoài.
Nguyễn Hiền
Theo haiquanonline.com.vn
SBT dự kiến thu 1.200 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi
HĐQT của CTCP Thành Thành Công - Biên Hòa (SBT) đã chính thức thông qua việc triển khai phương án phát hành trái phiếu chuyển đổi (TPCĐ) theo phương thức phát hành riêng lẻ với tổng giá trị lên đến 1.200 tỷ đồng.
Theo đó, SBT dự kiến thực hiện phát hành 1.200 TPCĐ với mệnh giá mỗi TPCĐ 1 tỷ đồng, dự kiến thu về 1.200 tỷ đồng. Kỳ hạn tối thiểu của TPCĐ 3 năm, lãi suất dự kiến 3,5%/năm. Thời điểm phát hành cụ thể sẽ được thỏa thuận giữa SBT và NĐT, nhưng trong không quá 90 ngày kể từ ngày nhận được chấp thuận phát hành của UBCKNN.
Dự kiến, TPCĐ quyền chuyển đổi một phần hoặc toàn bộ thành CP phổ thông sau 1 năm kể từ thời điểm hoàn tất phát hành. Các vấn đề liên quan đến giá chuyển đổi, tỷ lệ chuyển đổi, thời điểm chuyển đổi và các vấn đề khác liên quan đến việc chuyển đổi TP sẽ do HĐQT quyết định.
Theo SBT, nguồn vốn huy động lần này sẽ được sử dụng để tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh, đầu tư vào các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, đặc biệt là các sản phẩm thuộc dòng organic, cũng như tiếp tục phát triển hệ thống sản xuất và phân phối bền vững.
Trên thực tế, nguồn vốn này cũng giúp công ty tái cấu trúc tài chính theo hướng lành mạnh hơn, tiếp tục giảm nợ ngắn hạn, chuyển dịch cơ cấu vốn theo hướng dài hạn và an toàn, đảm bảo nguồn lực tài chính ổn định, đáp ứng yêu cầu khắt khe của các NĐT chiến lược đã tham gia mua cổ phần của doanh nghiệp. Hiện nay, SBT đang từng bước hoàn chỉnh cơ cấu tổ chức thực hiện quản trị rủi ro dựa trên nền tảng "3 vòng bảo vệ" theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế trong lĩnh vực này.
Hải Hồ
Theo saigondautu.com.vn
Kienlongbank chào bán 176,4 triệu cổ phiếu của Sacombank Ngân hàng TMCP Kiên Long (Kienlongbank) đang tiếp tục phát đi thông tin chào bán đấu giá tài sản lần 2 với gần 176,4 triệu cổ phiếu STB của Ngân hàng Sacombank để thu hồi nợ. Theo thông cáo được phát đi của Kienlongbank, số lượng cổ phiếu chào bán là 176.373.887 (tương đương 176,4 triệu cổ phiếu) với giá khởi điểm là...